Quỷ nhảy xác
chap 81: Dao thất sátTác giả: Hà Dương(Phú Dương)
Xem Lại Chap 79 và 80 : Tại Đây
Thầy Tây Tạng cầm cả hai món đồ kèm phiến đá kia theo lối nhỏ chui ra ngoài. Do không khí bên dưới quá ít khiến hô hấp của thầy khó khăn. Lên tới trên căn hầm, khuôn mặt thầy đã tái xanh như xác chết. Con dao trên tay thầy lại vô tình cứa vào lòng bàn tay khiến máu thấm ra ngoài.
Bà cả Tâm thấy vậy vội đỡ lấy con dao nhưng lạ thay con dao ấy nhìn rỉ sét nhưng lại sắc bén vô cùng. Vừa mới đụng tay vào nó khiến máu trên tay bà cả Tâm chảy không ngừng. Một cơn đau tê dại truyền tới khiến toàn thân bà cả Tâm bất lực. Bà cứ như vậy, mơ mơ màng màng mà lịm đi.
Gia đinh trong nhà thấy vậy lập tức đưa bà cả Tâm ra ngoài. Bấy giờ cậu Sơn tò mò cầm vào con dao cũng lập tức bị nó làm cho chảy máu rồi rơi vào tình trạng tương tự. Có duy nhất thầy Tây Tạng dù đã bị chảy máu do dao cứa nhưng lại không hề bị lịm đi như hai mẹ con bà cả Tâm.
Thầy Tây Tạng phải dùng máu của mình làm phép mới khiến cho bà Tâm và cậu Sơn tỉnh lại. Cả hai sau khi tỉnh lại nhưng cơ thể vẫn lạnh run như thể mới bị chôn dưới hầm băng vậy. Thằng Lạc phải lấy cái chăn bông lớn nhất cho bà Tâm lẫn cậu Sơn quấn quanh người, còn bê thêm chậu lửa tới xông giúp cơ thể ấm lên.
Thầy Tây Tạng cầm cả hai món đồ kèm phiến đá kia theo lối nhỏ chui ra ngoài. Do không khí bên dưới quá ít khiến hô hấp của thầy khó khăn. Lên tới trên căn hầm, khuôn mặt thầy đã tái xanh như xác chết. Con dao trên tay thầy lại vô tình cứa vào lòng bàn tay khiến máu thấm ra ngoài.
Bà cả Tâm thấy vậy vội đỡ lấy con dao nhưng lạ thay con dao ấy nhìn rỉ sét nhưng lại sắc bén vô cùng. Vừa mới đụng tay vào nó khiến máu trên tay bà cả Tâm chảy không ngừng. Một cơn đau tê dại truyền tới khiến toàn thân bà cả Tâm bất lực. Bà cứ như vậy, mơ mơ màng màng mà lịm đi.
Gia đinh trong nhà thấy vậy lập tức đưa bà cả Tâm ra ngoài. Bấy giờ cậu Sơn tò mò cầm vào con dao cũng lập tức bị nó làm cho chảy máu rồi rơi vào tình trạng tương tự. Có duy nhất thầy Tây Tạng dù đã bị chảy máu do dao cứa nhưng lại không hề bị lịm đi như hai mẹ con bà cả Tâm.
Thầy Tây Tạng phải dùng máu của mình làm phép mới khiến cho bà Tâm và cậu Sơn tỉnh lại. Cả hai sau khi tỉnh lại nhưng cơ thể vẫn lạnh run như thể mới bị chôn dưới hầm băng vậy. Thằng Lạc phải lấy cái chăn bông lớn nhất cho bà Tâm lẫn cậu Sơn quấn quanh người, còn bê thêm chậu lửa tới xông giúp cơ thể ấm lên.
Thầy Tây Tạng dặn con Mận ra vườn hái lá bưởi cùng bồ kết nấu nước cho hai người xông mới mong mau chóng đẩy hàn khí khỏi cơ thể, đồng thời phải ăn cháo gạo nếp để bồi bổ dương khí.
Nhìn hai mẹ con bà Tâm ra nông nỗi ấy, tất thảy đều sợ hãi chẳng dám lại gần con dao lẫn cuốn trúc thư kia. Dường như ai cũng lo lắng không may chạm trúng nó sẽ rơi vào tình trạng như của họ.
Sau khi xông nước lá thì hai mẹ con bà Tâm đã dần dần bình phục lại. Bà Tâm đưa bàn tay ban nãy chạm trúng con dao rỉ sắt kia không khỏi ngao ngán: trời ơi, sao con dao ấy lại kinh khủng như vậy chứ, nhìn nó rỉ sét nhưng không phải vậy, bị nó cắt trúng còn khiến cơ thể lạnh cóng, không có sức để mà thở nữa.
Thầy Tây Tạng đáp: đó là do nó nằm bên hàn khí, nếu tôi đoán không nhầm nó nằm phía dưới cái bếp nhà bà địa chủ đấy.
Quả nhiên phán đoán của thầy Tây Tạng là đúng, sau khi xác định phương hướng và đếm số bước chân thì nơi chứa bảo vật hàn khí kia nằm dưới bếp nấu nhà bà địa chủ. Người lập trận pháp này đang lợi dụng thuỷ hoả tương khắc để duy trì. Nếu như bếp kia không nổi lửa, ao kia cạn nước thì khi ấy trận pháp này sẽ tự bị hoá giải. Tuy nhiên phong thuỷ ngôi nhà này đang rất hài hoà, không ai lại đi chuyển bếp hay lấp cái ao đó đi làm gì cả. Bởi vậy bao năm qua trận tâm mạch bồi dương vẫn tồn tại bảo vệ cho gia chủ.
Bà Tâm muốn nhờ thầy Tây Tạng kiểm tra trúc thư viết những gì. Thầy Tây Tạng bèn nói đợi tới sáng thầy mới đọc được, khi ấy dương khí của mặt trời sẽ xua đi hàn khí của trúc thư, tránh làm ảnh hưởng tới mọi người.
Sáng hôm sau, thầy Tây Tạng mở trúc thư ra, trên ấy được khắc kín chữ phạn cổ. Tuy chữ khắc có mờ nhưng vẫn đọc được không quá khó khăn. Tất thảy mọi người nín thở nghe theo lời thầy Tây Tạng đọc:
"Cuốn sách này do ta viết, phải người có duyên mới có thể đọc được những dòng chữ này. Ta là Nhị Nương, là con gái ruột của thầy đồ Trương, được nhà bá hộ nhận làm con nuôi từ nhỏ.
Năm Cảnh Thịnh thứ 1, cha ta cùng 5 người khác kết nghĩa anh em, trong đó cha ta thân nhất với chú Hoàng. Nhà chú lại có hai con gái là Thị Khiên và Thị Nha đều là chị em tốt nhất của ta, còn cùng ta cắt máu ăn thề làm chị em có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu.
Sau đó biến cố xảy đến với nhà họ, Thị Khiên bị lừa tới đây làm vợ cậu Cảnh Văn Bách, tức anh chồng cùng mẹ khác cha của chồng ta. Khi ấy nàng quá uất ức đã báo quan tri huyện chính là Văn Khoa mới về nhậm chức và được xử bãi bỏ hôn ước; bên nhà chồng ta bị phạt roi do lừa hôn. Anh chồng ta sau lần đó do bị phạt gậy mà qua đời.
Khi đó gia đình bá hộ nuôi ta lại chuyển về kinh đô nên ta hoàn toàn không hay tin của họ. Sau này ta chỉ biết gia đình họ đã bị kẻ gian vu khống làm tay sai nhà Tây Sơn nên bị xử chém. Thậm chí cha mẹ đẻ của ta cùng đứa em gái ruột cũng bị vùi xác trong trận chém giết phóng hoả năm ấy. Kẻ xuống tay với chú Hoàng chính là những kẻ từng cắt máu ăn thề năm xưa.
Sau này, số phận lại run rủi cho ta về làm dâu nhà địa chủ Tôn. Lúc ta phát hiện ra bí mật của chồng, ép hắn nói ra căn hầm tội ác đã được chồng ta dùng để tra tấn Thị Khiên, trong lòng ta đã nổi lên ác niệm báo thù. Mặc dù ta đã là vợ của hắn, đã sinh cho hắn một đứa con trai nhưng thù hận trong lòng ta không khi nào nguôi ngoai khi ngày ngày phải ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với kẻ đã xuống tay với người thân cùng chị em tốt của ta.
Có điều lão Tôn này tới chết cũng không khai thêm nhiều chuyện về họ Hoàng. Ta chỉ biết được tới đó. Hắn nhận việc bắt Thị Khiên tra tấn, thậm chí bắt nàng phục vụ tình dục cho đám ô hợp bẩn thỉu kia, sau lại đổ cho nàng thân phận nô lệ lại đòi mò lên giường quan khách tới mang bầu rồi bị đem xử cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông theo hương ước của làng.
Quá căm hận tội ác của hắn, Ta đã dùng bùa chú nhốt linh hồn của Cảnh Văn Bách lại để đêm đêm tra tấn cho hả cơn giận. Còn lão Tôn, hắn trước đây không những hại chết Thị Khiên, còn từng bức em gái Thị Nha chôn sống cùng Cảnh Văn Bách hòng làm lễ minh hôn, ta cũng không để hắn sống sung sướng. Một tay ta tiễn hắn về âm tào rồi dùng bùa chú ếm hồn vía hắn tiêu tan chẳng thể siêu sinh. Đứa em gái ấy nghe nói đã trốn thoát ra ngoài, lưu lạc đi đâu tới tận giờ ta chưa tìm được. Ta cũng xác thực em ấy không bị chôn chung với Cảnh Văn Bách, hiện tại còn sống.
Sau đó, ta đã lập trận tâm mạch bồi dương này, khi ta chết đi, nửa dòng máu chảy trong các con cháu của ta nếu nó mang tà tâm, lạm sát người vô tội thì chết không hối tiếc. Bản thân ta cũng mang theo tà tâm khi luyện tà thuật và lập trận pháp giết người này, ta sẽ phải trả giá cho những tội lỗi mình gây ra nhưng nhất định ta cũng không cho phép con cháu mình sống ác tâm ác đức làm hại người khác. Kẻ nào dám mang theo tà tâm, làm hại người khác ắt phải chịu tội. Ngược lại, nếu người nào sống tâm đức ắt được trận pháp bảo vệ, sống cả đời không lo nghĩ bởi tai ương đến sẽ tan, long mạch phù sẽ hưởng phú quý trọn đời ấm no.
Cuối cùng, ta còn một trăn trở trong lòng bởi con dâu cả của ta, nàng rất giống với Thị Khiên năm nào. Khi mới gặp ta không biết nàng có phải là con gái của Thị Khiên hay không bởi theo lời kể của lão Tôn khi bị thả trôi sông Thị Khiên đang mang bầu. Ta hi vọng nàng là con gái của Thị Khiên nên đã cưới nàng về cho con trai của ta để cả đời yêu thương, bao bọc cho nàng. Tuy nhiên sau này ta tìm hiểu được nàng đích thị là do mẹ cha nàng sinh ra bởi tuổi nàng còn nhỏ, không thể do Thị Khiên lúc đó mang bầu sinh ra được. Thế nhưng do nàng có ngoại hình khá giống với Thị Khiên, chắc chắn có mối quan hệ với họ Hoàng. Có lần ta lại mơ rằng nàng do Thị Khiên đầu thai làm người, nàng có mối quan hệ mật thiết với Thị Khiên, vậy nên ta giữ nàng bên cạnh, hết mực che chở nàng. Dù nàng là có là ai, chỉ cần nàng có một phần giống chị em tốt của ta, ta liền dốc lòng dốc sức đối đãi với nàng như con ruột. Đó là lí do, nàng được ta thiên vị tất thảy mọi việc trong nhà kể cả việc nàng có sinh được con nối dõi cho cậu Tô hay không đều không quan trọng.
Nếu người có duyên khi đọc xong lời tâm sự này, làm ơn giúp ta hoàn thành tâm nguyện, bảo vệ nàng khỏi trận pháp tâm mạch bồi dương bằng cách dùng máu của nàng nhỏ lên tấm bia đá này. Ngoài ra, ta tặng người đoản dao thất sát, nó có tác dụng trừ yêu, tuy nhiên hàn tính nó khá nặng, đừng để đụng trúng người khác kẻo hàn tính xâm nhập dễ bị hồn lìa khỏi xác. Nhận pháp bảo của ta xong giúp ta điều tra thân thế nàng và cha mẹ nàng. Ta dự đoán được tương lai nàng gặp nhiều tai kiếp nhưng ta phải đi trả nghiệp, lực bất tòng tâm, không bảo vệ được nàng một đời bình an. Kẻ nhắm tới nàng có thể cùng nàng có mối quan hệ đặc biệt đều liên quan tới họ Hoàng nhưng hai bên không biết về nhau. Mong ngươi giúp ta hoàn thành tâm nguyện, hoá giải nghiệp chướng này, bảo vệ họ Hoàng. Ta bất tài, chỉ biết được nhiêu đó, quẻ bấm cũng không nhiều hơn. Dao thất sát là báu vật hiếm có, đánh đổi lấy một nguyện vọng, chắc chắn người sẽ không làm ta thất vọng.
Ngươi không cần nghi ngờ những lời ta nói, ta biết ngươi là người không có tà tâm bởi nếu có tà tâm sẽ lập tức bị pháp bảo hàn khí làm cho hồn vía tiêu tan ngay dưới căn hầm, chẳng có thời gian đọc tới trúc thư này nữa."
Bà cả Tâm nghe xong câu chuyện của mẹ chồng, đôi mắt rưng rưng tự khi nào. Bà tới giờ vẫn chưa dám tin người mẹ chồng này lại giữ bí mật to lớn ấy. Hoá ra chính bà đã xuống tay với chồng, còn lập trận pháp tâm mạch bồi dương hòng nghiêm trị đời con cháu về sau. Chỉ cần con cháu bà làm điều ác nhất định sẽ chịu phạt thích đáng. Bà cũng hiểu lý do tại sao mẹ chồng lại ưu ái mình tới vậy. Bình thường ai đi làm dâu cũng sợ mẹ chồng, có riêng mình bà được mẹ chồng chiều hết mực.
Cậu Sơn mơ mơ màng màng hỏi: nếu theo như trúc thư của bà nội thì họ Hoàng và chúng ta có thâm thù đại hận ư? Vậy chẳng phải mẹ cả nếu là người họ Hoàng thì chính là kẻ thù hay sao?
Thầy Tây Tạng nhíu mày khi nghe cậu Sơn nói chuyện. Đôi mắt cậu ấy bấy giờ đang bao phủ một lớp sương mù dày đặc khiến thầy thấy bất an. Thầy sợ cậu Sơn bị tâm ma chi phối rồi xảy ra đại nạn bèn lên tiếng trấn áp: sao cậu lại nói mẹ mình như vậy chứ? Chuyện của tiền nhân không còn liên quan hậu bối. Dù bà Tâm đây có thân thế ra làm sao thì cũng là trưởng bối trong nhà, cậu phải gọi một tiếng mẹ.
Cậu Sơn nghe vậy lập tức lặng im không dám lên tiếng. Bà điên ở ngoài chạy vào trong hét toáng lên, vô tình đụng trúng con dao thất sát đặt trên bàn. Máu nhanh chóng từ bàn tay bà thấm loang lên con dao thất sát. Lạ thay máu kia lại làm con dao sáng bóng trở lại, không còn rỉ sét như ban đầu. Sự biến đổi của con dao khiến thầy Tây Tạng phải thất kinh. Bà điên đứng sững người lại, hai con mắt trợn cả lên, khuôn mặt méo mó càng lúc càng tím lại, không giống biểu hiện bà cả Tâm cầm trúng con dao ban nãy.
Thầy Tây Tạng liền tiến lại, kéo bà điên tránh xa khỏi con dao nhưng cơ thể bà điên bấy giờ đã lạnh cóng như băng. Thầy Tây Tạng liền bắt quyết ấn chú lên đầu bà điên đọc lệnh rồi sai người mang nước nóng tới giữ nhiệt độ cho bà điên. Cả cơ thể bà điên đứng sững như trời chồng, nước ấm tạt vào người khiến bà điên bị hoảng. Bà la hét chạy khắp phòng, thấy cái gì gần tầm tay là bắt lấy cho lên miệng cắn. Sau một lúc, bà điên bình tĩnh trở lại rồi mới lịm đi.
Thầy Tây Tạng sai người cho bà điên ngâm nước lá thơm ấm già. Sau khi cơ thể bà điên bớt lạnh, mắt bà từ từ mở ra, ánh mắt sáng như sao, không còn ngây ngô điên dại như trước. Bà nhìn khắp căn phòng, quay sang phía bà Tâm rồi nhíu mày hỏi: đây là đâu? Tại sao tôi lại ở đây?
Nhìn hai mẹ con bà Tâm ra nông nỗi ấy, tất thảy đều sợ hãi chẳng dám lại gần con dao lẫn cuốn trúc thư kia. Dường như ai cũng lo lắng không may chạm trúng nó sẽ rơi vào tình trạng như của họ.
Sau khi xông nước lá thì hai mẹ con bà Tâm đã dần dần bình phục lại. Bà Tâm đưa bàn tay ban nãy chạm trúng con dao rỉ sắt kia không khỏi ngao ngán: trời ơi, sao con dao ấy lại kinh khủng như vậy chứ, nhìn nó rỉ sét nhưng không phải vậy, bị nó cắt trúng còn khiến cơ thể lạnh cóng, không có sức để mà thở nữa.
Thầy Tây Tạng đáp: đó là do nó nằm bên hàn khí, nếu tôi đoán không nhầm nó nằm phía dưới cái bếp nhà bà địa chủ đấy.
Quả nhiên phán đoán của thầy Tây Tạng là đúng, sau khi xác định phương hướng và đếm số bước chân thì nơi chứa bảo vật hàn khí kia nằm dưới bếp nấu nhà bà địa chủ. Người lập trận pháp này đang lợi dụng thuỷ hoả tương khắc để duy trì. Nếu như bếp kia không nổi lửa, ao kia cạn nước thì khi ấy trận pháp này sẽ tự bị hoá giải. Tuy nhiên phong thuỷ ngôi nhà này đang rất hài hoà, không ai lại đi chuyển bếp hay lấp cái ao đó đi làm gì cả. Bởi vậy bao năm qua trận tâm mạch bồi dương vẫn tồn tại bảo vệ cho gia chủ.
Bà Tâm muốn nhờ thầy Tây Tạng kiểm tra trúc thư viết những gì. Thầy Tây Tạng bèn nói đợi tới sáng thầy mới đọc được, khi ấy dương khí của mặt trời sẽ xua đi hàn khí của trúc thư, tránh làm ảnh hưởng tới mọi người.
Sáng hôm sau, thầy Tây Tạng mở trúc thư ra, trên ấy được khắc kín chữ phạn cổ. Tuy chữ khắc có mờ nhưng vẫn đọc được không quá khó khăn. Tất thảy mọi người nín thở nghe theo lời thầy Tây Tạng đọc:
"Cuốn sách này do ta viết, phải người có duyên mới có thể đọc được những dòng chữ này. Ta là Nhị Nương, là con gái ruột của thầy đồ Trương, được nhà bá hộ nhận làm con nuôi từ nhỏ.
Năm Cảnh Thịnh thứ 1, cha ta cùng 5 người khác kết nghĩa anh em, trong đó cha ta thân nhất với chú Hoàng. Nhà chú lại có hai con gái là Thị Khiên và Thị Nha đều là chị em tốt nhất của ta, còn cùng ta cắt máu ăn thề làm chị em có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu.
Sau đó biến cố xảy đến với nhà họ, Thị Khiên bị lừa tới đây làm vợ cậu Cảnh Văn Bách, tức anh chồng cùng mẹ khác cha của chồng ta. Khi ấy nàng quá uất ức đã báo quan tri huyện chính là Văn Khoa mới về nhậm chức và được xử bãi bỏ hôn ước; bên nhà chồng ta bị phạt roi do lừa hôn. Anh chồng ta sau lần đó do bị phạt gậy mà qua đời.
Khi đó gia đình bá hộ nuôi ta lại chuyển về kinh đô nên ta hoàn toàn không hay tin của họ. Sau này ta chỉ biết gia đình họ đã bị kẻ gian vu khống làm tay sai nhà Tây Sơn nên bị xử chém. Thậm chí cha mẹ đẻ của ta cùng đứa em gái ruột cũng bị vùi xác trong trận chém giết phóng hoả năm ấy. Kẻ xuống tay với chú Hoàng chính là những kẻ từng cắt máu ăn thề năm xưa.
Sau này, số phận lại run rủi cho ta về làm dâu nhà địa chủ Tôn. Lúc ta phát hiện ra bí mật của chồng, ép hắn nói ra căn hầm tội ác đã được chồng ta dùng để tra tấn Thị Khiên, trong lòng ta đã nổi lên ác niệm báo thù. Mặc dù ta đã là vợ của hắn, đã sinh cho hắn một đứa con trai nhưng thù hận trong lòng ta không khi nào nguôi ngoai khi ngày ngày phải ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với kẻ đã xuống tay với người thân cùng chị em tốt của ta.
Có điều lão Tôn này tới chết cũng không khai thêm nhiều chuyện về họ Hoàng. Ta chỉ biết được tới đó. Hắn nhận việc bắt Thị Khiên tra tấn, thậm chí bắt nàng phục vụ tình dục cho đám ô hợp bẩn thỉu kia, sau lại đổ cho nàng thân phận nô lệ lại đòi mò lên giường quan khách tới mang bầu rồi bị đem xử cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông theo hương ước của làng.
Quá căm hận tội ác của hắn, Ta đã dùng bùa chú nhốt linh hồn của Cảnh Văn Bách lại để đêm đêm tra tấn cho hả cơn giận. Còn lão Tôn, hắn trước đây không những hại chết Thị Khiên, còn từng bức em gái Thị Nha chôn sống cùng Cảnh Văn Bách hòng làm lễ minh hôn, ta cũng không để hắn sống sung sướng. Một tay ta tiễn hắn về âm tào rồi dùng bùa chú ếm hồn vía hắn tiêu tan chẳng thể siêu sinh. Đứa em gái ấy nghe nói đã trốn thoát ra ngoài, lưu lạc đi đâu tới tận giờ ta chưa tìm được. Ta cũng xác thực em ấy không bị chôn chung với Cảnh Văn Bách, hiện tại còn sống.
Sau đó, ta đã lập trận tâm mạch bồi dương này, khi ta chết đi, nửa dòng máu chảy trong các con cháu của ta nếu nó mang tà tâm, lạm sát người vô tội thì chết không hối tiếc. Bản thân ta cũng mang theo tà tâm khi luyện tà thuật và lập trận pháp giết người này, ta sẽ phải trả giá cho những tội lỗi mình gây ra nhưng nhất định ta cũng không cho phép con cháu mình sống ác tâm ác đức làm hại người khác. Kẻ nào dám mang theo tà tâm, làm hại người khác ắt phải chịu tội. Ngược lại, nếu người nào sống tâm đức ắt được trận pháp bảo vệ, sống cả đời không lo nghĩ bởi tai ương đến sẽ tan, long mạch phù sẽ hưởng phú quý trọn đời ấm no.
Cuối cùng, ta còn một trăn trở trong lòng bởi con dâu cả của ta, nàng rất giống với Thị Khiên năm nào. Khi mới gặp ta không biết nàng có phải là con gái của Thị Khiên hay không bởi theo lời kể của lão Tôn khi bị thả trôi sông Thị Khiên đang mang bầu. Ta hi vọng nàng là con gái của Thị Khiên nên đã cưới nàng về cho con trai của ta để cả đời yêu thương, bao bọc cho nàng. Tuy nhiên sau này ta tìm hiểu được nàng đích thị là do mẹ cha nàng sinh ra bởi tuổi nàng còn nhỏ, không thể do Thị Khiên lúc đó mang bầu sinh ra được. Thế nhưng do nàng có ngoại hình khá giống với Thị Khiên, chắc chắn có mối quan hệ với họ Hoàng. Có lần ta lại mơ rằng nàng do Thị Khiên đầu thai làm người, nàng có mối quan hệ mật thiết với Thị Khiên, vậy nên ta giữ nàng bên cạnh, hết mực che chở nàng. Dù nàng là có là ai, chỉ cần nàng có một phần giống chị em tốt của ta, ta liền dốc lòng dốc sức đối đãi với nàng như con ruột. Đó là lí do, nàng được ta thiên vị tất thảy mọi việc trong nhà kể cả việc nàng có sinh được con nối dõi cho cậu Tô hay không đều không quan trọng.
Nếu người có duyên khi đọc xong lời tâm sự này, làm ơn giúp ta hoàn thành tâm nguyện, bảo vệ nàng khỏi trận pháp tâm mạch bồi dương bằng cách dùng máu của nàng nhỏ lên tấm bia đá này. Ngoài ra, ta tặng người đoản dao thất sát, nó có tác dụng trừ yêu, tuy nhiên hàn tính nó khá nặng, đừng để đụng trúng người khác kẻo hàn tính xâm nhập dễ bị hồn lìa khỏi xác. Nhận pháp bảo của ta xong giúp ta điều tra thân thế nàng và cha mẹ nàng. Ta dự đoán được tương lai nàng gặp nhiều tai kiếp nhưng ta phải đi trả nghiệp, lực bất tòng tâm, không bảo vệ được nàng một đời bình an. Kẻ nhắm tới nàng có thể cùng nàng có mối quan hệ đặc biệt đều liên quan tới họ Hoàng nhưng hai bên không biết về nhau. Mong ngươi giúp ta hoàn thành tâm nguyện, hoá giải nghiệp chướng này, bảo vệ họ Hoàng. Ta bất tài, chỉ biết được nhiêu đó, quẻ bấm cũng không nhiều hơn. Dao thất sát là báu vật hiếm có, đánh đổi lấy một nguyện vọng, chắc chắn người sẽ không làm ta thất vọng.
Ngươi không cần nghi ngờ những lời ta nói, ta biết ngươi là người không có tà tâm bởi nếu có tà tâm sẽ lập tức bị pháp bảo hàn khí làm cho hồn vía tiêu tan ngay dưới căn hầm, chẳng có thời gian đọc tới trúc thư này nữa."
Bà cả Tâm nghe xong câu chuyện của mẹ chồng, đôi mắt rưng rưng tự khi nào. Bà tới giờ vẫn chưa dám tin người mẹ chồng này lại giữ bí mật to lớn ấy. Hoá ra chính bà đã xuống tay với chồng, còn lập trận pháp tâm mạch bồi dương hòng nghiêm trị đời con cháu về sau. Chỉ cần con cháu bà làm điều ác nhất định sẽ chịu phạt thích đáng. Bà cũng hiểu lý do tại sao mẹ chồng lại ưu ái mình tới vậy. Bình thường ai đi làm dâu cũng sợ mẹ chồng, có riêng mình bà được mẹ chồng chiều hết mực.
Cậu Sơn mơ mơ màng màng hỏi: nếu theo như trúc thư của bà nội thì họ Hoàng và chúng ta có thâm thù đại hận ư? Vậy chẳng phải mẹ cả nếu là người họ Hoàng thì chính là kẻ thù hay sao?
Thầy Tây Tạng nhíu mày khi nghe cậu Sơn nói chuyện. Đôi mắt cậu ấy bấy giờ đang bao phủ một lớp sương mù dày đặc khiến thầy thấy bất an. Thầy sợ cậu Sơn bị tâm ma chi phối rồi xảy ra đại nạn bèn lên tiếng trấn áp: sao cậu lại nói mẹ mình như vậy chứ? Chuyện của tiền nhân không còn liên quan hậu bối. Dù bà Tâm đây có thân thế ra làm sao thì cũng là trưởng bối trong nhà, cậu phải gọi một tiếng mẹ.
Cậu Sơn nghe vậy lập tức lặng im không dám lên tiếng. Bà điên ở ngoài chạy vào trong hét toáng lên, vô tình đụng trúng con dao thất sát đặt trên bàn. Máu nhanh chóng từ bàn tay bà thấm loang lên con dao thất sát. Lạ thay máu kia lại làm con dao sáng bóng trở lại, không còn rỉ sét như ban đầu. Sự biến đổi của con dao khiến thầy Tây Tạng phải thất kinh. Bà điên đứng sững người lại, hai con mắt trợn cả lên, khuôn mặt méo mó càng lúc càng tím lại, không giống biểu hiện bà cả Tâm cầm trúng con dao ban nãy.
Thầy Tây Tạng liền tiến lại, kéo bà điên tránh xa khỏi con dao nhưng cơ thể bà điên bấy giờ đã lạnh cóng như băng. Thầy Tây Tạng liền bắt quyết ấn chú lên đầu bà điên đọc lệnh rồi sai người mang nước nóng tới giữ nhiệt độ cho bà điên. Cả cơ thể bà điên đứng sững như trời chồng, nước ấm tạt vào người khiến bà điên bị hoảng. Bà la hét chạy khắp phòng, thấy cái gì gần tầm tay là bắt lấy cho lên miệng cắn. Sau một lúc, bà điên bình tĩnh trở lại rồi mới lịm đi.
Thầy Tây Tạng sai người cho bà điên ngâm nước lá thơm ấm già. Sau khi cơ thể bà điên bớt lạnh, mắt bà từ từ mở ra, ánh mắt sáng như sao, không còn ngây ngô điên dại như trước. Bà nhìn khắp căn phòng, quay sang phía bà Tâm rồi nhíu mày hỏi: đây là đâu? Tại sao tôi lại ở đây?
Xem Tiếp Chap 82 : Tại Đây
Đăng nhận xét