Người Đi Âm
Tác giả: Trần Đan Linh
P1: Tiếng Quỷ Khóc Lúc Nửa Đêm
Xem Lại Chap 1 : Tại Đây
Hai bát bún trên bàn còn nguyên, bà chủ quán thấy vậy bèn hỏi:” Áy kìa, tại sao hai bố con ông còn chưa ăn? Ăn mau đi chứ, nguội hết cả bún rồi.” Bà ta cười hì hì bỏ vào trong, nhân lúc không có bà ta ở đây, Phúc Nguyên vội bưng hai tô bún ra gốc cây bên đầu hồi nhà đổ, sau đó đặt hai bát cái tô không trên bàn. Thầy Cửu ra hắt hàm ra hiệu cho Phúc Nguyên, chuẩn bị thu phục yêu quỷ.
Phúc Nguyên đứng phắt dậy, vừa bước vào trong quán tay vừa lấy ra cuộn dây màu đỏ. Cuộn dây này không biết được làm từ sợi tơ gì, nhưng nó rất bền và dai. Song đừng thấy nó nhỏ tưởng nó mỏng manh dễ đứt, nó có thể dùng để trói yêu, thu phục vong ma. Nhân lúc bà chủ quán đang hì hục đảo xương trong nồi nước lèo, Phúc Nguyên nhanh tay dùng cuộn dây nhúng vào hũ máu chó mực, rồi quấn quanh người bà ta nhiều vòng, tung một đầu qua cho thầy Cửu, nói:
“ Sư phụ, bắt lấy!”
Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của hai thầy trò, vong quỷ trong người bà chủ quán bắt đầu nỗi giận. Từng gân máu xanh lè trên gương mặt bà ta bắt đầu nỗi chẳng chịt, hai mắt trợn trừng trắng dã, lòng tử đen trong mắt gần như biến mắt hoàn toàn. Bà ta giận dữ hét lên:
” Máu chó mực?”
Phúc Nguyên gì chặt sợi dây trong tay, đáp:
” Đúng thì sao?” “ Thả ta ral”
“ Thả ta ral” “ Phúc Nguyên, giữ chặt. Không được để nó thoát ra khỏi sợi dây.” Tiếng thầy Cửu đanh thép vang lên.
“ Con đang cố đây!”
Phúc Nguyên ra sức siết chặt sợi dây hơn nữa. Dốc toàn bộ sức lực đến nỗi khuôn mặt cậu đỏ như gắc. Sau một hồi vùng vẫy cố thoát ra khỏi sợi dây trói hồn, đến cuối cùng bà ta bắt lực, nói trong đau đớn:
“ Sao các người biết được ta là ai?”
Thầy Cửu quát:
“ Vì trên người của người bốc mùi nặng quá. Mau ra đây..."
Bà ta vẫn tiếp tục vùng vẫy, Phúc Nguyên gần như còn đủ sức giữ chặt linh hồn, liền gồng mình nắm chặt sợi dây, hối thúc sư phụ:
“ Sư phụ, con sắp chịu không nỗi rồi.”
Sau câu nói, các khớp trên ngón tay của bà ta bắt đầu cử động, từng động tác không quá nhanh cũng không quá chậm. Trong một phút sơ xuất, thầy Cửu bị bà ta húc đầu vào bụng văng ra tận ngoài cửa. Thầy Cửu nhăn nhó đưa tay vòng lên xoa xoa lưng. Bà ta nổi điên hét lên:
“ Các người sẽ phải chết! Ha ha ha...”
Nụ cười trên môi tắt lịm, bà ta ngoảnh mặt nhìn Phúc Nguyên, cố gồng mình làm đứt sợi dây quấn quanh người, nhưng đã bị thầy Cửu ngăn cản.
“A..a...a...a..các người thả ta ra, thả ta ra..! Hừ hừ hừ...”
Thầy Cửu nhanh thoăn thoát lấy ra một đạo bùa, vẽ xong dán nó lên trán bà ta, niệm chú:
“ Lâm binh đấu giả, Giai liệt trận tiền hành!”
Đọc câu chú xong, thầy Cửu hô:
“ Xuất!”
Vậy mà vong quỷ vẫn lì mãi không chịu xuất ra khỏi cơ thể bà chủ quán. Nó thét lên xé toang bầu không khí căng thẳng. Đôi mắt trắng dã giờ đây chuyển sang màu đỏ, nhìn hai thầy trò chửi bới:
“ Các người hãy đợi đấy, ta sẽ báo thù, ta sẽ báo thù. A...a...a...a...”
Thầy Cửu lấy ra chiếc gương đồng soi thẳng vào mặt con quỷ, miệng niệm chú lầm rằm. Chủ sau vài phút kháng cự ngắn ngủ, con quỷ không đủ sức cầm cự, đành phải thoát thân, xuất ra khỏi cơ thể bà chủ quán. Trời lặng gió. Vong quỷ vừa thoát ra ngoài cũng ngay lập tức nhân cơ hội trốn thoát. Cơ thể bà chủ quán đỗ gục xuống đất, Phúc Nguyên chạy đến vại nước múc một gáo tạt vào mặt bà ấy, lay lay gọi:
“ Bà chủ, tỉnh dậy đi.”
Khoé mắt bà chủ quán giật giật máy cái, xong không mở. Phúc Nguyên thấy vậy bèn ghé sát vào tai bà ta, hét một câu kinh hồn bạt vía:
“ Bà chủ, dậy mau, cháy nhài”
Quả nhiên có hiệu nghiệm, bà chủ quán tưởng đâu cháy nhà thật giật mình ngồi bật dậy, đôi mắt láo lia đảo quanh nhà, miệng luôn hỏi:
“ Cháy ở đâu? Cháy ở đâu? Cháy nhà à?”
“ Người tỉnh dậy là tốt rồi. Chúng ta thôi Phúc Nguyên.”
Bà chủ quán thấy hai người khách sắp rời đi, vội lên tiếng giữ chân họ.
“ Khoan đã, bây giờ cũng gần đến bữa trưa rồi, hai người không chê cơm rau đạm bạc cứ ở lại đây ăn với tôi bữa cơm trưa.”
Phúc Nguyên ngạc nhiên khi thấy bà chủ quán biết mình bị quỷ nhập mà không hề tỏ ra sợ hãi, còn rất thản nhiên giống như đã biết trước mình bị quỷ nhập và sẽ có người đến cứu. Cậu hỏi:
“ Bà chủ hào sảng mời chúng tôi ở lại ăn cơm là có ý gì? Bà chủ quán xua xua tay, nói tiếp: “
Thằng nhóc này còn trẻ mà ngữ khí cứ như ông cụ non vậy. Hai người vừa cứu tôi một mạng, tôi mời hai người ở lại ăn cơm chỉ muốn thay lời cảm ơn mà thôi. Vốn dĩ con người Dương bà này, xưa nay có ân báo ân, có oán báo oán, không muốn mắc nợ ai dù chỉ một lần.”
Thầy Cửu cảm nhận được người đàn bà này không hề đơn giản như cách ăn mặc và nói chuyện xuề xoà qua quýt mà bà ta thể hiện nãy giờ, bèn liếc nhìn Phúc Nguyên nháy mắt. Phúc Nguyên làm bộ nhăn mặt nói:
“ Không lẽ bà chủ định cho thầy trò chúng tôi húp canh đầu lâu và mắt người luộc hay sao? Khi nãy tôi đã trông thấy hết những việc xấu bà làm.”
Bà chủ quán nhanh nhảu đáp:
“ Chuyện kinh thiên động địa thất đức ấy sao trách tôi? Có muốn trách thì trách con quỷ kia gây ra chứ. Suốt gần ba tháng nay nó làm cho cái thôn bé tí như hạt đậu này, chó gà sống không yên, huống chỉ con người?”
Hai thầy trò nhìn nhau. Bà chủ quán biết mình lỡ lời, cười xòa nói lảng sang chuyện khác: “ Thôi hai người ra ngoài ngồi đợi tôi một lát, tôi nấu ù cái là xong ngày ấy mà.” Phúc Nguyên không chịu ởi, cậu nói: “ Sư phụ, thầy ra ngoài ngồi đợi đi ạ. Con sẽ ở lại phụ bà ấy thổi cơm.” Thầy Cửu gật đầu: “ Vậy cũng được, thêm người bớt việc. Ăn xong chúng ta còn phải lên đường gấp.”
Nói xong thây Cửu ráo bước đi ra ngoài. Thực ra Phúc Nguyên sợ bà ấy lại bỏ nhằm cái gì vào trong thức ăn nên cậu cố ý muốn ở lại phụ bà chủ quán. Bà chủ quán dường như đọc được suy nghĩ trong đầu Phúc Nguyên, cắm con dao lên thớt, hậm hực nhìn cậu nói: “ Nhãi ranh, cậu sợ tôi bỏ độc vào thức ăn hay sao hả?” Phúc Nguyên cầm bó rau giơ lên ngắm nghía, cười hề hề đáp: “ Áy chết, bà chủ đừng nóng giận. Tôi muốn ở lại phụ bà chủ một tay thật mà. Hơn nữa chúng tôi còn chuyện gấp phải đi sớm.” Bà chủ quán hừ một tiếng, tay cạo vẫy cá nhanh thoăn thoắt, miệng thao thao bất tuyệt:
“Ôi dào, vội gì thì vội, phải lấp đầy bao tử mới lo cho công việc được chứ? Tin tôi đi, thôn này ngoài tôi ra dám đón khách vãng lai chứ bọn họ chẳng ai dám. Hai thầy trò cậu không dùng bữa trưa ở nhà tôi, thì phải băng qua hai ngọn núi nữa mới đến thôn kế bên. Chưa kể trên đường đi còn gặp nhiều thú hoang hung dữ, e rằng chưa đến được nơi cần đến, cậu đã làm môi cho đám thú hoang đấy rồi.” Phúc Nguyên ngạc nhiên hỏi: “ Ngoài bà ra thì không ai trong thôn dám tiếp đón khách vãng lai, có nghĩa người lạ vào thôn sẽ không được người dân trong vùng chào đón?” Bà chủ quán gật đầu:
“ Xem ra cậu có chút thông minh đấy, nói một hiểu hai, như vậy bớt gặp hoa. Ăn cơm trưa xong hai người lên đường luôn đi, tôi không giữ. Phải ra khỏi thôn trước khi mặt trời xuống.”
“ Bà yên tâm, ăn cơm trưa xong chúng tôi sẽ lên đường ngay lập tức.”
Bà chủ quán thảy con cá phẹt xuống chậu nước, chặt con dao găm cứng mắc chặt trên mặt thớt, nhìn Phúc Nguyên bằng nửa con mắt, thái độ không vừa ý, nói với cậu:
“ Gọi tôi là Dương bà. Người trong thôn ai cũng gọi tôi cái tên đấy.”
Phúc Nguyên chỉ biết gật đầu nghe theo lời bà ấy nói. Dù sao cũng chỉ là cách xưng hô, gọi bằng bà chủ quán hay Dương bà bà thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cậu.
Phúc Nguyên vừa nhặt rau vừa nghĩ đến câu nói của Dương bà, cảm thấy trong câu chuyện của bà ấy ẩn chứa điều gì đó chưa muốn nói ra. Đang suy nghĩ vẫn vơ thì tiếng Dương bà vang lên, khiến cậu giật bắn mình.
“ Nhanh tay lên xem nào? Nước sôi sùng sục rồi kìa.”
Vừa nói, Dương bà vừa nhắc nắp vung đậy kín xoong nước lèo, trước khi nắp xoong được đậy lại, Phúc Nguyên vẫn nhìn thấy máy cái đầu lâu nỗi lềnh phềnh trên mặt nước. Cậu quay mặt đi, ngồi xổm xuống nôn khan. Dương bà thấy vậy phì cười hỏi:
“ Sao? Mang danh đệ tử của một pháp sư mà đến mấy thứ cỏn con này cậu cũng sợ?”
Phúc Nguyên vẫn ngồi đấy, phẩy tay nói: “ Thà tôi đánh nhau đương đầu với ma quỷ, cũng không hề nản. Còn nhìn vào nồi nước lèo của bà khiến tôi ám ảnh một đời.” Dương bà cười trừ nói:
“ Mới có thế thôi đã sợ, ngộ nhỡ đêm nay cô ta quay lại thì sao? Tôi nói trước nhé, trong cái thôn này già trẻ lớn bé không một ai dám đắc tội với cô ta, chuyện khi nãy hai người trục xuất vong ra khỏi người tôi, là đang tự tìm cái chết đó.”
Nói đoạn, bà chủ quán bưng mấy món ăn đặt lên bàn, sai Phúc Nguyên ra gọi sư phụ vào ăn cơm.
Bữa trưa trên bàn ăn có ba người. Phúc Nguyên cần thận gắp cho sư phụ khúc cá và một ít rau vào bát, mời:
“Con mời sử phụ ăn cơm. Cả thức ăn và cơm canh đích thân con phụ Dương bà nấu, đảm bảo rất sạch sẽ ạ.”
Thầy Cửu nghe xong mới yên tâm ăn. Trong bữa ăn thầy Cửu lên tiếng hỏi:
“ Bà cũng biết đạo hạnh?”
Dương bà gật đầu, nuốt miếng cơm trong miệng xong nói:
“ Có, nhưng không nhiều. Trước đây ông ngoại tôi làm nghề thầy pháp, song tiếc thay ông ngoại không có con trai, cũng không thu nhận đệ tử, vì ông bảo, nghề của mình phải truyền lại cho người có duyên với mình.
Vậy là suốt cuộc đời làm thầy của ông không gặp ai có duyên để truyền cho đạo hạnh mà ông ngoại có. Mãi đến khi năm tôi 12 tuổi, ông ngoại vô tình thấy tôi nói chuyện với vài hồn ma vất vưởng ngoài đường. Sau khi gặng hỏi, tôi bảo thường xuyên thấy và nói chuyện với họ, ngoại mới biết tôi có đôi mắt âm dương, chỉ là chưa khai mở hết.
Ngoại rất muốn tôi học đạo hạnh, nối nghiệp của ngoại, song ông bà nội và cả bố mẹ tôi kịch liệt phản đối chỉ vì tôi là con gái, nếu theo nghề của ông ngoại sẽ rất khó lấy chồng. Trước sức ép của cả gia đình, ngoại đành từ bỏ ý định. Có chăng chỉ dạy cho tôi vài ba định.
Có chăng chỉ dạy cho tôi vài ba món để phòng thân. Sau này khi tôi lớn, tôi thường hay qua nhà ông ngoại chơi, nói là sang chơi chứ thực ra sang đó nhờ ngoại lén lút dạy đạo hạnh.
Đến năm tôi 22 tuổi thì ông ngoại trút hơi thở cuối cùng sau một cơn bạo bệnh. Kể từ đó không ai dạy đạo hạnh cho tôi nữa, tôi cũng bỏ bê chuyện đó, lâu lâu nhớ ngoại có giở sách ra xem cho đỡ nhớ.
Trong người có căn mà đạo hạnh học chưa đến, nên nó hành tôi bệnh tật ốm đau liên miên. Sau đó tôi từ biệt gia đình xin phép đi xa, vì tôi nghĩ biết đâu mình sẽ gặp một vị pháp sư cao tăng nào đó, nhìn thấy đạo hạnh tiềm năng của mình rồi thu nhận làm đệ tử. Chỉ tiếc tìm mãi không thấy. Khi đặt chân đến thôn này tôi mệt mỏi bỏ cuộc, từ đó sống ở đây, buôn bán đủ nghề, nhưng nghề tôi ưng nhất vẫn là mở quán ăn như quán hiện tại tôi đang làm.”
Phúc Nguyên hỏi tiếp:
“ Bản thân bà bà có học qua đạo hạnh, vậy tại sao nữ quỷ kia vẫn nhập được vào người bà, mượn thể xác tác oai tác quái?”
Dương bà thở, trầm tư kể:
“ Vậy phải bắt đầu từ đám cưới cậu con trai quý tử nhà ông trưởng thôn, diễn ra cách đây hơn 3 tháng. Tôi nhớ hôm đó vào một đêm trăng sáng vằng vặc....”
Xem Tiếp Chap 3 : Tại Đây
Đăng nhận xét