Truyện Ma "Quỷ Nhảy Xác" Chap 82

 Quỷ nhảy xác

Chap 82: câu chuyện của Thập Nhu
Tác giả: Hà Dương(Phú Dương)

Xem Lại Chap 81 : Tại Đây

Tất thảy nghe bà điên nói vậy liền sửng sốt. Bà cả Tâm mừng rỡ bước tới nắm lấy tay bà điên nhưng bị bị điên đẩy ra. Bà ấy nhíu mày: bà là ai? Tại sao lại nắm lấy tay tôi? Chúng ta quen nhau sao?

Bà cả Tâm biết bà ấy đã quên hết mọi chuyện gần đây nên hỏi: bà là Thị Nha đúng không?

Bà điên căng đôi mắt nhìn về phía bà cả Tâm rồi kêu lên: bà là ai? Sao lại hỏi về Thị Nha chứ? Bà quen em ấy ư?

Bà cả Tâm quay sang nhìn thầy Tây Tạng như thể muốn xác minh thông tin. Thầy Tây Tạng bước lại gần bà điên rồi hỏi: vậy xin cho tôi hỏi bà tên là gì? Người ở đâu?

Bà điên đáp: tôi tên là Thập Nhu. Đây là đâu vậy? Sao tôi lại ở đây?

Bà Tâm đáp: chuyện này khá dài, nhưng bà tỉnh táo lại là tốt rồi. Chúng tôi có thể biết những chuyện xảy ra trong quá khứ.

Thập Nhu nhíu mày: chuyện gì quá khứ chứ? Sao tôi lại bị ngâm trong bồn nước thế?

Thập Nhu đứng dậy treo ra ngoài, tuy nhiên sau khi nhìn thấy bóng mình in trên mặt nước thì bà lại hét lên đầy kinh sợ: cái...cái gì vậy? Sao khuôn mặt xấu xí của ai ở đây vậy?

Mọi người nhìn vào trong thùng nước, biết Thập Nhu đang bị hoảng sợ bởi dung mạo già nua kia. Bà ấy nhanh chóng trèo ra khỏi vại nước rồi cố gắng di chuyển tới soi mình vào gương đồng. Quả thực dung mạo đó khiến bà ấy sốc tới mức ngất lịm phải một lúc lâu sau mới tỉnh táo trở lại.


Thập Nhu mở mắt, nhìn những người xung quanh, bà lại bật khóc như một đứa trẻ. Bà cả Tâm phải vỗ về bà rồi khuyên bà bình tĩnh lại. Bà ôm lấy bà Tâm rồi thít thít: vậy chị là chị Khiên của em đúng không? Sao em nhỏ tuổi hơn chị mà giờ lại già hơn chị rồi, lại còn xấu xí tới như vậy.

- Tôi không phải là bà Khiên, thực sự tôi rất giống bà Khiên ấy hay sao chứ?

Thập Nhu liền đẩy bà cả Tâm ra nhìn một lượt rồi quay sang nhìn thấy Cậu Sơn liền hét toáng lên: cậu Cảnh...làm ơn tha cho chúng tôi...cậu Cảnh...xin cậu...xin cậu tha cho chúng tôi.

Cậu Đại cũng bước lại gần phía bà Thập Nhu, bà ấy lại càng sợ sệt, khuôn mặt tái cả đi, miệng lắp bắp: đừng...đừng lại đây...chị Khiên ơi...chạy đi...cậu Cảnh...sao lại có hai cậu Cảnh ở đây chứ?...chạy....chạy đi

Thập Nhu muốn vùng dậy bỏ chạy nhưng bị bà Tâm ngăn lại: Thập Nhu, bà bình tĩnh lại đi, ở đây không có cậu Cảnh nào hết, đây là cậu Sơn và cậu Đại, là con của tôi. Tôi là Tâm, cũng không phải là Thị Khiên.

Thập Nhu lặng im nhìn bà Tâm rồi lại nhìn hai cậu, đoạn bà gật gù: phải, chị Khiên nhỏ tuổi hơn cậu Cảnh. Chị Khiên nhỏ tuổi hơn cậu Cảnh.

Bà Tâm liền hỏi: bà biết ai tên là Nhị Nương chứ?

Thập Nhu nghe vậy liền gật đầu: Nhị Nương, chị ấy ở đâu? Tôi muốn gặp chị ấy.

- Nhị Nương đã rất già và mất rồi, tôi là con dâu của Nhị Nương đây. Bà biết Nhị Nương đúng không? Bà có thể kể cho tôi nghe chuyện của Nhị Nương khi còn trẻ được không? Cả chuyện về Thị Khiên, Thị Nha nữa, bà biết tất cả họ đúng không?

Thập Nhu ngơ ngác nhìn về phía bà Tâm, một lúc sau bà ấy định thần lại rồi đáp: Thị Khiên là chị, em là Thị Nha; còn Nhị Nương là con gái của thầy đồ Trương, được nhà bá hộ nhận làm con nuôi. Vợ của bá hộ là dì của Nhị Nương. Ngày còn nhỏ ba chị em Nhị Nương- Thị Khiên và Thị Nha kết nghĩa chị em dưới gốc cây bồ đề, có phật bà chứng giám, tôi là nhân chứng cho họ. Khi ấy tôi là con ở được ông chủ Hoàng mua về hầu hạ chị em của chị Khiên nhưng do tôi nhỏ tuổi nên cô chủ không coi là con ở mà coi như chị em trong nhà. Chị Khiên đẹp lắm, đẹp người đẹp cả nết nên nhiều người nhóm ngó muốn tới xin cưới về làm dâu. Cũng bởi chị ấy quá đẹp, quá giỏi nên hồng nhan bạc mệnh, bị cậu Cảnh lừa gả cho một kẻ tàn tật lại còn khùng điên. Cậu Cảnh vốn là con riêng của bà địa chủ, tuy nhiên cậu ấy từ nhỏ tàn tật, chẳng rời khỏi nhà. Thân hình cậu xấu xí, không thông minh, chậm hiểu nên nếu hỏi cưới đàng hoàng chẳng ai chịu, vậy nên em trai cậu là cậu Tôn mới sang nhà Thị Khiên, dùng tên cậu Cảnh để hỏi cưới Khiên làm vợ. Cha mẹ hai bên ưng ý, chọn ngày lành tháng tốt, đáng tiếc ngày lành ấy lại biến thành ngày bi thương của chị Khiên.

Nói đến đó nước mắt Thập Nhu đã tuôn lã chã. Bà Tâm phải ôm ghì chặt rồi vỗ về an ủi khá lâu sau bà Nhu mới bình tĩnh trở lại. Bà ấy đưa mu bàn tay quệt đi nước mắt trên khuôn mặt già nua, tiếp tục kể lại câu chuyện đầy bi thương.

Trên công đường huyện Gia Viễn bấy giờ, quan tri huyện mới nhập chức là Văn Khoa đã xử án lại vụ oan trá lừa dâu. Ông ta dõng dạc đọc " Về hôn nhân gia đình, luật Gia Long quy định:

Phàm ban đầu trai gái định chuyện lấy nhau phải không bị tàn tật, bệnh hoạn, già trẻ so le...Hai nhà cần nói rõ ra để hai bên thỏa mãn sự mong cầu. Nếu không bằng lòng thì định lại"

Nếu người xin cưới mà nhà gái mạo nhận thì chủ hôn bị phạt 80 trượng. Như nhà gái có đứa tàn tật khi coi mặt thì mạo trá chị em ra, khi cưới lại đưa con gái tật nguyền ra làm thành vợ chồng thì truy thu lễ vật trả lại cho nhà trai. Nhà trai mạo nhận thì tăng thêm một bậc, nghĩa là không phải chính người con trai ấy mà là người con trai có tật nguyền, nhưng khi coi mặt thì mạo trá anh hoặc em ra, như vậy là không đáp ứng nguyện vọng của hôn nhân, không trả lại lễ vật"

Quan tri huyện đọc thông báo điều luật xong liền yêu cầu lính áp giải hai người đàn ông lừa đảo hôn nhân, dùng roi đánh 80 trượng và nhà gái không cần phải trả lại toàn bộ sính lễ cưới hỏi.

Người dân hiếu kì đứng xem, chỉ trỏ về hình phạt tội lừa đảo hôn nhân giành cho gia đình địa chủ. Lúc con trai cả và con trai thứ nhà địa chủ được dùng cáng đưa ra, máu nhuộm đỏ cả bộ quần áo mặc trên người.

Một người lên tiếng:

- Sợ thật, người thường phạt 30 trượng cũng đủ chết rồi; cậu cả nhà địa chủ đã bệnh tật đầy mình còn bị phạt tới 80 trượng thì máu thịt bầy nhầy, thịt nát xương tan, chắc sau này chẳng đứng được dậy mà lấy vợ.

Một người phụ nữ liền đáp: cho chừa, cái tội lừa đảo con gái nhà người ta. Nếu là tôi, tôi cũng kiện cho tới bến. Đường hoàng con gái nhà lành lại xinh đẹp, giỏi giang, bị lừa lấy phải người tàn tật, xấu xí thế kia, ai mà chẳng tức.

Mới sáng nay, nhà địa chủ cưới vợ cho con, pháo đỏ bắn đầy đường, ai nấy đều chúc mừng đôi trai tài gái sắc. Chàng rể cưỡi ngựa đi đón dâu là con trai thứ của địa chủ vừa tròn hai mươi mốt. Nàng dâu là Khiên, một cô gái xinh đẹp, giỏi giang, mới tròn mười sáu tuổi.

Lễ rước dâu vừa tới cửa nhà trai không lâu, cô dâu đột nhiên chạy ra cửa tri hô kêu cứu. Người dân xung quanh thấy lạ bèn xúm lại xem. Họ thấy cô gái mặc đồ cưới màu đỏ, tay cầm cây trâm đang tự dí vào cổ của mình, máu bắt đầu chảy xuống. Ánh mắt cô gái kiên định: kẻ nào dám bước tới tôi chết cho các người xem. Nếu tôi có chết sẽ thành quỷ về báo thù lũ lừa đảo các người.

Tiếng xì xầm bắt đầu vang lên, cô gái lấy sức lùi về sau rồi tiếp tục chạy. Vừa hay có kiệu quan tri huyện đi đến. Cô gái chặn kiệu kêu oan.

Quan tri huyện dừng lại hỏi han sự tình thì biết được nhà địa chủ kia đã lừa gạt hôn nhân, cho người em thay thế anh trai đi hỏi vợ và đón dâu. Hôm nay thành hôn cô dâu phát hiện ra chú rể lại là người anh tật nguyền, khuôn mặt méo mó không ra hình người, tay chân còn què quặt nhìn vô cùng đáng sợ.

Quan huyện cho gọi hai nhà tới công đường xét xử, trước sức ép của quan huyện, nhà địa chủ nhận tội, người em đứng ra gánh vác tất cả tội lỗi thuộc về mình. Tuy nhiên quan huyện đã hạ lệnh hai anh em đều mắc tội trạng như nhau và cùng bị xử phạt 80 trượng.

Hôn thú của hai nhà lập tức bị xoá bỏ, nhà gái không cần phải trả lại lễ vật cưới hỏi cho nhà trai.

Sự việc qua đi, người con cả nhà địa chủ sau trận đòn ấy đã bệnh nặng rồi qua đời. Nhà địa chủ đám cưới trở thành đám tang, trong nhà ngoài ngõ kết khăn trắng. Cũng có lẽ vì vậy mà họ ghi thù tìm cơ hội báo thù gia đình Khiên.

Một tháng sau tai ương ập đến, thầy bu Khiên bị tố cáo là tay sai nhà Tây Sơn, ngay lập tức bị đưa ra xử trảm. Hai cô con gái bị bắt bán làm nô lệ, đày ra quan xa.

Lúc nghe được lệnh quan trên cho quân lính khám xét nhà, có người quen lén thông báo nên tất thảy mười mấy hai chục người trong gia đình ông Hoàng phải tháo chạy khỏi làng Phượng Lôi. Chúng tôi ban ngày trốn trong núi, ban đêm di chuyển không một ai hay biết.

Mất mấy ngày liền chạy trốn, chúng tôi tới nương tựa vào nhà một người quen nhưng rồi tai ương ập tới, nhà người quen cũng vì chứa chấp mà vong mạng cùng gia đình ông Hoàng.

Bà cả Tâm nghe câu chuyện, hai bàn tay siết chặt lại. Bà liền thốt lên: kẻ vu khống là ai? Tại sao họ lại làm như thế chứ?

Thập Nhu đáp: chuyện này tôi không biết là do ai làm nhưng kẻ có thể vào tận nhà bỏ chứng cớ giả hòng vu khống kia phải là kẻ thân thiết với gia đình. Hôm ấy may mắn cho ông Hoàng cùng toàn thể gia đình vắng nhà, quan binh ập tới chỉ lấy chứng cớ rồi tra hỏi hàng xóm láng giềng sau đó đem quân binh truy sát.

Khi ấy do quan binh đuổi bắt ráo riết quá, chúng tôi tách nhau ra thành hai đoàn bỏ chạy. Tôi bị bệnh nên chị Khiên chạy cùng tôi ở lại chăm sóc ai dè bị bắt đi. Mà người bắt chúng tôi đi không ai khác chính là cậu Cảnh.

Bà Nhu nói tới đó liền dừng lại: cậu Cảnh là lừa, cậu ấy vốn không phải cậu Cảnh, là em trai cậu Cảnh mới đúng. Tôi bị bệnh nên bọn chúng tưởng chết ném ở bìa rừng, chị ấy bị đưa đi. Chúng tôi cứ như vậy lạc nhau. Sau khi tôi tỉnh dậy thì cố hết sức tìm về làng Phượng Lôi nhưng sau đó bị đánh tới bất tỉnh nhân sự, chuyện sau đó thế nào tôi không còn nhớ nữa.

Thầy Tây Tạng nghe xong câu chuyện bèn thở dài: vậy còn thầy đồ Trương thì sao? Ông ấy đang ở đâu rồi? Chúng tôi muốn gặp ông ấy thì phải làm thế nào?

Thập Nhu bèn đáp: thầy đồ Trương tôi lại không biết gì về ông ấy cả.

Bà cả Tâm kể lại những mẩu chuyện vụn vặt về thầy đồ Trương cho Thập Nhu nghe, kể cả bài đồng dao lẫn chuyện Thập Nhu từng đem bánh chia cho thầy đồ Trương ở ngôi nhà cũ của họ Hoàng. Thập Nhu quả nhiên sau khi khôi phục lại trí nhớ lúc còn trẻ thì lại quên sạch những chuyện xảy ra sau đó.

Cuối cùng bọn họ chỉ biết được câu chuyện Thị Khiên bị lừa gả rồi gia đình họ Hoàng bị vu khống khiến cho họ chịu án oán, một gia đình bị chết sạch. Chuyện khiến bà Tâm đau đớn nhất chính là nguồn cơn mọi đau khổ, mất mát của bà Khiên kia lại bắt đầu thì ông Tôn- bố chồng của bà.

Xâu chuỗi mọi việc lại với nhau, không một ai biết thông tin chính xác của cậu Chính. Có thể cậu ấy là hậu bối của người em gái Thị Nha đã trốn thoát khi bị đem đi chôn sống minh hôn cho cậu Cảnh, hoặc có thể cậu Chính là người của thầy đồ Trương, hoặc cậu Chính rất có thể là đứa con của bà Khiên đã sinh ra sau khi bị thả trôi sông. Mọi khả năng đều có thể xảy ra, tới giờ phút này cậu Chính vẫn là một ẩn số.

Qua lời kể trên trúc thư của Nhị Nương, kết hợp lời kể của Thập Nhu cùng những chuyện mọi người tìm hiểu được từ trước kia, có thể tìm được thầy đồ Trương liền có thể tìm hiểu rõ hơn chuyện năm đó và rất có thể thân thế của cậu Chính liên quan thầy đồ Trương.

Ngoài ra, mọi người chú ý tới việc bà Tâm có ngoại hình giống với Thị Khiên, giả thiết có thể bà Tâm là hậu nhân của nhà họ Hoàng. Tuy nhiên thân thế của bà Tâm ra sao thì mọi người tới giờ phút này cũng chưa tìm được lời giải đáp.

Cả nhà còn đang trăn trở tìm câu hỏi thì bên ngoài có người đưa tin tới, đoàn dẫn dâu của nhà thầy lang Kha không may gặp cướp ở một quán ăn dọc đường. Hiện tại hai vợ chồng Tư- Đài bị tụi nó bắt đi đâu không rõ tung tích.

Xem Tiếp Chap 83 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn