Yểm Mạng "chap 29"
Tác Giả : Trần Đan Linh
Xem Lại Chap 28 : Tại Đây
Bà Nguyệt đi qua đi lại trong phòng, thấp thỏm giống đang chờ đợi ai đó. Chốc chốc lại hướng ánh mắt nhìn ra cửa, thấy im lìm mặt mày ủ rũ.
Một lúc sau, bên ngoài có tiếng gõ cửa vang lên..cộc…cộc…cộc…sau tiếng gõ là giọng nói quen thuộc của Gia Huy.
- Bà chủ, tôi vào được chứ ạ?
Bà Nguyệt ngồi vào bàn làm việc, sửa lại tác phong chỉnh chu mới nói vọng ra:” Cậu vào đi.”
Cạch…Gia Huy đẩy cửa bước vào, trên tay cậu là tập hồ sơ dày cộp.
- Dạ, đây là tài liệu bà chủ cần, tôi đã cho người thu thập về.
Bà Nguyệt mở ngay ra xem, sau khi đọc xong, bà ấy nhìn chăm chăm vào giấy chứng tử, ngờ vực hỏi.
- Vậy có nghĩa thầy Chu đã chết thật trong đám cháy? Và đây là giấy chứng tử do đệ tử của ông ấy khai báo. Người này tên A Ngưu à?
Gia Huy gật đầu:
- Vâng thưa bà chủ. Trong hồ sơ mà thám tử thu thập được có viết rõ, thầy Chu hành nghề thầy pháp, tuy nghề này không được xã hội công nhận, song nó nghiêng nghề tâm linh, lại có khá nhiều người biết đến thầy ấy. Nghe nói tên tuổi của người này vang danh cả một vùng.
Một lúc sau, bên ngoài có tiếng gõ cửa vang lên..cộc…cộc…cộc…sau tiếng gõ là giọng nói quen thuộc của Gia Huy.
- Bà chủ, tôi vào được chứ ạ?
Bà Nguyệt ngồi vào bàn làm việc, sửa lại tác phong chỉnh chu mới nói vọng ra:” Cậu vào đi.”
Cạch…Gia Huy đẩy cửa bước vào, trên tay cậu là tập hồ sơ dày cộp.
- Dạ, đây là tài liệu bà chủ cần, tôi đã cho người thu thập về.
Bà Nguyệt mở ngay ra xem, sau khi đọc xong, bà ấy nhìn chăm chăm vào giấy chứng tử, ngờ vực hỏi.
- Vậy có nghĩa thầy Chu đã chết thật trong đám cháy? Và đây là giấy chứng tử do đệ tử của ông ấy khai báo. Người này tên A Ngưu à?
Gia Huy gật đầu:
- Vâng thưa bà chủ. Trong hồ sơ mà thám tử thu thập được có viết rõ, thầy Chu hành nghề thầy pháp, tuy nghề này không được xã hội công nhận, song nó nghiêng nghề tâm linh, lại có khá nhiều người biết đến thầy ấy. Nghe nói tên tuổi của người này vang danh cả một vùng.
Thầy Chu có hai người đệ tử, người đệ tử lớn tên Kpang, người sau tên A Ngưu, cả hai đều xuất thân là người dân tộc, nhưng khác tỉnh, một người thầy ấy nhận ở phương nam, còn một người ở phương bắc. Người đệ tử tên Kpang cũng mất tích vào năm đó, cùng một ngày, một đêm, hay nói cách khác cùng một thời điểm căn nhà bị cháy.
Ban đầu công an nghi Kpang chính là hung thủ, về sau họ cho người điều tra thì được biết căn nhà bị cháy là do chập điện. Kpang cũng mất tích kể từ đó cho đến nay vẫn bặt vô âm tín. Về phần A Ngưu, người này không có mặt ở nhà lúc xảy ra hoả hoạn, anh ta có chứng cớ ngoại phạm bằng lời khai của người bạn thân tên Hào. Hào nói công an đêm hôm đó Kpang ngủ ở nhà mình, để tiện trời sáng ra bến xe hành nghề cửu vạn. Sau đám cháy A Ngưu và công an thu gom được bộ xương cốt cháy đen của thầy Chu, và họ đã đem đi an táng.
Bà Nguyệt chú ý lắng nghe không sót một từ, xâu chuỗi lại tất cả sự việc thì cảm thấy một cái tên nổi hơn tất cả đó là A Ngưu. Hôm sư phụ chết cháy anh ta vắng mặt, người sư huynh của mình mất tích anh ta cũng không mảy may đếm xỉa. Vội bơ đi như những người xa lạ.
Bà Nguyệt nói:
- Còn A Ngưu, người này hiện đang ở đâu?
Gia Huy đáp:
- Dạ, người này năm đó được ông bố vợ tên Hoàng Văn Hữu làm hồ sơ xin thay tên đổi họ, nghe đâu giấy tờ tùy thân của anh ta bị mất trong vụ hoả hoạn. Hiện tại ông ta đang sinh sống ở ngay trong thành phố này, dưới cái tên Dương Thế Sơn.
Nghe Gia Huy nhắc đến cái tên Hoàng Văn Hữu, sắc mặt bà Nguyệt lập tức thay đổi hẳn. Hai tay siết chặt nắm đấm, hàm răng nghiến chặt vào nhau, cả cơ thể run lên vì giận. Mấy chục năm qua cái tên này vẫn ám ảnh và luôn hiện hữu trong tâm trí bà, và cả những việc ông ta làm với mình, nó còn xuất hiện trong mỗi giấc ngủ mỗi khi đêm xuống. Nhớ tới ký ức đau thương tủi nhục đó, bà lại giận dữ căm phẫn, hận không một nhát đâm chế.t ông ta ngay lúc đó. Song bà Nguyệt nhanh chóng kìm nén cơn giận của xuống, bởi bà nghĩ” Đã chờ được mười bảy năm, chẳng nhẽ chờ đợi thêm vài tháng, bản thân mình lại không làm được?” Vẫn là phải bình tĩnh, bình tĩnh mới giải quyết được mọi việc một cách hiệu quả.
Bà lảm trong miệng:” Anh ta quả là may mắn, sư phụ chết cháy, sư huynh mất tích không rõ sống chết ra sao, sự nghiệp bỗng chốc rộng mở, làm rể nhà hào môn. Không thể may mắn đến dồn dập một cách dễ dàng như vậy được. Ông ta liệu đang che giấu bí mật gì..?”
Bà Nguyệt ngước nhìn Gia Huy, nói:
- Cậu điều tra thêm về người này cho tôi, nhớ đừng đánh rắn động cỏ. Còn công việc trên đó tiến triển đến đâu rồi? Ngày mốt tôi mới sắp xếp lên ấy kiểm tra được.
- Dạ bà chủ yên tâm, mọi việc đang diễn ra hết sức suôn sẻ. Cậu chủ nhà họ Nguyễn cũng rất ưng ý với cách làm việc của chúng ta.
Bà Nguyệt ậm ừ, nói thêm:
- Tôi sẽ đích thân chọn note màu nội thất, những việc còn lại, phiền cậu lo.
- Thế việc chọn note nội thất để tương xứng với màu sơn và không gian, bà chủ cần thống nhất với cậu chủ nhà họ Nguyễn trước hay không ạ?
Bà Nguyệt mỉm cười, tự tin đáp:
- Nhà nào thì tôi không chắc, song căn biệt thự ấy tôi đảm bảo với cậu, không ai hiểu nó bằng tôi, kể cả cậu ấy. Đừng lo chuyện đó, cậu tập trung vào công việc trên đó cho chu đáo, và tìm hiểu thêm thông tin về người kia dùm tôi. Tôi muốn xem trận hỏa hoạn năm xưa liệu có phải là do chập điện, hay do bàn tay con người nhúng vào?
Gia Huy:
- Vâng tôi hiểu rồi ạ. À mà có chuyện này tôi quên chưa báo lại cho bà chủ biết. Chữ chú Lực vẽ trên xe của cậu chủ Lâm Phong, tôi đã chụp và đem đến nhà của một ông thầy pháp nhờ ông ấy giải giúp, quả đúng như lời chú Lực nói, đó là chữ bùa bình an. Theo tôi, cậu Lâm Phong gặp hoạ sát thân không chết, cũng một phần vì chữ bùa ấy đỡ cho, nên là hạn nặng hoá nhẹ, nạn nhẹ hoá không.
Bà Nguyệt gật đầu, dặn dò Gia Huy:
- Chiều mai cậu chuẩn bị cho tôi một giỏ trái cây nhé, tôi sẽ đến bệnh viện thăm cậu ấy.
- Vâng thưa bà chủ, nếu bà chủ không còn việc gì dặn dò, tôi xin phép ra ngoài làm việc.
Bà Nguyệt phẩy tay, ra hiệu cho Gia Huy lui ra ngoài. Gia Huy ra đến cửa, sực nhớ ra chuyện gì đó, cậu ngoảnh lại nói:
- Bà chủ, bên phía cậu Lâm Phong cũng đang thuê thám tử điều tra lại vụ án, không những vậy, họ cũng biết ông Dương Thế Sơn chính là A Ngưu năm xưa.
Bà Nguyệt nhíu mày, đang suy tính điều gì đó trong đầu, nhưng không nói thêm câu nào và bảo Gia Huy lui ra. Bà mở ngăn kéo lấy ra một tấm hình, bên trong là hai cô gái mặc áo trắng tinh khôi tuổi học trò, trên tay ôm cành phượng vĩ nở đỏ rực, khoé môi nở nụ cười rạng rỡ cùng đôi mắt long lanh. Hai cô gái chụp chung trong tấm hình, một người chính là bà, người còn lại là cô bạn học chung và chơi thân với nhau suốt cả 3 cấp. Chỉ vì cuộc đời bà gặp biến cố, nên tình bạn của họ cũng bị chia rẽ kể từ đó. Nghĩ đến đây, nét mặt bà Nguyệt trở lên giận dữ, tay cầm cây bút đâm thẳng vào gương mặt của cô bạn thân trong hình, miệng rít lên trong nỗi căm phẫn.
“ Tao sẽ trả thù!”
——
Buổi trưa, trời nắng như đổ lửa, vậy mà ngoài trời vẫn lặng gió càng làm cho tiết trời thêm oi bức. Ông Sơn ngồi trong thư phòng một mình, đang tỉ mỉ xem từng chi tiết trên tấm bản đồ gia truyền nhà họ Nguyễn.
Ông Sơn khẽ chau mày.
Tấm bản đồ hôm nay lạ lắm, nó không còn láng mịn như cũ, có chỗ hơi rộp lên, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ, nó sẽ bong tróc từng mảng.
Ông Sơn mở ngăn kéo lấy chiếc kính lúp, soi lên tấm bản đồ chợt sửng sốt khi phát hiện đây là tấm bản đồ giả, bởi những nét vẽ trong đó đã không còn, tất cả đều hoàn toàn biến mất.
Ông ta tức giận đưa tấm bản đồ vò mạnh trên tay, tức thì mủn giấy từ trong tấm bản đồ rơi xuống lã chã, trên mặt bàn phủ kín một thứ bột màu nâu sẫm. Bây giờ ông ta mới nhận ra, đây thực chất là tấm da bò giả, được một nghệ nhân cao tay nào đó ép vào giấy.
“ Khốn kiếp!” Ông ta tức giận chửi thề.
Siết chặt tấm bản đồ trong tay đập xuống mặt bàn đồm độp. Hai hàm răng nghiến ken két vào nhau, ngẫm nghĩ một hồi lâu nét mặt mới giãn ra, dần trở lại vẻ bình thường.
Bỗng…tiếng chuông điện thoại đổ. Ông ta trông thấy dãy số quen thuộc hiện trên màn hình, chậm rãi cầm điện thoại lên nghe.
- Cậu điều tra được gì rồi sao?
Phía bên kia đầu dây, giọng một người đàn ông vọng tới:
- Ông chủ,thằng thiếu gia nhà họ Nguyễn nó vẫn chưa chết, nếu hôm qua tiểu thư không xuất hiện đột ngột thì chúng tôi đã giết được hắn.
Ông ta nhếch môi cười, hừ một tiếng, nói:
- Mấy người làm ăn sống nhăn còn đổ thừa cho con gái tôi xuất hiện không đúng lúc. Ba thằng giang hồ mà không khống chế nổi một đứa con gái mới lớn, thì còn đáng mặt đàn ông nữa không? Nếu không phải đánh nén nó được một cái, thì chắc mình con bé đó đã cân hết cả ba người rồi.
Cứ tưởng ông Sơn không nắm được tình hình lúc đó, bọn chúng tính vịn vào cớ đó mà tẩy trắng vụ bản thân đánh thua một cô gái. Hắn xuống nước, cười hề hề, ngượng ngùng đáp.
- Ông chủ bớt giận, đúng là con nhỏ đó thân thủ của nó nhanh thật, song ba người bọn tôi lại chả nhẽ không xử lý được nó? Lúc tôi chém nó bị thương ở cánh tay, cô chủ cùng lúc xuất hiện bất ngờ, chỉ cần cô chủ đến chậm thêm vài phút, thì có lẽ hôm nay sẽ là ngày đưa ma của Lâm Phong rồi.
Ông Sơn bực dọc quát trong điện thoại:
- Thôi thôi…đừng ở đó đổ thừa. Trước lúc con gái tôi xuất hiện, tại sao mấy người không ra tay nhanh gọn đi?
- Chuyện ấy…tôi…tôi….
- Được rồi, khỏi giải thích nhiều làm mất thời gian của tôi. Tôi cho các cậu hai ngày để điều tra tung tích con nhỏ nhiều chuyện đó. Biết nó ở đâu rồi thì xử lý tận gốc đi. Tránh đêm dài lắm mộng.
Ông Sơn cúp máy mà vẫn nèm bèm chửi đổng:” Một lũ ăn hại, sai đi làm có chút việc cũng không xong. Mình tốn bao nhiêu tiền bạc cuối cùng thuê phải cái đám rác rưởi vô dụng. Vậy mà bọn họ vẫn vỗ ngực tự mãn, rằng mình là dân giang hồ thứ thiệt. Thiệt không biết xấu hổ.”
Nói đoạn..,ông Sơn nhét tấm bản đồ vào túi quần, ăn mặc tươm tất bước ra khỏi phòng. Trước khi ông ta rời đi, còn không quên khoá cửa cẩn thận.
Lúc ông Sơn xuống đến cửa thì gặp bà Nga cùng hai cô con gái đi mua sắm mới về đến nhà. Kiều vẫn giận bố mình khi bị ông cho ăn cái bạt tai chỉ vì một chuyện nhỏ xíu, ông Sơn cảm nhận được điều đó, lúc này ông ấy mới biết hành động của mình đã làm tổn thương vợ con.
Ông Sơn nói:
- Hôm qua là tôi sai, tôi đã không kiềm chế được bản thân nên đã có những hành động không phải với hai mẹ con. Cho tôi xin lỗi, Kiều, tha lỗi cho bố nhé, cũng vì áp lực công việc nhiều, thêm vụ chị con mất tích phải chạy ngược xuôi đi hỏi hết người này đến người khác tìm chị con về, rồi bố nghĩ con là con gái, đi đêm một thân một mình làm sao bố yên tâm, thành ra bố cư xử hơi quá đáng. Để bù vào lỗi lầm của bố, tháng sau sinh nhật hai đứa con, bố mẹ sẽ tổ chức thật hoành tráng cho hai đứa tại nhà. Về phần bạn bè, hai đứa muốn mời bao nhiêu cũng được, cứ báo với mẹ con một tiếng, mẹ sẽ lên lịch và chuẩn bị cho các con.
Kiều và Trang nhảy cẫng lên vui sướng, mở to mắt nhìn bố hỏi:
- Bố nói có thật không bố? Bố bảo tổ chức thật hoành tráng cho bọn con ư? Có nghĩa, bọn con có thể sử dụng cả hồ bơi đúng không bố?
Ông Sơn mỉm cười gật đầu:
- Đúng rồi, hôm đó bố để cho mấy đứa tự do vui chơi thỏa thích, miễn sao các con vui là được. Thôi mấy mẹ con ở nhà ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, bố đi công việc gấp ngày mai mới về.
Bà Nga vừa buồn vừa vui trong lòng, cất tiếng hỏi:
- Mình đi đâu thế? Tối mình qua đêm và ăn uống ở đâu?
Ông Sơn ngoảnh lại nói:
- Giờ tôi ghé sở cảnh sát hỏi xem họ có tin tức gì của Kim Huệ chưa? Cứ ngồi ở nhà chờ đợi cũng xót ruột. Rồi tôi về quê lo cho xong vụ xây mộ cho sư phụ. Nhanh thì chiều mai, còn không chắc phải sáng ngày mốt tôi mới về.
- Vâng, vậy mình đi cẩn thận nhé.
Kiều và Trang cũng dặn bố:
- Bố lái xe cẩn thận bố nhé. Đến nơi bố nhớ gọi điện về cho mẹ.
- Uh, bố biết rồi.
Những lúc này ông Sơn tỏ ra là một người chồng tốt, người cha mẫu mực, hiền lành điềm đạm. Chính vì có những lúc như thế này nên bà Nga vẫn không lỡ bỏ chồng, vì nhiều lúc thấy ông Sơn cư xử hơi lỗ mãng. Ngày trước, là do ông Sơn thỉnh bùa yêu về bỏ cho bà Nga yêu mình say đắm,rồi hai người lên duyên vợ chồng, sau này, ông Sơn đạt được danh vọng rồi, cũng không bận tâm lắm đến chuyện hâm nóng tình cảm vợ chồng. Nên ông Sơn không làm theo lời ông thầy căn dặn, rằng mỗi năm phải thỉnh bùa yêu mới một lần, thì tình cảm vợ chồng mới gắn kết hoà thuận. Ông Sơn đã không làm theo, lúc bùa yêu hết tác dụng cũng là những tháng ngày hai vợ chồng ông bà cãi vã nhau. Bà Nga vì muốn hai cô con gái có đủ cả bố lẫn mẹ, đành kìm lòng xuống cắn răng chịu đựng.
—-
Ông Sơn chạy đến nhà lão thầy Chom-Bay, vừa mới đến nơi ông ta đã đi thẳng một mạch vào nhà, mặc kệ Munny chạy theo hỏi.
- Thầy cậu có ở nhà không Munny? Tôi muốn gặp ông ấy nói chuyện.
Munny đáp:
- Hôm nay ông đến đây tìm sư phụ tôi đường đột, xin hỏi có chuyện gì gấp không ạ?
Ông Sơn cười nhếch mép, nói:
- Cậu vào báo với thầy cậu một tiếng, là tôi có việc gấp cần bàn.
Munny đoán chắc phải có việc gì quan trọng lắm thì ông Sơn mới có hành động thiếu lịch sự như vậy, cách nói chuyện cũng không tế nhị như những lần trước, cậu đành xuống giọng đáp:
- Vậy phiền ông đợi tôi một lát, chờ tôi xuống báo với thầy một tiếng, rằng có ông đến gặp.
Một lúc sau, Munny quay lại đưa ông Sơn xuống gặp sư phụ. Vừa ngồi xuống chưa kịp nóng chỗ, ông Sơn đã để tấm bản đồ lên bàn, ngay trước mặt lão thầy Chom-Bay, thắc mắc hỏi.
- Tại sao thầy đưa cho tôi tấm bản đồ giả?
Lão Chom-Bay nhíu cặp mắt, cầm tấm bản đồ lên cũng ngạc nhiên không kém, hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
Ông Sơn hừ một tiếng, đáp:
- Ông hỏi tôi, tôi hỏi ai bây giờ? Có phải thầy cố ý muốn chơi tôi không? Bao năm nay tôi theo thầy chữa độc rắn, cũng chưa từng đối xử tệ bạc với thầy. Vậy mà thầy lỡ lòng nào chơi xỏ tôi như thế hả?
Lão Chom-Bay cười khà khà, điềm tĩnh nói:
- Vốn dĩ mạng sống của ông là do tôi cứu, vì vậy tôi không có cớ gì chơi xỏ ông. Mạng của ông tôi lấy khi nào chẳng được, nhưng tôi đã không làm thế. Tầm tuổi của tôi gần đất xa trời, tôi chỉ mong ông tìm ra hang động giấu vàng, và làm cho xong di mệnh sư phụ để lại, như vậy, tôi nhắm mắt cũng được yên lòng.
Ông Sơn chỉ tay vào tấm bản đồ, nói:
- Vậy ông nhìn đi, những nét vẽ, nhưng đường đi, và cả những cột cờ đánh dấu cơ quan trong hang động, chỉ sau vài ngày chúng biến mất hoàn toàn, tấm bản đồ bây giờ đã vỡ vụn, chỉ còn là cái xác.
Lão Chom-Bay kiểm tra tấm bản đồ kỹ lưỡng một lúc, ngước lên nhìn ông Sơn thở dài, nói:
- Nó quả thực là tấm bản đồ giả, tôi thật bất cẩn. Vậy mà bao nhiêu năm nay tôi xem nó là báu vật.
Ông Sơn trầm giọng hỏi:
- Vậy bây giờ tôi phải làm gì? Không lẽ chất độc rắn trong người không còn cách nào hoá giải? Tấm bản đồ thật thực sự đang ở đâu? Nếu tôi không có nó, làm sao tôi tìm ra hang động bắt con rắn tinh kia?
Lão Chom-Bay nét mặt vô cùng bình tĩnh, liếc nhìn ông Sơn thản nhiên nói:
- Nếu đây là tấm bản đồ giả, thì tấm bản đồ thật chắc chắn chỉ có thể đang ở trong tay một người.
Ông Sơn nhìn chằm chằm lão Chom-Bay, hỏi:” Ai?”
- Cậu chủ nhà họ Nguyễn, cũng là đời thứ tư được truyền lại và nắm giữ tấm bản đồ gia tộc. Chẳng phải, ông đã biết tin cậu ta đã về Việt Nam?
Ông Sơn im lặng một lúc, suy nghĩ một hồi, rồi nói với lão Chom-Bay.
- Tôi hiểu rồi, ý thầy muốn tôi phải đoạt bằng được tấm bản đồ đó trong tay hắn ta, và tiếp tục mục đích của mình?
Lão Chom-Bay nhìn trân trân ông Sơn, cười khà khà gật gù:
- Phải rồi..phải rồi…đấy là cách là duy nhất giúp ông hoá giải độc rắn trong người, thoát khỏi kiếp nạn hoạ sát thân năm 39 tuổi. Nhưng ông nên nhớ, thời gian không còn nhiều, phải tìm ra con rắn tinh đó trước ngày rằm tháng bảy âm. Bởi ngày đó âm thịnh dương suy, chúng ta có thể nắm bắt thời gian đó kết thúc tất cả những trăn trở trong lòng. Có như vậy, những ngày tháng sau này mới mong bình yên.
Ông Sơn đấm mạnh tay xuống bàn, miệng rít lên tự hứa với bản thân:” Tôi sẽ làm được.”
Bàn chuyện với lão thầy Chom-Bay xong, ông Sơn lái xe quay lại thành phố. Trước khi đi ông ta có nói với vợ về chuyện xây một ngôi mộ mới cho sư phụ, thế nhưng đó chỉ là cái cớ để ông ta qua mắt vợ con vì không muốn phải giải thích nhiều cho họ hiểu.
Ánh sáng trên mặt chiếc đầu lâu ông ta đeo trên cổ đột nhiên phát ra một luồng sáng, ông ta một tay lái xe, một tay đưa lên mân mê mặt sợi dây, khuôn mặt sắc lạnh, ánh mắt long lên sòng sọc, nói nhảm trong miệng, chỉ đủ mình ông ta nghe thấy.
“ Ông khát máu rồi sao? Vậy được, tôi nay có con mồi béo bở dành cho ông”
Khà…khà…khà…khà…khà…
Lão Chom-Bay lấy điện thoại gọi cho người đàn ông bí ẩn, đợi bên kia đầu dây vang lên giọng nói quen thuộc, ông ta chậm rãi nói:” Tấm bản đồ chúng ta giữ, nó là giả.”
Người đàn ông bên kia đầu dây ngạc nhiên quá đỗi, vội hỏi:” Ông nói thật chứ?”
Lão Chom-Bay gật đầu:” Thật, nhưng tôi đã mượn tay hắn ta đoạt lại tấm bản đồ thật. Nếu đúng nó đang ở chỗ thiếu gia nhà họ Nguyễn, thì kế hoạch của chúng ta không có gì thay đổi.”
Người đàn ông kia, nói:” Vậy tôi yên tâm rồi, còn về vụ tấm bản đồ giả, tôi sẽ tra ra ngọn ngành.” Nói xong người đàn ông đó cúp máy, đi đến bên cửa sổ, cầm điếu xì gà đưa lên miệng hút, ánh mắt nhìn xa xăm, khóe môi khẽ hiện ra một nụ cười.
—-
5h chiều…
Phát đang ngồi uống cafe trong quán, một gã đàn em chạy vào báo:
- Đại ca, em đã hoàn thành nhiệm vụ. Tối nay buồn quá, hay chúng ta đến quán bar ngắm mấy cô em chân dài đi anh.
Phát móc một điếu thuốc lá, rồi vứt gói thuốc lên bàn, châm lửa hút một hơi rồi bảo:
- Ai bảo tối nay chúng ta rảnh, chuẩn bị đi, tối nay ắt có kịch hay để xem.
Hai, ba gã đàn em tò mò, xúm lại nhao nhao hỏi:
- Có vụ hót à đại ca? Anh nói bọn em nghe được không? Đại ca nói úp úp mở mở làm bọn em nôn nao quá.
- Đúng đấy đại ca, anh nói ra đi, sốt ruột quá à.
Phát thản nhiên nói:
- Vội gì, cứ từ từ. Cơ mà chúng mày bây giờ phải chia nhau ra làm việc. Hai thằng mày, đi theo dõi nhỏ Ý An cho tao, canh tối nay nó có ra khỏi nhà hay không? Nếu có, phải bám sát nó cho tao, xem nó đi đâu báo lại cho tao biết. Còn hai đứa mày, theo dõi con nhỏ Thảo Vy cho tao, đừng để mất dấu. Tao muốn biết nhỏ Ý An toan làm gì con tiểu thư nhà giàu kia?
- Không lẽ anh nghĩ, con nhỏ Ý An nó âm mưu gì với con bé kia hay sao đại ca?
Phát chẹp lưỡi:
-Mày hỏi nhiều làm gì? Chẳng phải tao cũng như mày hay sao? Đang chờ trời tối xem hai đứa đó bày trò gì? Bây giờ cũng hơn 5h chiều rồi, bọn mày đi ăn cơm xong tới theo dõi hai đứa nó cho tao ngay đi, làm không được việc đừng trách tao đấy.
Đám đàn em vâng vâng dạ dạ, không đứa nào dám làm trái lệnh. Chỉ còn mình Phát ngồi nhâm nhi ly cafe, ngẫm sự đời. Cậu ta ngả lưng ra sau thành ghế, ngước mặt lên, nhả những làn khói trắng lên không trung, với một tâm trạng thư thái.
—-
Ý An ăn cơm tối xong, cô báo với ông ngoại mình sang nhà bạn học nhóm, ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi. Ông Bân không một chút nghi ngờ, dặn Ý An đi đường cẩn thận và nhớ về nhà sớm.
Ý An đạp xe đến cổng nhà cô hàng xóm, liền xuống xe đẩy vào sân nói cho mình gửi tạm, chốc nữa về lấy. Cô đi bộ ra đầu đường, vẫy xe ôm bảo bác tài chở mình đến chỗ Thảo Vy đang học thêm.
8h tối, Thảo Vy vừa tan lớp học thêm, cô đang đứng trước cổng nhà cô giáo đợi mẹ đến đón, thì bất ngờ điện thoại có âm báo tin nhắn. Nhìn vào màn hình Thảo Vy quá ngạc nhiên, thì ra đó là tin nhắn của cô em họ Kim Huệ, người đang mất tích đã hơn 10 ngày nay.
“Chị Thảo Vy…chị đến địa chỉ này đón em về nhé. Xe em bị hỏng giữa đường.”
Cô không nhắn lại, bấm thẳng vào số máy gọi, song không ai nghe máy. Thảo Vy lo lắng liền gõ một tin nhắn gửi đi:
“ Kim Huệ, em ở yên đó, chị sẽ đến ngay. Mọi người đang mong em về nhà lắm đấy em biết không? Cô Nga tiều tuỵ vì lo cho em bao ngày nay ốm lên ốm xuống.”
Bài giây sau, điện thoại cô nhận được tin nhắn hồi âm:” Vâng, chị đến ngay đi, ở đây chẳng có ai cả, em sợ lắm.”
Thảo Vy nhắn:” Được rồi, chị đến ngay đây.”
Nhắn tin xong Thảo Vy rướn người ngóng ra con đường tối om phía trước, cô lảm nhảm trong miệng:” Mẹ ơi mẹ ..đến ngay đi mẹ ơi..” đứng chờ mẹ hơn 5 phút mà vẫn không thấy xe đến đón, Thảo Vy sợ Kim Huệ chờ lâu, đành chạy ra đường lớn vẫy xe taxi, đến điểm hẹn mà Kim Huệ nhắn.
Đúng lúc Ý An cũng vừa đến, cô trông thấy Kim Huệ vừa leo lên xe taxi, liền vỗ vai bác xe ôm, chỉ vào chiếc taxi đằng trước, hối bác tài:” Bác ơi bác, bác đuổi theo chiếc xe taxi kia dùm con với, con có việc gấp lắm, bác đừng để mất dấu nhé.”
- Ừ, vậy bấu chặt vào, cũng may giờ này đường vắng.
Đuổi theo chiếc xe chở Thảo Vy cả một đoạn đường mấy km, cuối cùng chiếc taxi rẽ sang con đường hướng ra phía ngoại ô thành phố, nơi dân cư sinh sống thưa thớt, thậm chí con đường hai bên cỏ hoang mọc rậm rịt. Bác xe ôm chạy cách một đoạn xa để giữ an toàn sợ chiếc xe phía trước phát hiện theo lời đề nghị của Ý An. Họ thấy chiếc xe taxi rẽ vào con đường đất phía bên tay trái thì bác xe ôm dừng lại, nói.
- Đoạn đường này vắng lắm, lại không có đèn đường. Xung quanh đây toàn dân tứ xứ đến ở thôi, chưa kể đằng kia có mấy công trình bỏ hoang lâu năm, đám dân xì ke chúng nó hay tụ tập ở đây hút chích lắm. Bác khuyên cháu không nên vào đấy, rất nguy hiểm.
Ý An nhảy xuống khỏi xe, mắt vẫn dõi theo điểm dừng của chiếc taxi không rời mắt. Cô móc tiền ra trả cho bác xe ôm, giả bộ nói:
- Không sao đâu bác, cháu biết tự bảo vệ mình. Người ngồi trên chiếc xe kia là chị họ cháu, cháu đến gọi chị ấy về. Bác về đi, tí nữa cháu đón taxi về luôn cùng chị ấy.
Bác xe ôm gật đầu, quay đầu xe, trước khi đi vẫn dặn Ý An:” Cẩn thận nhé!”
- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều.
Chờ bác xe ôm đi khuất, Ý An bấy giờ mới rón rén mò mẫm từng bước, tiếp cận Thảo Vy.
Bầu trời phía trước tối đen như mực.
Bà Nguyệt chú ý lắng nghe không sót một từ, xâu chuỗi lại tất cả sự việc thì cảm thấy một cái tên nổi hơn tất cả đó là A Ngưu. Hôm sư phụ chết cháy anh ta vắng mặt, người sư huynh của mình mất tích anh ta cũng không mảy may đếm xỉa. Vội bơ đi như những người xa lạ.
Bà Nguyệt nói:
- Còn A Ngưu, người này hiện đang ở đâu?
Gia Huy đáp:
- Dạ, người này năm đó được ông bố vợ tên Hoàng Văn Hữu làm hồ sơ xin thay tên đổi họ, nghe đâu giấy tờ tùy thân của anh ta bị mất trong vụ hoả hoạn. Hiện tại ông ta đang sinh sống ở ngay trong thành phố này, dưới cái tên Dương Thế Sơn.
Nghe Gia Huy nhắc đến cái tên Hoàng Văn Hữu, sắc mặt bà Nguyệt lập tức thay đổi hẳn. Hai tay siết chặt nắm đấm, hàm răng nghiến chặt vào nhau, cả cơ thể run lên vì giận. Mấy chục năm qua cái tên này vẫn ám ảnh và luôn hiện hữu trong tâm trí bà, và cả những việc ông ta làm với mình, nó còn xuất hiện trong mỗi giấc ngủ mỗi khi đêm xuống. Nhớ tới ký ức đau thương tủi nhục đó, bà lại giận dữ căm phẫn, hận không một nhát đâm chế.t ông ta ngay lúc đó. Song bà Nguyệt nhanh chóng kìm nén cơn giận của xuống, bởi bà nghĩ” Đã chờ được mười bảy năm, chẳng nhẽ chờ đợi thêm vài tháng, bản thân mình lại không làm được?” Vẫn là phải bình tĩnh, bình tĩnh mới giải quyết được mọi việc một cách hiệu quả.
Bà lảm trong miệng:” Anh ta quả là may mắn, sư phụ chết cháy, sư huynh mất tích không rõ sống chết ra sao, sự nghiệp bỗng chốc rộng mở, làm rể nhà hào môn. Không thể may mắn đến dồn dập một cách dễ dàng như vậy được. Ông ta liệu đang che giấu bí mật gì..?”
Bà Nguyệt ngước nhìn Gia Huy, nói:
- Cậu điều tra thêm về người này cho tôi, nhớ đừng đánh rắn động cỏ. Còn công việc trên đó tiến triển đến đâu rồi? Ngày mốt tôi mới sắp xếp lên ấy kiểm tra được.
- Dạ bà chủ yên tâm, mọi việc đang diễn ra hết sức suôn sẻ. Cậu chủ nhà họ Nguyễn cũng rất ưng ý với cách làm việc của chúng ta.
Bà Nguyệt ậm ừ, nói thêm:
- Tôi sẽ đích thân chọn note màu nội thất, những việc còn lại, phiền cậu lo.
- Thế việc chọn note nội thất để tương xứng với màu sơn và không gian, bà chủ cần thống nhất với cậu chủ nhà họ Nguyễn trước hay không ạ?
Bà Nguyệt mỉm cười, tự tin đáp:
- Nhà nào thì tôi không chắc, song căn biệt thự ấy tôi đảm bảo với cậu, không ai hiểu nó bằng tôi, kể cả cậu ấy. Đừng lo chuyện đó, cậu tập trung vào công việc trên đó cho chu đáo, và tìm hiểu thêm thông tin về người kia dùm tôi. Tôi muốn xem trận hỏa hoạn năm xưa liệu có phải là do chập điện, hay do bàn tay con người nhúng vào?
Gia Huy:
- Vâng tôi hiểu rồi ạ. À mà có chuyện này tôi quên chưa báo lại cho bà chủ biết. Chữ chú Lực vẽ trên xe của cậu chủ Lâm Phong, tôi đã chụp và đem đến nhà của một ông thầy pháp nhờ ông ấy giải giúp, quả đúng như lời chú Lực nói, đó là chữ bùa bình an. Theo tôi, cậu Lâm Phong gặp hoạ sát thân không chết, cũng một phần vì chữ bùa ấy đỡ cho, nên là hạn nặng hoá nhẹ, nạn nhẹ hoá không.
Bà Nguyệt gật đầu, dặn dò Gia Huy:
- Chiều mai cậu chuẩn bị cho tôi một giỏ trái cây nhé, tôi sẽ đến bệnh viện thăm cậu ấy.
- Vâng thưa bà chủ, nếu bà chủ không còn việc gì dặn dò, tôi xin phép ra ngoài làm việc.
Bà Nguyệt phẩy tay, ra hiệu cho Gia Huy lui ra ngoài. Gia Huy ra đến cửa, sực nhớ ra chuyện gì đó, cậu ngoảnh lại nói:
- Bà chủ, bên phía cậu Lâm Phong cũng đang thuê thám tử điều tra lại vụ án, không những vậy, họ cũng biết ông Dương Thế Sơn chính là A Ngưu năm xưa.
Bà Nguyệt nhíu mày, đang suy tính điều gì đó trong đầu, nhưng không nói thêm câu nào và bảo Gia Huy lui ra. Bà mở ngăn kéo lấy ra một tấm hình, bên trong là hai cô gái mặc áo trắng tinh khôi tuổi học trò, trên tay ôm cành phượng vĩ nở đỏ rực, khoé môi nở nụ cười rạng rỡ cùng đôi mắt long lanh. Hai cô gái chụp chung trong tấm hình, một người chính là bà, người còn lại là cô bạn học chung và chơi thân với nhau suốt cả 3 cấp. Chỉ vì cuộc đời bà gặp biến cố, nên tình bạn của họ cũng bị chia rẽ kể từ đó. Nghĩ đến đây, nét mặt bà Nguyệt trở lên giận dữ, tay cầm cây bút đâm thẳng vào gương mặt của cô bạn thân trong hình, miệng rít lên trong nỗi căm phẫn.
“ Tao sẽ trả thù!”
——
Buổi trưa, trời nắng như đổ lửa, vậy mà ngoài trời vẫn lặng gió càng làm cho tiết trời thêm oi bức. Ông Sơn ngồi trong thư phòng một mình, đang tỉ mỉ xem từng chi tiết trên tấm bản đồ gia truyền nhà họ Nguyễn.
Ông Sơn khẽ chau mày.
Tấm bản đồ hôm nay lạ lắm, nó không còn láng mịn như cũ, có chỗ hơi rộp lên, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ, nó sẽ bong tróc từng mảng.
Ông Sơn mở ngăn kéo lấy chiếc kính lúp, soi lên tấm bản đồ chợt sửng sốt khi phát hiện đây là tấm bản đồ giả, bởi những nét vẽ trong đó đã không còn, tất cả đều hoàn toàn biến mất.
Ông ta tức giận đưa tấm bản đồ vò mạnh trên tay, tức thì mủn giấy từ trong tấm bản đồ rơi xuống lã chã, trên mặt bàn phủ kín một thứ bột màu nâu sẫm. Bây giờ ông ta mới nhận ra, đây thực chất là tấm da bò giả, được một nghệ nhân cao tay nào đó ép vào giấy.
“ Khốn kiếp!” Ông ta tức giận chửi thề.
Siết chặt tấm bản đồ trong tay đập xuống mặt bàn đồm độp. Hai hàm răng nghiến ken két vào nhau, ngẫm nghĩ một hồi lâu nét mặt mới giãn ra, dần trở lại vẻ bình thường.
Bỗng…tiếng chuông điện thoại đổ. Ông ta trông thấy dãy số quen thuộc hiện trên màn hình, chậm rãi cầm điện thoại lên nghe.
- Cậu điều tra được gì rồi sao?
Phía bên kia đầu dây, giọng một người đàn ông vọng tới:
- Ông chủ,thằng thiếu gia nhà họ Nguyễn nó vẫn chưa chết, nếu hôm qua tiểu thư không xuất hiện đột ngột thì chúng tôi đã giết được hắn.
Ông ta nhếch môi cười, hừ một tiếng, nói:
- Mấy người làm ăn sống nhăn còn đổ thừa cho con gái tôi xuất hiện không đúng lúc. Ba thằng giang hồ mà không khống chế nổi một đứa con gái mới lớn, thì còn đáng mặt đàn ông nữa không? Nếu không phải đánh nén nó được một cái, thì chắc mình con bé đó đã cân hết cả ba người rồi.
Cứ tưởng ông Sơn không nắm được tình hình lúc đó, bọn chúng tính vịn vào cớ đó mà tẩy trắng vụ bản thân đánh thua một cô gái. Hắn xuống nước, cười hề hề, ngượng ngùng đáp.
- Ông chủ bớt giận, đúng là con nhỏ đó thân thủ của nó nhanh thật, song ba người bọn tôi lại chả nhẽ không xử lý được nó? Lúc tôi chém nó bị thương ở cánh tay, cô chủ cùng lúc xuất hiện bất ngờ, chỉ cần cô chủ đến chậm thêm vài phút, thì có lẽ hôm nay sẽ là ngày đưa ma của Lâm Phong rồi.
Ông Sơn bực dọc quát trong điện thoại:
- Thôi thôi…đừng ở đó đổ thừa. Trước lúc con gái tôi xuất hiện, tại sao mấy người không ra tay nhanh gọn đi?
- Chuyện ấy…tôi…tôi….
- Được rồi, khỏi giải thích nhiều làm mất thời gian của tôi. Tôi cho các cậu hai ngày để điều tra tung tích con nhỏ nhiều chuyện đó. Biết nó ở đâu rồi thì xử lý tận gốc đi. Tránh đêm dài lắm mộng.
Ông Sơn cúp máy mà vẫn nèm bèm chửi đổng:” Một lũ ăn hại, sai đi làm có chút việc cũng không xong. Mình tốn bao nhiêu tiền bạc cuối cùng thuê phải cái đám rác rưởi vô dụng. Vậy mà bọn họ vẫn vỗ ngực tự mãn, rằng mình là dân giang hồ thứ thiệt. Thiệt không biết xấu hổ.”
Nói đoạn..,ông Sơn nhét tấm bản đồ vào túi quần, ăn mặc tươm tất bước ra khỏi phòng. Trước khi ông ta rời đi, còn không quên khoá cửa cẩn thận.
Lúc ông Sơn xuống đến cửa thì gặp bà Nga cùng hai cô con gái đi mua sắm mới về đến nhà. Kiều vẫn giận bố mình khi bị ông cho ăn cái bạt tai chỉ vì một chuyện nhỏ xíu, ông Sơn cảm nhận được điều đó, lúc này ông ấy mới biết hành động của mình đã làm tổn thương vợ con.
Ông Sơn nói:
- Hôm qua là tôi sai, tôi đã không kiềm chế được bản thân nên đã có những hành động không phải với hai mẹ con. Cho tôi xin lỗi, Kiều, tha lỗi cho bố nhé, cũng vì áp lực công việc nhiều, thêm vụ chị con mất tích phải chạy ngược xuôi đi hỏi hết người này đến người khác tìm chị con về, rồi bố nghĩ con là con gái, đi đêm một thân một mình làm sao bố yên tâm, thành ra bố cư xử hơi quá đáng. Để bù vào lỗi lầm của bố, tháng sau sinh nhật hai đứa con, bố mẹ sẽ tổ chức thật hoành tráng cho hai đứa tại nhà. Về phần bạn bè, hai đứa muốn mời bao nhiêu cũng được, cứ báo với mẹ con một tiếng, mẹ sẽ lên lịch và chuẩn bị cho các con.
Kiều và Trang nhảy cẫng lên vui sướng, mở to mắt nhìn bố hỏi:
- Bố nói có thật không bố? Bố bảo tổ chức thật hoành tráng cho bọn con ư? Có nghĩa, bọn con có thể sử dụng cả hồ bơi đúng không bố?
Ông Sơn mỉm cười gật đầu:
- Đúng rồi, hôm đó bố để cho mấy đứa tự do vui chơi thỏa thích, miễn sao các con vui là được. Thôi mấy mẹ con ở nhà ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, bố đi công việc gấp ngày mai mới về.
Bà Nga vừa buồn vừa vui trong lòng, cất tiếng hỏi:
- Mình đi đâu thế? Tối mình qua đêm và ăn uống ở đâu?
Ông Sơn ngoảnh lại nói:
- Giờ tôi ghé sở cảnh sát hỏi xem họ có tin tức gì của Kim Huệ chưa? Cứ ngồi ở nhà chờ đợi cũng xót ruột. Rồi tôi về quê lo cho xong vụ xây mộ cho sư phụ. Nhanh thì chiều mai, còn không chắc phải sáng ngày mốt tôi mới về.
- Vâng, vậy mình đi cẩn thận nhé.
Kiều và Trang cũng dặn bố:
- Bố lái xe cẩn thận bố nhé. Đến nơi bố nhớ gọi điện về cho mẹ.
- Uh, bố biết rồi.
Những lúc này ông Sơn tỏ ra là một người chồng tốt, người cha mẫu mực, hiền lành điềm đạm. Chính vì có những lúc như thế này nên bà Nga vẫn không lỡ bỏ chồng, vì nhiều lúc thấy ông Sơn cư xử hơi lỗ mãng. Ngày trước, là do ông Sơn thỉnh bùa yêu về bỏ cho bà Nga yêu mình say đắm,rồi hai người lên duyên vợ chồng, sau này, ông Sơn đạt được danh vọng rồi, cũng không bận tâm lắm đến chuyện hâm nóng tình cảm vợ chồng. Nên ông Sơn không làm theo lời ông thầy căn dặn, rằng mỗi năm phải thỉnh bùa yêu mới một lần, thì tình cảm vợ chồng mới gắn kết hoà thuận. Ông Sơn đã không làm theo, lúc bùa yêu hết tác dụng cũng là những tháng ngày hai vợ chồng ông bà cãi vã nhau. Bà Nga vì muốn hai cô con gái có đủ cả bố lẫn mẹ, đành kìm lòng xuống cắn răng chịu đựng.
—-
Ông Sơn chạy đến nhà lão thầy Chom-Bay, vừa mới đến nơi ông ta đã đi thẳng một mạch vào nhà, mặc kệ Munny chạy theo hỏi.
- Thầy cậu có ở nhà không Munny? Tôi muốn gặp ông ấy nói chuyện.
Munny đáp:
- Hôm nay ông đến đây tìm sư phụ tôi đường đột, xin hỏi có chuyện gì gấp không ạ?
Ông Sơn cười nhếch mép, nói:
- Cậu vào báo với thầy cậu một tiếng, là tôi có việc gấp cần bàn.
Munny đoán chắc phải có việc gì quan trọng lắm thì ông Sơn mới có hành động thiếu lịch sự như vậy, cách nói chuyện cũng không tế nhị như những lần trước, cậu đành xuống giọng đáp:
- Vậy phiền ông đợi tôi một lát, chờ tôi xuống báo với thầy một tiếng, rằng có ông đến gặp.
Một lúc sau, Munny quay lại đưa ông Sơn xuống gặp sư phụ. Vừa ngồi xuống chưa kịp nóng chỗ, ông Sơn đã để tấm bản đồ lên bàn, ngay trước mặt lão thầy Chom-Bay, thắc mắc hỏi.
- Tại sao thầy đưa cho tôi tấm bản đồ giả?
Lão Chom-Bay nhíu cặp mắt, cầm tấm bản đồ lên cũng ngạc nhiên không kém, hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
Ông Sơn hừ một tiếng, đáp:
- Ông hỏi tôi, tôi hỏi ai bây giờ? Có phải thầy cố ý muốn chơi tôi không? Bao năm nay tôi theo thầy chữa độc rắn, cũng chưa từng đối xử tệ bạc với thầy. Vậy mà thầy lỡ lòng nào chơi xỏ tôi như thế hả?
Lão Chom-Bay cười khà khà, điềm tĩnh nói:
- Vốn dĩ mạng sống của ông là do tôi cứu, vì vậy tôi không có cớ gì chơi xỏ ông. Mạng của ông tôi lấy khi nào chẳng được, nhưng tôi đã không làm thế. Tầm tuổi của tôi gần đất xa trời, tôi chỉ mong ông tìm ra hang động giấu vàng, và làm cho xong di mệnh sư phụ để lại, như vậy, tôi nhắm mắt cũng được yên lòng.
Ông Sơn chỉ tay vào tấm bản đồ, nói:
- Vậy ông nhìn đi, những nét vẽ, nhưng đường đi, và cả những cột cờ đánh dấu cơ quan trong hang động, chỉ sau vài ngày chúng biến mất hoàn toàn, tấm bản đồ bây giờ đã vỡ vụn, chỉ còn là cái xác.
Lão Chom-Bay kiểm tra tấm bản đồ kỹ lưỡng một lúc, ngước lên nhìn ông Sơn thở dài, nói:
- Nó quả thực là tấm bản đồ giả, tôi thật bất cẩn. Vậy mà bao nhiêu năm nay tôi xem nó là báu vật.
Ông Sơn trầm giọng hỏi:
- Vậy bây giờ tôi phải làm gì? Không lẽ chất độc rắn trong người không còn cách nào hoá giải? Tấm bản đồ thật thực sự đang ở đâu? Nếu tôi không có nó, làm sao tôi tìm ra hang động bắt con rắn tinh kia?
Lão Chom-Bay nét mặt vô cùng bình tĩnh, liếc nhìn ông Sơn thản nhiên nói:
- Nếu đây là tấm bản đồ giả, thì tấm bản đồ thật chắc chắn chỉ có thể đang ở trong tay một người.
Ông Sơn nhìn chằm chằm lão Chom-Bay, hỏi:” Ai?”
- Cậu chủ nhà họ Nguyễn, cũng là đời thứ tư được truyền lại và nắm giữ tấm bản đồ gia tộc. Chẳng phải, ông đã biết tin cậu ta đã về Việt Nam?
Ông Sơn im lặng một lúc, suy nghĩ một hồi, rồi nói với lão Chom-Bay.
- Tôi hiểu rồi, ý thầy muốn tôi phải đoạt bằng được tấm bản đồ đó trong tay hắn ta, và tiếp tục mục đích của mình?
Lão Chom-Bay nhìn trân trân ông Sơn, cười khà khà gật gù:
- Phải rồi..phải rồi…đấy là cách là duy nhất giúp ông hoá giải độc rắn trong người, thoát khỏi kiếp nạn hoạ sát thân năm 39 tuổi. Nhưng ông nên nhớ, thời gian không còn nhiều, phải tìm ra con rắn tinh đó trước ngày rằm tháng bảy âm. Bởi ngày đó âm thịnh dương suy, chúng ta có thể nắm bắt thời gian đó kết thúc tất cả những trăn trở trong lòng. Có như vậy, những ngày tháng sau này mới mong bình yên.
Ông Sơn đấm mạnh tay xuống bàn, miệng rít lên tự hứa với bản thân:” Tôi sẽ làm được.”
Bàn chuyện với lão thầy Chom-Bay xong, ông Sơn lái xe quay lại thành phố. Trước khi đi ông ta có nói với vợ về chuyện xây một ngôi mộ mới cho sư phụ, thế nhưng đó chỉ là cái cớ để ông ta qua mắt vợ con vì không muốn phải giải thích nhiều cho họ hiểu.
Ánh sáng trên mặt chiếc đầu lâu ông ta đeo trên cổ đột nhiên phát ra một luồng sáng, ông ta một tay lái xe, một tay đưa lên mân mê mặt sợi dây, khuôn mặt sắc lạnh, ánh mắt long lên sòng sọc, nói nhảm trong miệng, chỉ đủ mình ông ta nghe thấy.
“ Ông khát máu rồi sao? Vậy được, tôi nay có con mồi béo bở dành cho ông”
Khà…khà…khà…khà…khà…
Lão Chom-Bay lấy điện thoại gọi cho người đàn ông bí ẩn, đợi bên kia đầu dây vang lên giọng nói quen thuộc, ông ta chậm rãi nói:” Tấm bản đồ chúng ta giữ, nó là giả.”
Người đàn ông bên kia đầu dây ngạc nhiên quá đỗi, vội hỏi:” Ông nói thật chứ?”
Lão Chom-Bay gật đầu:” Thật, nhưng tôi đã mượn tay hắn ta đoạt lại tấm bản đồ thật. Nếu đúng nó đang ở chỗ thiếu gia nhà họ Nguyễn, thì kế hoạch của chúng ta không có gì thay đổi.”
Người đàn ông kia, nói:” Vậy tôi yên tâm rồi, còn về vụ tấm bản đồ giả, tôi sẽ tra ra ngọn ngành.” Nói xong người đàn ông đó cúp máy, đi đến bên cửa sổ, cầm điếu xì gà đưa lên miệng hút, ánh mắt nhìn xa xăm, khóe môi khẽ hiện ra một nụ cười.
—-
5h chiều…
Phát đang ngồi uống cafe trong quán, một gã đàn em chạy vào báo:
- Đại ca, em đã hoàn thành nhiệm vụ. Tối nay buồn quá, hay chúng ta đến quán bar ngắm mấy cô em chân dài đi anh.
Phát móc một điếu thuốc lá, rồi vứt gói thuốc lên bàn, châm lửa hút một hơi rồi bảo:
- Ai bảo tối nay chúng ta rảnh, chuẩn bị đi, tối nay ắt có kịch hay để xem.
Hai, ba gã đàn em tò mò, xúm lại nhao nhao hỏi:
- Có vụ hót à đại ca? Anh nói bọn em nghe được không? Đại ca nói úp úp mở mở làm bọn em nôn nao quá.
- Đúng đấy đại ca, anh nói ra đi, sốt ruột quá à.
Phát thản nhiên nói:
- Vội gì, cứ từ từ. Cơ mà chúng mày bây giờ phải chia nhau ra làm việc. Hai thằng mày, đi theo dõi nhỏ Ý An cho tao, canh tối nay nó có ra khỏi nhà hay không? Nếu có, phải bám sát nó cho tao, xem nó đi đâu báo lại cho tao biết. Còn hai đứa mày, theo dõi con nhỏ Thảo Vy cho tao, đừng để mất dấu. Tao muốn biết nhỏ Ý An toan làm gì con tiểu thư nhà giàu kia?
- Không lẽ anh nghĩ, con nhỏ Ý An nó âm mưu gì với con bé kia hay sao đại ca?
Phát chẹp lưỡi:
-Mày hỏi nhiều làm gì? Chẳng phải tao cũng như mày hay sao? Đang chờ trời tối xem hai đứa đó bày trò gì? Bây giờ cũng hơn 5h chiều rồi, bọn mày đi ăn cơm xong tới theo dõi hai đứa nó cho tao ngay đi, làm không được việc đừng trách tao đấy.
Đám đàn em vâng vâng dạ dạ, không đứa nào dám làm trái lệnh. Chỉ còn mình Phát ngồi nhâm nhi ly cafe, ngẫm sự đời. Cậu ta ngả lưng ra sau thành ghế, ngước mặt lên, nhả những làn khói trắng lên không trung, với một tâm trạng thư thái.
—-
Ý An ăn cơm tối xong, cô báo với ông ngoại mình sang nhà bạn học nhóm, ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi. Ông Bân không một chút nghi ngờ, dặn Ý An đi đường cẩn thận và nhớ về nhà sớm.
Ý An đạp xe đến cổng nhà cô hàng xóm, liền xuống xe đẩy vào sân nói cho mình gửi tạm, chốc nữa về lấy. Cô đi bộ ra đầu đường, vẫy xe ôm bảo bác tài chở mình đến chỗ Thảo Vy đang học thêm.
8h tối, Thảo Vy vừa tan lớp học thêm, cô đang đứng trước cổng nhà cô giáo đợi mẹ đến đón, thì bất ngờ điện thoại có âm báo tin nhắn. Nhìn vào màn hình Thảo Vy quá ngạc nhiên, thì ra đó là tin nhắn của cô em họ Kim Huệ, người đang mất tích đã hơn 10 ngày nay.
“Chị Thảo Vy…chị đến địa chỉ này đón em về nhé. Xe em bị hỏng giữa đường.”
Cô không nhắn lại, bấm thẳng vào số máy gọi, song không ai nghe máy. Thảo Vy lo lắng liền gõ một tin nhắn gửi đi:
“ Kim Huệ, em ở yên đó, chị sẽ đến ngay. Mọi người đang mong em về nhà lắm đấy em biết không? Cô Nga tiều tuỵ vì lo cho em bao ngày nay ốm lên ốm xuống.”
Bài giây sau, điện thoại cô nhận được tin nhắn hồi âm:” Vâng, chị đến ngay đi, ở đây chẳng có ai cả, em sợ lắm.”
Thảo Vy nhắn:” Được rồi, chị đến ngay đây.”
Nhắn tin xong Thảo Vy rướn người ngóng ra con đường tối om phía trước, cô lảm nhảm trong miệng:” Mẹ ơi mẹ ..đến ngay đi mẹ ơi..” đứng chờ mẹ hơn 5 phút mà vẫn không thấy xe đến đón, Thảo Vy sợ Kim Huệ chờ lâu, đành chạy ra đường lớn vẫy xe taxi, đến điểm hẹn mà Kim Huệ nhắn.
Đúng lúc Ý An cũng vừa đến, cô trông thấy Kim Huệ vừa leo lên xe taxi, liền vỗ vai bác xe ôm, chỉ vào chiếc taxi đằng trước, hối bác tài:” Bác ơi bác, bác đuổi theo chiếc xe taxi kia dùm con với, con có việc gấp lắm, bác đừng để mất dấu nhé.”
- Ừ, vậy bấu chặt vào, cũng may giờ này đường vắng.
Đuổi theo chiếc xe chở Thảo Vy cả một đoạn đường mấy km, cuối cùng chiếc taxi rẽ sang con đường hướng ra phía ngoại ô thành phố, nơi dân cư sinh sống thưa thớt, thậm chí con đường hai bên cỏ hoang mọc rậm rịt. Bác xe ôm chạy cách một đoạn xa để giữ an toàn sợ chiếc xe phía trước phát hiện theo lời đề nghị của Ý An. Họ thấy chiếc xe taxi rẽ vào con đường đất phía bên tay trái thì bác xe ôm dừng lại, nói.
- Đoạn đường này vắng lắm, lại không có đèn đường. Xung quanh đây toàn dân tứ xứ đến ở thôi, chưa kể đằng kia có mấy công trình bỏ hoang lâu năm, đám dân xì ke chúng nó hay tụ tập ở đây hút chích lắm. Bác khuyên cháu không nên vào đấy, rất nguy hiểm.
Ý An nhảy xuống khỏi xe, mắt vẫn dõi theo điểm dừng của chiếc taxi không rời mắt. Cô móc tiền ra trả cho bác xe ôm, giả bộ nói:
- Không sao đâu bác, cháu biết tự bảo vệ mình. Người ngồi trên chiếc xe kia là chị họ cháu, cháu đến gọi chị ấy về. Bác về đi, tí nữa cháu đón taxi về luôn cùng chị ấy.
Bác xe ôm gật đầu, quay đầu xe, trước khi đi vẫn dặn Ý An:” Cẩn thận nhé!”
- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều.
Chờ bác xe ôm đi khuất, Ý An bấy giờ mới rón rén mò mẫm từng bước, tiếp cận Thảo Vy.
Bầu trời phía trước tối đen như mực.
Xem Tiếp Chap 30 : Tại Đây
Đăng nhận xét