Ma lai là gì? Và mai lai có đang sợ không?

 Theo văn hóa Việt Nam cũng như Thái Lan thì ma lai là một hồn ma nữ xuất hiện về đêm trong văn hóa dân gian Đông Nam Á. Ma lai thường xuất hiện với hình ảnh không có cơ thể, chỉ có đầu của một người phụ nữ và phần khí quản nối xuống nội tạng lủng lẳng ở dưới. Với hình dạng kì dị, ma lai di chuyển bằng cách bay lơ lửng trong không trung.


Ma lai có hại người không ?


Ma lai không hại người được hiểu theo góc nhìn tâm linh là vậy tuy nhiên mai lai chuyên đi ăn phân người vào mỗi đêm nếu ai xui xẻo bị nó ăn phân thì sẽ bị bệnh đường ruột mà chết.


Theo quan niệm ma lại của người Việt Nam thì Theo quan niệm của người Mông, người bị “ma lai” "chài" thường có biểu hiện ốm quặt quẹo, khó chữa và thường bị chết sau thời gian ốm đau lâu ngày, hoặc lơ ngơ như người bị mất hồn, thường tìm thức ăn là nội tạng, sống vất vưởng, khác người, làm theo ý người khác như có ma xui, quỷ khiến. Nguyên nhân dẫn đến “ma lai” là do bị ma nhập vào… ruột.



Bên cạnh Thái Lan, Lào và Campuchia, ma lai cũng xuất hiện trong văn hóa dân gian Malaysia với tên gọi penanggalan hay hantu penanggal, ở Indonesia với một số tên như leyak, palasik, selaq metem, kuyang, poppo, và parakang. Tại Việt Nam, ma nữ này có tên gọi là ma lai (trong truyền thuyết của các dân tộc ở khu vực Tây Bắc). Philippines cũng có ma manananggal tương tự, chuyên đi săn lùng phụ nữ có thai.


Muốn kiểm chứng 1 người bình thường có phải ma lai không thì người dân có 2 cách xử lý ma lai. Một là đổ chì kiểm chứng. Những ai bị quy là ma lai hoặc bị dân làng nghi trộm cắp, nói dối… đều bị thử bằng hình thức đổ chì. Chì được nấu lỏng rồi đổ vào lòng bàn tay nạn nhân. 


Nếu chì không ăn thủng tay hoặc nạn nhân không thấy nóng, tức là không có ma lai hoặc người đó vô tội. Cách thứ hai kinh hoàng không kém là… lặn nước, thường xảy ra ở những cuộc tranh chấp tay đôi. Hai người trong cuộc cùng lặn xuống, ai ngoi lên trước là thua cuộc. Nhưng cả kẻ thua lẫn người thắng đều… tiêu đời vì ai ngoi lên trước thì làng giết, còn nằm lại thì chết chìm.”


Không chỉ ở Việt Nam mà hình ảnh “ma lai” còn xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết Nhật Bản nhưng với một cách hình dung khác dưới cái tên Kuchisake Onna. Người đàn bà bị rạch miệng được nhắc đến trong cả Thần học Nhật Bản lẫn trong những phiên bản hiện đại của sự tích về những người phụ nữ bị những người chồng hay ghen làm tổn thương. Họ đã biến thành những linh hồn hiểm độc và tái diễn lại những gì họ phải chịu đựng lúc còn sống.


BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn