Truyện ma "Bốc Mộ Trùng Tang" Chap 1

Tác giả : Quàng sư phụ


Tác phẩm : Bốc Mộ Trùng Tang


Phần 1:


 Tiếng sấm nổ rền vang.

Đùng một phát như búa đánh vào tai tôi, làm cả thân mình giật nảy. Tôi mở mắt ra, thấy xung quanh mờ ảo trong cái ánh đèn cam cam, phập phồng tỏ mờ.

Tôi gượng dậy, còn đang hơi ngái ngủ. Trong phút giây đó, tôi cứ như kẻ khờ khạo, dáo dác nhìn chung quanh rồi tự hỏi, mình đang ở đâu đây?

Tôi trông qua khe cửa, chỉ một màu đen “thui thủi”. Tiếng mưa độp độp mà cứ như mấy phiến đá khổng lồ đang rơi đập xuống mái tiềm mỏng manh.

À phải rồi, chỉ ở một nơi quá chi là tĩnh mịch ta mới nghe mọi thứ rõ ràng tựa khuếch đại tới vậy.

Sau chuyến tàu dài một ngày một đêm, tôi đã đến quê ngoại. Mỏi mệt, tôi chợp mắt từ chiều đến giờ trong phòng.

Gượng dậy, cảm thấy khát nước, tôi rời khỏi chiếc giường ọp ẹp. Bước từng bước thật khẽ, tôi láo liên đôi mắt giữa căn nhà rộng rinh, lớn hơn rất rất nhiều so với nơi tôi sinh sống ở thành thị.


Lần cuối tôi về đây là cùng mẹ, lúc đó tôi còn bé lắm. Nên thật buồn cười, tôi đang "lạc đường", chẳng biết cái chỗ nào có thể tìm được chút nước mà uống, đánh thức ai đó dậy thì phiền quá...

Bước thêm vài bước. Tôi chợt trông thấy có ánh sáng đo đỏ, loè nhòe hắt lên tường từ một căn phòng trước mặt. Tôi dám chắc, đấy là phòng thờ.

Nhưng... Tại sao, ở đó lại không đóng cửa? Chẳng lẽ khuya khoắt thế này rồi, còn ai ở trong ấy sao?

Tôi bỗng có cảm giác rờn rợn ở gáy cổ. Không phải dĩ nhiên mà thế, quê ngoại - một vùng đất thuộc BTB, bao năm phủ đạn, trải qua muôn vàn biến cố lịch sử, trên trời lúc nào cũng một màu âm u khó diễn tả, dưới đất đào sâu vẫn tìm được xương xẩu.

Vì sự ấy, khi ở đây, những tư tưởng mơ hồ về thế giới tâm linh trong tôi như trỗi dậy, khiến tôi không khỏi nghĩ ngợi.

Hít hơi sâu sâu một chút, tôi nhấc chân đặt xuống cái nền gạch trơn lạnh cóng, từ từ bước đến.

Bất thình lình, có cái bóng đen thò từ căn phòng ấy ra. Tôi hoảng cả hồn, nhưng tay đã kịp bịt miệng để không phát một tiếng la.

- Đi mô rứa?

Chất giọng thanh bổng thanh nặng, thân thuộc ấy như kéo tôi thoát khỏi "thần hồn nát thần tính".
Là bà ngoại.

- À... Dạ... Cháu khát nước ấy mà...

Thì ra mấy năm nay bà khó ngủ hơn trước rất nhiều. Bà kể, cứ nằm xuống, bà lại mường tượng đến bao chuyện xa xưa. Bà nhớ ông, nhất là cậu Ty - người nay đã không còn...

Tôi theo bà ra nhà sau. Bà cho tôi cốc nước ấm.

Nằm duỗi lưng trên chiếc võng, nhìn ra ngoài khoảng tối tí tách mưa rơi, cái cảm giác của nhiều năm trước như hiện về trong tôi. Tôi tựa đứa trẻ trong thân xá.c to lớn. Bà cạnh bên, ngồi trên ghế gỗ đưa võng cho tôi.

Ở vị trí này, cứ mỗi khi chớp rạch qua trời chói sáng. Tôi lại thấy ngôi mộ lớn lắm, thấp thoáng xa xa giữa màn mưa, nằm ở phần đất của nhà hàng xóm.

Bà biết tôi đang nhìn gì, thì bảo :

- Mả kết đấy.

Tôi chẳng hiểu, tò mò.

Bà bèn kể, độ mấy năm trước, có con rắn vàng chẳng rõ từ đâu. Nó lúc ẩn lúc hiện quanh mộ ấy, trùng vào thời điểm mà gia đình có ý định cải táng.

Họ lấy làm lạ, liền đi hỏi thầy. Thầy phán: "Đất thịnh mả kết, mang tài vận cho nhiều đời".
Do lẽ đó, chuyện cải táng không thực hiện, chỉ xây đắp thêm cho kiên cố chỗ ấy.

Nghe xong, tôi thêm phần hiếu kỳ về hiện tượng tâm linh trước giờ chỉ loáng thoáng bên tai.

- Bà không còn chuyện về mả kết nữa. Nhưng cái dạng khác... Mả trùng! Chính chuyện mà cậu Ty mi lúc thanh niên trải qua...

Bà bắt đầu kể...
...

Lưu ý : Tác phẩm này là nội dung không dành cho người dưới 16 tuổi. Truyện được viết dựa trên một câu chuyện có thật. Tên các địa danh, nhân vật đều đã thay đổi.

Tác giả : Quàng sư phụ

Tác phẩm : Bốc Mộ Trùng Tang

Phần 1:

Phía sau hè trong một buổi trưa mà trên cao vẫn cái màu trắng đục, cô Thìa ngồi thẫn thờ như kẻ mất hồn.

Hai tay người phụ nữ trẻ ấy đang thõng ra. Từ đầu buổi tới giờ Thìa vẫn chưa nhặt xong đám rau cho kịp cơm nước.

Tất là bởi, cụ Lộng - cha cô đổ bệnh suốt gần tháng qua. Chẳng biết đó là chứng gì, mà cụ ta đi không nổi, ngồi cũng chẳng xong, ngày ngày chỉ nằm chèo queo ở góc phòng, hai cặp mắt căng to như quả nhãn, móng tay móng chân thì dần chuyển sang màu chì.

Hễ con cháu vô thăm, cụ Lộng lại nghiến hàm răng lởm chởm ken két, tựa xua đuổi, chứ chẳng nói chẳng rằng.

Chưa dừng lại ở đó, cứ chập tối khuya, trong phòng ông ta lại văng vẳng ra cái âm nghe hệt tiếng sáo - cũng là loại nhạc cụ người này ưa thích, vẫn thường hay chơi. 

Mà... đâu tạo thành giai điệu, chỉ vài âm lên rồi ngắt quãng. Vì, đó không phải sáo, nghe thì dị, nhưng đấy là tiếng thở. Những tiếng thở vô cùng khó khăn, đẩy hơi ra khỏi cái cuống họng như bị gì đằng lên mà còn chừa khe hẹp của ông cụ.

Có lần, th.ằn.g c.u trong nhà từng thét lên ngay giữa đêm. Mọi người tỉnh giấc, chạy ra thì thấy quần nó đã ướt nhèm.

Th.ằn.g cu bảo, nó tò mò vì nghe tiếng "sáo" của cụ Lộng, nên len lén nhìn qua vách xem sao.
Chẳng ngờ, nó trông thấy một bóng người, ngồi trên đầu giường, tóc thắt đuôi dài thòng lòng như con rắn, chính cái thứ đó đang luồn xuống, quấn vào cổ cụ Lộng, khiến ông ta chẳng thở nổi.

Nghe thế, ai nấy đều hoang mang. Vì có quan niệm rằng, những gì con trẻ thấy khi giữa đêm, mười phần, chín phần đã là ma quỷ.

Do đó, ngay ngày hôm sau, mọi người lăng xăng đi tìm đi mời thầy pháp.

Có tổng hai vị đến. Lạ thay, họ kết luận như nhau, rằng, không hề thấy khí âm, bệnh tình cụ Lộng... Chẳng phải do tà hay kẻ nào yểm bùa ngải gây ra.

Sau chuyện đó, th.ằn.g c.u bị một trận đòn ná.t mông, và dĩ nhiên, lời nó nói không còn được mọi người tin nữa...

Còn thầy lang, ngay từ ngày đầu đến chẩn đoán cho cụ nhà, người ấy đã lắc đầu rồi chép miệng đủ kiểu.

Ông ta gọi đấy là bệnh Trời. Mà bệnh Trời thì làm sao chữa đây. Thầy lang chỉ còn biết kê tạm cho vài thang thuốc bổ.

Và gần cả tháng qua đi, tình hình ốm đau của cụ Lộng không hề khởi sắc, thậm chí càng thêm trầm trọng...

Vừa mới đêm qua, ngoài trời sấm đánh âm ỉ. Cô Thìa mang bát thuốc vào phòng cha mình.

Bất thình lình, một cảnh tượng vô cùng hãi hùng đập thẳng vào mặt cô, khiến người phụ nữ ấy đánh rơi cả vật đang trên tay "choảng" xuống đất.

Cha cô vật vã trên giường, hai cặp mắt phồng lên như thể sắp lòi tới nơi rồi, da mặt thì nhăn nhúm lại giật giật.

Cụ Lộng đang nhe hàm răng, hì hục gặm cái ngón áp út của mình, tới mức, nó đã sắp lìa, má.u chảy dài xuống cả cổ tay.

Thìa la lên một tiếng rồi nhào đến ngăn cha lại. Nhưng ngón tay cụ Lộng đã đ.ứt, rơi trọn vào miệng ông.
Cụ ấy hếch hàm, nhai “rôm rốp” rồi gắng mà nuốt cái "ực" như thể sợ bị Thìa... giành mất phần.

Bấy giờ, mọi người nghe tiếng la bèn xông vào. Họ hết sức kinh hãi, chẳng hiểu tại sao cụ ta lại làm thế.

Ai cũng lo lắng cả. Chỉ riêng một kẻ là không, thay vì đến xem tình trạng người nằm kia như thế nào, hắn ta đưa tay lên, vả "chát" vào mặt Thìa một phát thật mạnh :

- Con khốn! M.ày trông chừng cha kiểu gì thế???

Thìa ôm mặt. Vài người liền quay tới can ngăn cái kẻ chỉ đang đóng kịch như thể quan tâm đến cha mình lắm.

Hắn tên Thang, chính là con trai trưởng của cụ Lộng. Một kẻ vốn lười lao động, mãi tới khi lấy vợ, mới thay đổi được một chút. Tuy thế, công việc làm ăn của hắn luôn thất bại. Vì tên này còn là kẻ rất thiếu lập trường, thấy người ta buôn gì là lại bắt chước buôn nấy, họ làm giỏi nên có lời, còn hắn dở dở ương ương, toàn thua lỗ, vài tháng, hắn lại chìa tay xin tiền cụ Lộng để trả nợ...

Nhưng rồi ngày nọ, cụ ông bỗng chối từ, lắc đầu, bảo : "Không còn!", và nhất quyết chẳng cho Thang thêm một đồng một cắt nào nữa.

Có lẽ, chính từ đây mà mâu thuẫn giữa cụ Lộng và con trai trưởng hình thành. Thang thừa biết cha hắn vẫn còn tiền của, thế mà chẳng chịu giúp.

Ban đầu vì còn kính sợ cha, kính sợ người trong họ, hắn chỉ dám chửi đổng để xả cơn tức mỗi khi "xin tiền" không được.

Nhưng sau, Thang bắt đầu xúc phạm thẳng mặt cha, thậm chí là đ.ập phá đồ đạc trong nhà. Có lần, hắn còn tính dùng cây gậy chống của ông cụ để đánh chính ông, may người nhà can ngăn lại...

Suốt một thời gian, tên Thang đối xử với cha mình đầy tệ bạc. Nhưng cụ Lộng không hề có hành động nào đáp trả hay phản ứng lại. Cho tới khoảng thời gian gần đây, ông ấy đổ bệnh. Tên Thang mới bắt đầu giả vờ ăn năn hối lỗi, sốt sắng chăm lo cho cha. Thực chất, trong lòng hắn chỉ mong cụ Lộng bệnh nặng hơn, thậm chí là ch.ết đi để hắn sớm được kế thừa gia sản...

...
Ông cụ với bàn tay khuyết một ngón, nhưng trông chẳng hề đau đớn, lại phản ứng gay gắt như mọi khi, quát chẳng thành câu, nghiến hàm răng lúc này đã đỏ lòm của mình, xua đuổi con cháu khỏi phòng.

Vì sợ cụ ấy lại làm gì đó đau bản thân, mọi người đành phải trói ông ta lại, băng bó...

...

Thương cha rất nhiều, cô Thìa vẫn nghĩ tới chuyện đêm rồi. Trong lòng bỗng dấy sự bất an, người phụ nữ ấy bỏ rổ rau đang nhặt dở đó, đứng dậy vào bên trong.

Trước đây phòng cụ Lộng ở hướng Đông. Nhưng kể từ khi bệnh, ông ta rất ghét ánh sáng. Do vậy, mọi người đưa ông cụ đến chỗ mới ở đằng Tây.

Bước tới phòng cha, cô Thìa bỗng trông thấy điều khác thường. Có ánh đèn lờ mờ ở trong ấy. Kỳ lạ quá, ngay cả khi vô trông hay mang thuốc cho cha, Thìa cũng chẳng dám thắp đèn lên.

Người phụ nữ ấy có chút ngờ nghệch, khẽ lên tiếng :

"- Cha ơi... Con vào được không?"

"- Hả???"

Xem Tiếp Chap 2 : Tại Đây

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn