Yểm Mạng "chap 27"
Tác Giả : Trần Đan Linh
Xem Lại Chap 26 : Tại Đây
Kiều rón rén đi vào nhà thật khẽ, cô tháo luôn đôi giày để không phát ra tiếng động, chỉ sợ bố mình biết.
Bỗng, tiếng quát của ông Sơn làm Kiều giật nảy mình:” Con vừa đi đâu về?”
Kiều đưa tay vỗ ngực, tự trấn an, cúi gằm mặt xuống lí nhí đáp:” Dạ con đi chơi..”
Choang…Kiều vừa dứt lời, ông Sơn nắm luôn ấm nước ném xuống đất, khiến nó vỡ tung toé mảnh sành vương vãi ra khắp sàn nhà. Ông Sơn đứng phắt dậy, tức giận chỉ tay vào mặt con gái, la mắng:
- Mày biết nói dối từ khi nào thế hả? Tao sinh mày ra nuôi mày ăn học lớn chừng này, chưa một ngày kể công, vậy mà mày vì thằng nhãi ranh đó mà không chừa cho bố mẹ mày một chút sĩ diện.
Kiều đỏ bừng mặt, chưa khi nào cô thấy bố lại giận đến mức này, không chỉ mắng nhiếc cô mà còn đập vỡ đồ.
Kiều nói:
- Con lớn rồi mà bố, hơn nữa anh Lâm Phong đâu phải người xa lạ gì? Ông ngoại cũng rất quý anh ấy mà bố. Nếu bọn con tiến được xa hơn, thì….
Bỗng, tiếng quát của ông Sơn làm Kiều giật nảy mình:” Con vừa đi đâu về?”
Kiều đưa tay vỗ ngực, tự trấn an, cúi gằm mặt xuống lí nhí đáp:” Dạ con đi chơi..”
Choang…Kiều vừa dứt lời, ông Sơn nắm luôn ấm nước ném xuống đất, khiến nó vỡ tung toé mảnh sành vương vãi ra khắp sàn nhà. Ông Sơn đứng phắt dậy, tức giận chỉ tay vào mặt con gái, la mắng:
- Mày biết nói dối từ khi nào thế hả? Tao sinh mày ra nuôi mày ăn học lớn chừng này, chưa một ngày kể công, vậy mà mày vì thằng nhãi ranh đó mà không chừa cho bố mẹ mày một chút sĩ diện.
Kiều đỏ bừng mặt, chưa khi nào cô thấy bố lại giận đến mức này, không chỉ mắng nhiếc cô mà còn đập vỡ đồ.
Kiều nói:
- Con lớn rồi mà bố, hơn nữa anh Lâm Phong đâu phải người xa lạ gì? Ông ngoại cũng rất quý anh ấy mà bố. Nếu bọn con tiến được xa hơn, thì….
Kiều vừa nói đến đây, ông Sơn lớn tiếng cắt ngang câu nói của cô, trừng mắt nghiến răng đay nghiến:
- Im mồm cho tao. Mày nói mày lớn? Mới mười sáu tuổi đầu mà lớn cái gì? Học thì không lo học, sắp thi học kỳ đến nơi rồi, còn bày đặt dở cái thói đĩ điếm đi cua trai? Tao không muốn mày đi vào vết xe đổ của mẹ mày, vì mày là con gái tao? Nhớ chưa…?
Bà Nga đứng trên lầu chết lặng khi nghe được câu này phát ra từ miệng người chồng mình sống chung mấy chục năm, mà cảm thấy mình bị tổn thương vô cùng. Trước giờ bà vẫn biết ông Sơn không yêu thương gì mình, năm đó ông lấy bà cũng vì gia thế nhà mình giàu có, muốn mượn cuộc hôn nhân để bước vào hào môn làm rể, lấy đó làm bàn đạp cho tương lai của mình.
Song ông ấy chưa một lần sỉ nhục hay mắng nhiếc bà về chuyện bà chưa chồng mà đã có con, tình cảm giữa ông Sơn và Kim Huệ tuy không được như cha con ruột thịt, nhưng ông ấy cũng chẳng ghét bỏ gì Kim Huệ. Vậy mà hôm nay, nghe những lời này bà cảm thấy như có ngàn cây kim đâm vào tim mình, nó đang âm ỉ rỉ máu.
Kiều rơm rớm nước mắt, nói:
- Bố mắng con cũng được, nhưng đừng lôi mẹ vào chuyện này. Mẹ ngày xưa sinh chị Kim Huệ với người mình yêu, chuyện đó thì có sai? Hơn nữa, nếu người yêu của mẹ chú ấy không bị tai nạn qua đời, thì chắc gì bố đã lấy được mẹ.
Bốp…bà Nga giật mình nhìn xuống, định lên tiếng nhưng lại thôi. Hai hàng nước mắt bắt đầu trực trào rơi.
Kiều bị bố tát một cái muốn cháy má, cô oà khóc nức nở, đôi môi run rẩy thốt không thành lời. Kiều nhìn bố đầy hờn dỗi. Đây cũng là lần đầu tiên cô bị bố đánh chỉ vì một chuyện cỏn con không đáng, bao năm nay bố cưng chiều cô, song lại chưa một lần ngồi im lắng nghe nguyện vọng của con gái. Đôi vai gầy yếu rung lên bần bật, khi Kiều thấy ánh mắt của bố mình, nó không giống như thường ngày.
- Bố..con sai rồi, con xin lỗi.
Ông Sơn nắm tóc con gái bật ngửa ra sau, ngó sát vào mặt con gái, nói:
- Tao nói cho mày nghe lần cuối. Muốn sống yên trong cái nhà này, thì đừng có dại mà đội ông ngoại và mẹ mày lên đầu. Mày biết tao rất ghét điều đó rồi còn gì? Cơ ngơi này, và cả những thứ mẹ con mày ăn xài thường ngày, là do một tay tao làm lên, hay cho ông ngoại mày mang lại?
- Con..con..xin lỗi. Bố thả con ra, bố làm con đau.
Bà Nga từ trên lầu chạy xuống, kéo tay ông Sơn giật ra khỏi mái tóc của con gái. Bà ôm Kiều vào lòng ngoảnh lại trách chồng:
- Mình làm gì thế? Mình đối xử với con gái như vậy là quá đáng rồi đấy. Con nó sai chúng ta sẽ từ từ dạy bảo, có cần phải đánh con vậy không?
Ông Sơn liếc đôi mắt rực lửa nhìn vợ giận dữ. Ánh mắt sắc lạnh không một chút ấm áp ấy khiến bà Nga ớn lạnh. Kiều ngục đầu vào ngực mẹ, khóc huhu như một đứa trẻ.
- Con gái, để mẹ đưa con về phòng.
Nói xong, bà Nga vừa quay người đi thì ông Sơn lớn giọng quát:
- Tôi đã cho phép mẹ con cô đi chưa? Đẻ con gái ra quả đúng là đeo quả bom nổ chậm, không canh chừng chúng nó lại dở cái thói động nứng ra đi ngủ với trai, rồi vác cái bụng bầu về đây khóc lóc.
Bà Nga gào lên:
- Mình thôi đi, chuyện của tôi xin mình đừng áp đặt lên đầu bọn trẻ.
- Cô…???
- Muốn đánh muốn đấm thì mình cứ nhắm vào tôi, đừng có giận cá chém thớt, bọn trẻ không có tội.
Dứt lời, bà Nga dìu Kiều lên phòng. Suốt buổi cãi vã to tiếng Trang đứng trên lâu đều nghe thấy hết. Song nét mặt của Trang lạnh tanh không một chút thương cảm, còn tỏ ra hả hê khi trông thấy người chị song sinh của mình bị bố đánh.
Trang lặng lẽ quay về phòng, đóng cửa im lìm xem như chưa hề chứng kiến.
Ông Sơn hậm hực đi một mạch lên phòng sách, căn mật thất dần hiện ra khi bức tường vừa hé. Một mùi tanh tưởi hôi thối nồng nặc từ bên trong toả ra, nghe nợm cổ, là mùi tử thi đang phân huỷ. Song ông ta không hề cảm thấy kinh tởm đối với thứ mùi này, ngược lại còn tỏ ra thích thú khi bao quanh gian mật thất, toàn là mùi tử khí bốc ra.
Ông ta đi vòng ra phía sau bàn thờ, khẽ vén tấm khăn trải bàn vắt gọn lên, để lộ một nắp cống ngay dưới chân bàn. Hay nói đúng hơn, đó là một cái hố vuông vắn vừa với viên gạch lát nền, bên trên hố là một tấm gỗ vuông có gắn quai cầm. Ông ta đưa tay vào nhấc nắp đậy để sang một bên, mùi thối nồng nặc xộc thẳng vào khoang mũi, lởn vởn mãi không tan. Ông Sơn với cây đèn pin soi, ghé mắt nhìn xuống, vẫn là cảnh tượng quen thuộc hiện ra, ông ấy không tỏ ra sợ hãi, sắc mặt quá đỗi bình thản.
Bên dưới, ba bốn cái đầu người nát bét vẫn chưa phân huỷ hết, nổi trên mặt nước sâm sấp đen xì, có đầu vẫn còn nguyên đôi mắt trắng ởn lòi ra khỏi hốc mắt, đám giòi trắng, xám, con to con nhỏ, con tròn con rẹt, thi nhau bò lúc nhúc từ những hốc mắt, hốc mũi, lỗ tai, và trên những mảng thịt thối gặm nhấm. Đáng sợ hơn vẫn là những khúc chân, tay chương phình, đen thui, cảm giác chỉ cần chạm nhẹ vào những đoạn tứ chi kia, thì thịt thà trên đó sẽ mềm nhũn vỡ ra bấy bứa. Lớp mỡ ngả màu vàng đục đọng trên bề mặt nước, thành từng mảng.
Cái hố này không sâu lắm, nhưng thiết kế bên dưới lại khá rộng, nhìn vào cảm tưởng nó gần giống một cái bể phốt nằm dưới sàn nhà, và gian phòng này ông ta đặc biệt thiết kế khá tỉ mỉ, bên dưới là tầng hầm để xe. Đây là cái hố ông Sơn dùng chứa xác của các nạn nhân mỗi khi mình ra tay sát hại, chặt rời các tứ chi rồi ném xuống. Dĩ nhiên, có một đường ống dẫn nước thải từ trên bể chứa xác chết xuống đất, đường ống này được ông ta gắn trong trụ cột nhà.
Ông ta nhìn một lúc rồi nhấc mặt ra khỏi miệng hố, đứng dậy đi ra ngăn tủ, hai gói thuốc bột màu trắng trên nhãn mác toàn chữ tàu và hình đầu lâu. Ông ta xé miệng túi, rắc hết hai gói bột xuống hố, làm xong xuôi, ông Sơn nhấc nắp đậy kín y như cũ.
Thì ra đây là một loại thuốc bột được ông Sơn từ Trung Quốc, có tác dụng dùng để khử mùi thối, và làm phân hủy nhanh những tạp chất khó tan, kể cả rác thải cứng rắn, xác người chết, hay xác động vật.
Ông ta đưa con dao nắm chặt vào lòng bàn tay, nhỏ lên đầu lâu mấy giọt nuôi lão quỷ. Chiếc sọ người rung lên bần bật, hút khô những giọt máu trên tay ông Sơn vừa nhỏ xuống, tỏa ra một làn khói đen mỏng mang theo mùi khét. Làn khói đen ấy dần ngưng tụ lại thành một dải, sau đó chui tọt vào mặt dây chuyền hình đầu lâu mà ông Sơn đeo trên cổ. Mặt sợi dây loá lên vài tia sáng đỏ chót, rồi tắt ngấm.
Ông ta vẫn chưa dừng lại, mở ngăn tủ lấy một con hình nhân bằng vải, trên ngực hình nhân có dán một tờ giấy màu vàng nhạt, nhỏ chỉ bằng hai ngón tay nhập lại, chiều dài tờ giấy bằng chiều dài con hình nhân, bên trên tờ giấy có ghi tên một người” Hoàng Thảo Vy”.
Tay ông ta đưa lên, nắm chặt con dao thêm một lần nữa vào lòng bàn tay, miết một đường dài khiến máu trên tay chảy xuống, trét kín lên hình nhân vải, lảm nhảm trong miệng.
- Mấy người đừng trách tôi độc ác, bao năm nay tôi nhịn nhục cúi đầu trước mấy người như vậy là đủ rồi. Xem thường tôi ư? Ha ha…cứ chờ xem, tôi sẽ khiến nhà mấy người thê thảm cỡ nào?
Ông ta lấy tấm khăn chùi sạch vết máu trên lưỡi dao, tra nó vào vỏ, để lại chỗ cũ. Ông Sơn nhấc hình nhân lên ngắm nghía một lúc rồi đặt xuống bên cạnh những con hình nhân khác, đóng sầm ngăn kéo lại.
Chuông điện thoại phía ngoài bàn đọc sách bỗng vang lên, ông ta bước vội ra nghe máy, cất tiếng hỏi tỉnh bơ:
- Có chuyện gì?
Bên kia chính là giọng ông Hào, người bạn thân năm nào vọng đến:
- A Ngưu, mày nghe chuyện gì kia?
Ông Sơn không trả lời. Biết bây giờ A Ngưu đã thay tên đổi họ, ông Hào liền hỏi lại:
- Sơn, ông đã nghe chuyện gì chưa?
Ông Sơn nhếch môi cười, bấy giờ mới chịu lên tiếng:
- Nói nghe thử đi, chẳng nhẽ tôi lại bỏ qua chuyện vui gì hay sao?
Ông Hào lo lắng nói:
- Vui vui cái con khỉ? Ông không biết tin thằng cháu đích tôn nhà họ Nguyễn đã về nước? Nó còn đang lo vụ sửa sang lại căn biệt thự. Khốn kiếp, không biết thằng nhãi ranh đó định giở trò gì?
Ông Sơn hừ một tiếng, bình thản nói:
- Chỉ có vậy thôi, mà ông đã run như cầy sấy? Đúng là một kẻ nhát gan.
- Mẹ kiếp, ông thôi ngay cái giọng dạy đời đi, đừng tưởng làm con rể nhà hào môn mấy chục năm mà quên đi thân phận thật của mình. Hôm tôi nghe nói, thằng ranh con ấy đã bỏ tiền ra thuê thám tử tư về tận quê điều tra lý lịch, của những người thoát ly ra khỏi thành phố năm ấy, cái năm mà cả gia đình nhà họ Nguyễn bị chúng ta sát hại. Và đừng quên, cả ba chúng ta đều có trong danh sách hắn tìm được.Tôi gọi đến chỉ muốn nhắc nhở cảnh báo cho ông biết, hãy cẩn thận từ lời nói đến hành động, kẻo chết cả lũ. Còn vụ cái tên họ giả kia của ông, e là cũng đã bị lộ.
Ông Sơn nghe xong cúp máy, ném thẳng chiếc điện thoại mạnh vào tường, cả cơ thể run lên vì giận.
—-
Phía bên nhà ông Hào, ông ta cũng đang lo lắng không kém. Ông Hào và hai gã đồng bọn sống êm đềm hạnh phúc bao nhiêu năm nay, ăn ngon ngủ kỹ, tận hưởng cuộc sống sang giàu bên vợ đẹp con ngoan, cũng chưa từng nằm mơ đến những chuyện tàn ác mà họ gây ra trong quá khứ. Song giờ đây ông ta đang sợ hãi, một nỗi sợ vô hình bắt đầu nhen nhóm, ông Hào cố nghĩ cách xem phải làm sao để vẹn cả đôi đường, mà bản thân mình không dính líu gì đến chuyện cũ.
Ông Hào cầm điện thoại, trượt màn hình tìm một cái tên quen thuộc, ngập ngừng một lúc mới quyết định gọi.
Vẫn là giọng nói ấy vang lên từ phía bên kia đầu dây, tuy gần hai mươi năm nay ông Hào chưa hề nghe lại, song làm sao ông quên được giọng nói ấy, giọng nói đã làm thay đổi cả cuộc đời mình.
- Tôi nghe, có việc gì mà ông gọi cho tôi giờ này?
Ông Hào rút khăn mùi xoa đưa lên lau những giọt mồ hôi đang lăn dài hai bên thái dương, dường như ông ta rất sợ người đàn ông phía bên kia đầu dây, đôi môi mấp máy, lắp bắp nói:
- Ông chủ, tôi có việc cần bẩm báo.
- Nói đi, tôi nghe.
- Thằng nhóc nhà họ Nguyễn nó đã về Việt Nam từ tháng trước, hắn không những đang điều tra hung thủ sát hại gia đình mình, mà còn đang sửa chữa căn biệt thự, nghe đâu hắn muốn làm khu du lịch để đón khách tham quan, tới khám phá căn biệt thự ma ám. Hắn đang điều tra từ những người năm xưa thoát ly ra khỏi thành phố vào mốc thời gian gia đình hắn xảy ra tai nạn. Và đã tra ra được những người thoát ly năm đó. Năm người thì có đến ba người liên quan đến vụ án. Tôi sợ hắn sẽ sớm phát hiện ra tấm bản đồ bị tôi lấy đi, như vậy mong ông chủ có sự chuẩn bị trước.
Người đàn ông bên kia cười nhạt, điềm tĩnh trả lời.
- Ông cứ bình tĩnh, tôi vẫn là người nắm đằng chuôi kia mà. Còn về tấm bản đồ ấy, nó không còn trong tay ông, cũng không ở chỗ tôi, tạm thời chúng ta cứ ám binh bất động, chờ xem mọi chuyện thế nào, khi đó tôi sẽ tính tiếp và báo cho ông hay.
- Vâng thưa ông chủ, tôi đã hiểu ý của ông chủ.
- Tốt lắm. À còn việc này ông cũng cần phải nhớ, chuyện ông lấy tấm bản đồ mang đi, tuyệt đối không được kể cho hai người bạn của ông nghe, cũng như những người khác. Mọi chuyện còn lại, để tôi xử lý.
Nói xong người đàn ông đó cúp máy. Ông Hào lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Thực ra kế hoạch giế.t người cướp của xảy ra từ mười bảy năm trước, là do một tay người đàn ông bí ẩn kia vạch ra, ông Hào cũng chỉ là một chân sai vặt được người ta thuê về để thực hiện kế hoạch. Với lời hới số của cải vơ vét được ở nhà ông Hưng, sẽ do ông Hào làm chủ, đổi lại, ông Hào phải lấy được tấm bản đồ bảo bối gia truyền của nhà họ Nguyễn đang nắm giữ, còn bên trong tấm bản đồ ấy có gì thì ông Hào hoàn toàn không hay biết. Hay nói thẳng ra ông Hào không bận tâm đến điều nó, bởi với ông, số của cải vơ vét được trong vụ án, cộng với số tiền công mà người đàn ông bí ẩn kia chi trả, nó đã quá nhiều so với kỳ vọng của mình.
Ông Hào không thể ngờ rằng, cuộc nói chuyện vừa rồi của mình vô tình bị Khải, con trai ông nghe được. Khải lặng lẽ rời khỏi, cậu giờ đây như người mộng du thẫn thờ bước đi. Hình ảnh người cha mẫu mực, người cha thành đạt trong mắt cậu bỗng chốc biến thành một kẻ giết người. Cậu suy sụp, ngoảnh lại nhìn ngắm cơ ngơi đồ sộ nhà mình, ngắm những chiếc xe hơi sang trọng, bất giác cậu bật khóc. Cậu tự hỏi bản thân” Chẳng nhẽ tất những thứ này tất cả đều do bố mình dùng số tiền cướp được để gầy dựng lên…?” Cậu không thể tin đó là sự thật.
Sáng sớm, chưa thấy con trai xuống ăn sáng, bà Loan ngước lên gọi:
- Khải ơi! Mau dậy ăn sáng còn đi học con ơi.
Tiếng bà Loan gọi con trai vang lên làm ông Hào buông tờ báo trên tay xuống, gỡ cặp mắt kính lão ra khỏi mắt, nhìn vợ hỏi:
- Con hôm nay nó vẫn chưa dậy hả em? Hay do hôm qua thức khuya học bài,nên sáng nay cu cậu làm biếng? Cũng phải thôi, sắp thi đến nơi rồi.
Bà Loan thở dài đáp:
- Em cũng không biết, nhưng tối qua em thấy phòng con tắt đèn đi ngủ từ sớm. Thôi để em lên phòng con xem sao, sợ thằng bé học quá sức thì khổ.
Bà Loan toan quay lên phòng gọi con trai, thì thấy Khải từ trên lầu đi xuống. Trông sắc mặt của Khải xanh xao hốc hác, bà Loan lo lắng hỏi:
- Khải, lại đây mẹ hỏi.
- Dạ, mẹ hỏi gì con ạ?
- Theo mẹ sang đây!
Khải mệt mỏi bước theo mẹ sang phòng khách, ông Hào cũng đang ngồi ở đó. Bà Loan kéo con trai ngồi xuống bên cạnh mình, vuốt ve mái tóc suýt xoa.
- Bộ cô giáo cho nhiều bài tập quá sao con? Hay nhà trường ra nhiều đề cương bắt học sinh ôn chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm? Mà mẹ thấy con tiều tuỵ đi trông thấy.
Khải cười nhạt, liếc nhìn bố mình nói bâng quơ:
- Không phải đâu mẹ à, tại trong lòng con cảm thấy thất vọng một chút, khi nhận ra người mình quý mến và trân trọng nhất lại mang trên mình bộ mặt giả tạo.
Ông Hào nghe xong ngước mắt lên nhìn con trai, song vì nghĩ ở lứa tuổi của Khải, đang bắt đầu biết yêu thương, biết có tình cảm với người khác giới, nên nó nói ra những câu mang hơi hướng giận hờn vu vơ. Ông thấy hai mẹ con đang tâm sự với nhau nên cũng không tiện xen vào.
Bà Nga cười xòa, vỗ vào tay con trách yêu:” Tin sư nhà anh, vậy mà anh làm mẹ lo lắng. Sao nào…đã thầm thương con gái nhà người ta rồi hay sao? Mẹ không cấm cản con chuyện yêu đương, vì mẹ biết tầm tuổi của con đang bắt đầu khám khá tò mò muốn biết nhiều thứ trong cái thế giới rộng lớn này. Có điều, mẹ cấm con không được đi quá xa, không những con sẽ làm khổ con gái nhà người ta, mà bản thân con còn quá nhỏ để đứng ra nhận trách nhiệm đối với bất kỳ một ai đó, trong một phút bốc đồng của bản thân. Con hiểu ý mẹ chứ?”
Khải mỉm cười:
- Sao mẹ không cấm con yêu luôn, lại cấm con không được làm khổ con gái nhà người ta?
Bà Nga nhìn con trai trìu mến, nói:
- Bởi mẹ biết, mẹ không làm được điều đó. Mẹ chỉ có thể khuyên con, chứ không thể đi theo con suốt 24h cấm cản. Cái này là ở ý thức của bản thân mình con ạ. Con còn nhỏ, vẫn còn cả tương phía trước, nếu con không lo được cho bản thân mình thì làm sao có thể lo được cho gia đình sau này? Thời của mẹ ở độ tuổi của con, cũng biết thầm thương trộm nhớ một ai đó, song mẹ nghĩ, những mối tình tuổi học trò, tuy trong sáng, hồn nhiên, thơ ngây…nhưng chỉ mang lại cho ta những cảm giác khát khao, chứ không cho ta sự bền lâu và hạnh phúc.
Khải ngồi nghe mẹ nói mà lòng buồn rười rượi, cậu biết mẹ nói vậy vì lo lắng và muốn tốt cho mình, song điều khiến cậu buồn lòng không phải chuyện trai gái trong trường học, mà chính là sự thật bố đang che giấu hai mẹ con suốt bao nhiêu năm nay.
—-
Hôm nay Ý An đến trường sớm hơn mọi ngày, vết thương trên tay cô không còn chảy máu nữa, cũng đỡ đau hơn đêm qua, nhưng Ý An vẫn cẩn thận mỗi khi cử động cánh tay, tránh hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
Châu Anh vừa xuống khỏi xe đã chạy đến khoác tay Ý An, hỏi:
- Ý An, cuối tuần này cậu sang nhà mình dùng cơm nhé? Mẹ và mình tha thiết mời cậu đấy. À, cả ông ngoại cậu nữa, mẹ bảo sẽ cho xe sang đón.
Ý An khẽ nhăn mặt, do Châu Anh vừa vô tình chạm vào vết thương. Ánh mắt cô vẫn xa xăm, đợi chờ ai đó xuất hiện ở con đường phía trước mặt.
Châu Anh không thấy Ý An để ý đến lời mình nói, cô hơi buồn, song để ý thấy Ý An cứ nhìn trân trân ra phía con đường trước mặt, không biết Ý An đang ngóng ai? Châu Anh nhìn theo hướng Ý An chỉ, rồi lại nhìn cô bạn của mình đang đứng đơ như kẻ mất hồn, hét luôn vào mặt thật lớn, làm Ý An giật mình.
- Phan Ý An, cậu bị ma nhập hay sao mà cứ đứng đơ ra như khúc thế này?
Ý An chớp chớp mắt, ngoảnh lại nhìn Châu Anh, hỏi:
- Ủa, cậu đến khi nào vậy?
Châu Anh bĩu môi:
- Ôi giời ơi, mình đến từ nãy. Mà cậu đứng đây làm gì? Đừng nói đang đợi anh nào đấy nhé? Khai thật đi, cậu thương ai rồi có đúng không?
Ý An lườm cô bạn, nhéo Châu Anh một cái thật đau, thanh minh:
- Làm ơn đi cô nương, cô nương xem phim ngôn tình nhiều quá chăng? nên nhìn đâu cũng đoán người ta đang yêu nhau. Mình chỉ đứng đây đợi Thảo Vy?
Châu Anh ngạc nhiên, mở tròn xoe đôi mắt, hỏi lại:
- Thảo Vy? Lớp mình làm gì có bạn học nào tên Thảo Vy?
- Không phải lớp mình, mà cô ấy học trên mình một khoá.
- Thế cậu muốn gặp chị ấy làm gì?Trước giờ mình có thấy bạn kết giao chơi thân với mấy anh chị học khóa trên đâu?
Vẻ mặt của Ý An bỗng trở nên nghiêm nghị, nhìn chăm chăm vào đôi mắt của Châu Anh, gặng hỏi.
- Chuyện đó mình sẽ kể cho bạn nghe sau. Còn bây giờ mình hỏi bạn điều này, bạn hứa trả lời mình thật lòng chứ? Không giấu giếm…?
Chưa bao giờ Châu Anh thấy cô bạn thân của mình tỏ ra nghiêm túc như lúc này, dù chưa biết Ý An hỏi gì, song Châu Anh vẫn gật đầu đồng ý.
- Ừ, cậu hỏi đi, mình biết mình sẽ trả lời.
Ý An hỏi:
- Cậu có hay vẽ tranh không?
Châu Anh gật đầu:
- Mình vẽ thường xuyên ấy mà. Cậu đừng quên mẹ mình là một kiến trúc sư có tiếng trong thành phố đấy nhé. Tài năng hội hoạ của mình chắc do được thừa hưởng từ gen của mẹ. Mình rất thích điều đó.
Ý An xua xua tay:
- Mình không hỏi về những bức tranh phong cảnh cậu hay vẽ, mà ý mình muốn hỏi về những bức tranh cậu vẽ trên lớp kia. Ví dụ như bức này nè..
Ý An nói đến đây, vừa định lấy bức vẽ hôm qua mình tô màu ra cho Châu Anh xem để hỏi, nhưng đúng lúc ấy Thảo Vy đi đến, Ý An liền lật đật nhét nó vào túi, bỏ mặc Châu Anh đứng một mình ngơ ngác trông theo, chẳng hiểu cô bạn thân của mình đang làm gì? Trong mắt Châu Anh, hôm nay Ý An thật lạ, có những cử chỉ thái độ khác hẳn với mọi ngày.
Ý An gọi lớn:
- Thảo Vy, Thảo Vy ơi…chị chờ em với, em muốn nói chuyện với chị một lát.
Châu Anh thở dài, đứng nói một mình:
- Hôm nay bạn ấy lạ quá, không biết là có chuyện gì nữa đây?
Kiều rơm rớm nước mắt, nói:
- Bố mắng con cũng được, nhưng đừng lôi mẹ vào chuyện này. Mẹ ngày xưa sinh chị Kim Huệ với người mình yêu, chuyện đó thì có sai? Hơn nữa, nếu người yêu của mẹ chú ấy không bị tai nạn qua đời, thì chắc gì bố đã lấy được mẹ.
Bốp…bà Nga giật mình nhìn xuống, định lên tiếng nhưng lại thôi. Hai hàng nước mắt bắt đầu trực trào rơi.
Kiều bị bố tát một cái muốn cháy má, cô oà khóc nức nở, đôi môi run rẩy thốt không thành lời. Kiều nhìn bố đầy hờn dỗi. Đây cũng là lần đầu tiên cô bị bố đánh chỉ vì một chuyện cỏn con không đáng, bao năm nay bố cưng chiều cô, song lại chưa một lần ngồi im lắng nghe nguyện vọng của con gái. Đôi vai gầy yếu rung lên bần bật, khi Kiều thấy ánh mắt của bố mình, nó không giống như thường ngày.
- Bố..con sai rồi, con xin lỗi.
Ông Sơn nắm tóc con gái bật ngửa ra sau, ngó sát vào mặt con gái, nói:
- Tao nói cho mày nghe lần cuối. Muốn sống yên trong cái nhà này, thì đừng có dại mà đội ông ngoại và mẹ mày lên đầu. Mày biết tao rất ghét điều đó rồi còn gì? Cơ ngơi này, và cả những thứ mẹ con mày ăn xài thường ngày, là do một tay tao làm lên, hay cho ông ngoại mày mang lại?
- Con..con..xin lỗi. Bố thả con ra, bố làm con đau.
Bà Nga từ trên lầu chạy xuống, kéo tay ông Sơn giật ra khỏi mái tóc của con gái. Bà ôm Kiều vào lòng ngoảnh lại trách chồng:
- Mình làm gì thế? Mình đối xử với con gái như vậy là quá đáng rồi đấy. Con nó sai chúng ta sẽ từ từ dạy bảo, có cần phải đánh con vậy không?
Ông Sơn liếc đôi mắt rực lửa nhìn vợ giận dữ. Ánh mắt sắc lạnh không một chút ấm áp ấy khiến bà Nga ớn lạnh. Kiều ngục đầu vào ngực mẹ, khóc huhu như một đứa trẻ.
- Con gái, để mẹ đưa con về phòng.
Nói xong, bà Nga vừa quay người đi thì ông Sơn lớn giọng quát:
- Tôi đã cho phép mẹ con cô đi chưa? Đẻ con gái ra quả đúng là đeo quả bom nổ chậm, không canh chừng chúng nó lại dở cái thói động nứng ra đi ngủ với trai, rồi vác cái bụng bầu về đây khóc lóc.
Bà Nga gào lên:
- Mình thôi đi, chuyện của tôi xin mình đừng áp đặt lên đầu bọn trẻ.
- Cô…???
- Muốn đánh muốn đấm thì mình cứ nhắm vào tôi, đừng có giận cá chém thớt, bọn trẻ không có tội.
Dứt lời, bà Nga dìu Kiều lên phòng. Suốt buổi cãi vã to tiếng Trang đứng trên lâu đều nghe thấy hết. Song nét mặt của Trang lạnh tanh không một chút thương cảm, còn tỏ ra hả hê khi trông thấy người chị song sinh của mình bị bố đánh.
Trang lặng lẽ quay về phòng, đóng cửa im lìm xem như chưa hề chứng kiến.
Ông Sơn hậm hực đi một mạch lên phòng sách, căn mật thất dần hiện ra khi bức tường vừa hé. Một mùi tanh tưởi hôi thối nồng nặc từ bên trong toả ra, nghe nợm cổ, là mùi tử thi đang phân huỷ. Song ông ta không hề cảm thấy kinh tởm đối với thứ mùi này, ngược lại còn tỏ ra thích thú khi bao quanh gian mật thất, toàn là mùi tử khí bốc ra.
Ông ta đi vòng ra phía sau bàn thờ, khẽ vén tấm khăn trải bàn vắt gọn lên, để lộ một nắp cống ngay dưới chân bàn. Hay nói đúng hơn, đó là một cái hố vuông vắn vừa với viên gạch lát nền, bên trên hố là một tấm gỗ vuông có gắn quai cầm. Ông ta đưa tay vào nhấc nắp đậy để sang một bên, mùi thối nồng nặc xộc thẳng vào khoang mũi, lởn vởn mãi không tan. Ông Sơn với cây đèn pin soi, ghé mắt nhìn xuống, vẫn là cảnh tượng quen thuộc hiện ra, ông ấy không tỏ ra sợ hãi, sắc mặt quá đỗi bình thản.
Bên dưới, ba bốn cái đầu người nát bét vẫn chưa phân huỷ hết, nổi trên mặt nước sâm sấp đen xì, có đầu vẫn còn nguyên đôi mắt trắng ởn lòi ra khỏi hốc mắt, đám giòi trắng, xám, con to con nhỏ, con tròn con rẹt, thi nhau bò lúc nhúc từ những hốc mắt, hốc mũi, lỗ tai, và trên những mảng thịt thối gặm nhấm. Đáng sợ hơn vẫn là những khúc chân, tay chương phình, đen thui, cảm giác chỉ cần chạm nhẹ vào những đoạn tứ chi kia, thì thịt thà trên đó sẽ mềm nhũn vỡ ra bấy bứa. Lớp mỡ ngả màu vàng đục đọng trên bề mặt nước, thành từng mảng.
Cái hố này không sâu lắm, nhưng thiết kế bên dưới lại khá rộng, nhìn vào cảm tưởng nó gần giống một cái bể phốt nằm dưới sàn nhà, và gian phòng này ông ta đặc biệt thiết kế khá tỉ mỉ, bên dưới là tầng hầm để xe. Đây là cái hố ông Sơn dùng chứa xác của các nạn nhân mỗi khi mình ra tay sát hại, chặt rời các tứ chi rồi ném xuống. Dĩ nhiên, có một đường ống dẫn nước thải từ trên bể chứa xác chết xuống đất, đường ống này được ông ta gắn trong trụ cột nhà.
Ông ta nhìn một lúc rồi nhấc mặt ra khỏi miệng hố, đứng dậy đi ra ngăn tủ, hai gói thuốc bột màu trắng trên nhãn mác toàn chữ tàu và hình đầu lâu. Ông ta xé miệng túi, rắc hết hai gói bột xuống hố, làm xong xuôi, ông Sơn nhấc nắp đậy kín y như cũ.
Thì ra đây là một loại thuốc bột được ông Sơn từ Trung Quốc, có tác dụng dùng để khử mùi thối, và làm phân hủy nhanh những tạp chất khó tan, kể cả rác thải cứng rắn, xác người chết, hay xác động vật.
Ông ta đưa con dao nắm chặt vào lòng bàn tay, nhỏ lên đầu lâu mấy giọt nuôi lão quỷ. Chiếc sọ người rung lên bần bật, hút khô những giọt máu trên tay ông Sơn vừa nhỏ xuống, tỏa ra một làn khói đen mỏng mang theo mùi khét. Làn khói đen ấy dần ngưng tụ lại thành một dải, sau đó chui tọt vào mặt dây chuyền hình đầu lâu mà ông Sơn đeo trên cổ. Mặt sợi dây loá lên vài tia sáng đỏ chót, rồi tắt ngấm.
Ông ta vẫn chưa dừng lại, mở ngăn tủ lấy một con hình nhân bằng vải, trên ngực hình nhân có dán một tờ giấy màu vàng nhạt, nhỏ chỉ bằng hai ngón tay nhập lại, chiều dài tờ giấy bằng chiều dài con hình nhân, bên trên tờ giấy có ghi tên một người” Hoàng Thảo Vy”.
Tay ông ta đưa lên, nắm chặt con dao thêm một lần nữa vào lòng bàn tay, miết một đường dài khiến máu trên tay chảy xuống, trét kín lên hình nhân vải, lảm nhảm trong miệng.
- Mấy người đừng trách tôi độc ác, bao năm nay tôi nhịn nhục cúi đầu trước mấy người như vậy là đủ rồi. Xem thường tôi ư? Ha ha…cứ chờ xem, tôi sẽ khiến nhà mấy người thê thảm cỡ nào?
Ông ta lấy tấm khăn chùi sạch vết máu trên lưỡi dao, tra nó vào vỏ, để lại chỗ cũ. Ông Sơn nhấc hình nhân lên ngắm nghía một lúc rồi đặt xuống bên cạnh những con hình nhân khác, đóng sầm ngăn kéo lại.
Chuông điện thoại phía ngoài bàn đọc sách bỗng vang lên, ông ta bước vội ra nghe máy, cất tiếng hỏi tỉnh bơ:
- Có chuyện gì?
Bên kia chính là giọng ông Hào, người bạn thân năm nào vọng đến:
- A Ngưu, mày nghe chuyện gì kia?
Ông Sơn không trả lời. Biết bây giờ A Ngưu đã thay tên đổi họ, ông Hào liền hỏi lại:
- Sơn, ông đã nghe chuyện gì chưa?
Ông Sơn nhếch môi cười, bấy giờ mới chịu lên tiếng:
- Nói nghe thử đi, chẳng nhẽ tôi lại bỏ qua chuyện vui gì hay sao?
Ông Hào lo lắng nói:
- Vui vui cái con khỉ? Ông không biết tin thằng cháu đích tôn nhà họ Nguyễn đã về nước? Nó còn đang lo vụ sửa sang lại căn biệt thự. Khốn kiếp, không biết thằng nhãi ranh đó định giở trò gì?
Ông Sơn hừ một tiếng, bình thản nói:
- Chỉ có vậy thôi, mà ông đã run như cầy sấy? Đúng là một kẻ nhát gan.
- Mẹ kiếp, ông thôi ngay cái giọng dạy đời đi, đừng tưởng làm con rể nhà hào môn mấy chục năm mà quên đi thân phận thật của mình. Hôm tôi nghe nói, thằng ranh con ấy đã bỏ tiền ra thuê thám tử tư về tận quê điều tra lý lịch, của những người thoát ly ra khỏi thành phố năm ấy, cái năm mà cả gia đình nhà họ Nguyễn bị chúng ta sát hại. Và đừng quên, cả ba chúng ta đều có trong danh sách hắn tìm được.Tôi gọi đến chỉ muốn nhắc nhở cảnh báo cho ông biết, hãy cẩn thận từ lời nói đến hành động, kẻo chết cả lũ. Còn vụ cái tên họ giả kia của ông, e là cũng đã bị lộ.
Ông Sơn nghe xong cúp máy, ném thẳng chiếc điện thoại mạnh vào tường, cả cơ thể run lên vì giận.
—-
Phía bên nhà ông Hào, ông ta cũng đang lo lắng không kém. Ông Hào và hai gã đồng bọn sống êm đềm hạnh phúc bao nhiêu năm nay, ăn ngon ngủ kỹ, tận hưởng cuộc sống sang giàu bên vợ đẹp con ngoan, cũng chưa từng nằm mơ đến những chuyện tàn ác mà họ gây ra trong quá khứ. Song giờ đây ông ta đang sợ hãi, một nỗi sợ vô hình bắt đầu nhen nhóm, ông Hào cố nghĩ cách xem phải làm sao để vẹn cả đôi đường, mà bản thân mình không dính líu gì đến chuyện cũ.
Ông Hào cầm điện thoại, trượt màn hình tìm một cái tên quen thuộc, ngập ngừng một lúc mới quyết định gọi.
Vẫn là giọng nói ấy vang lên từ phía bên kia đầu dây, tuy gần hai mươi năm nay ông Hào chưa hề nghe lại, song làm sao ông quên được giọng nói ấy, giọng nói đã làm thay đổi cả cuộc đời mình.
- Tôi nghe, có việc gì mà ông gọi cho tôi giờ này?
Ông Hào rút khăn mùi xoa đưa lên lau những giọt mồ hôi đang lăn dài hai bên thái dương, dường như ông ta rất sợ người đàn ông phía bên kia đầu dây, đôi môi mấp máy, lắp bắp nói:
- Ông chủ, tôi có việc cần bẩm báo.
- Nói đi, tôi nghe.
- Thằng nhóc nhà họ Nguyễn nó đã về Việt Nam từ tháng trước, hắn không những đang điều tra hung thủ sát hại gia đình mình, mà còn đang sửa chữa căn biệt thự, nghe đâu hắn muốn làm khu du lịch để đón khách tham quan, tới khám phá căn biệt thự ma ám. Hắn đang điều tra từ những người năm xưa thoát ly ra khỏi thành phố vào mốc thời gian gia đình hắn xảy ra tai nạn. Và đã tra ra được những người thoát ly năm đó. Năm người thì có đến ba người liên quan đến vụ án. Tôi sợ hắn sẽ sớm phát hiện ra tấm bản đồ bị tôi lấy đi, như vậy mong ông chủ có sự chuẩn bị trước.
Người đàn ông bên kia cười nhạt, điềm tĩnh trả lời.
- Ông cứ bình tĩnh, tôi vẫn là người nắm đằng chuôi kia mà. Còn về tấm bản đồ ấy, nó không còn trong tay ông, cũng không ở chỗ tôi, tạm thời chúng ta cứ ám binh bất động, chờ xem mọi chuyện thế nào, khi đó tôi sẽ tính tiếp và báo cho ông hay.
- Vâng thưa ông chủ, tôi đã hiểu ý của ông chủ.
- Tốt lắm. À còn việc này ông cũng cần phải nhớ, chuyện ông lấy tấm bản đồ mang đi, tuyệt đối không được kể cho hai người bạn của ông nghe, cũng như những người khác. Mọi chuyện còn lại, để tôi xử lý.
Nói xong người đàn ông đó cúp máy. Ông Hào lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Thực ra kế hoạch giế.t người cướp của xảy ra từ mười bảy năm trước, là do một tay người đàn ông bí ẩn kia vạch ra, ông Hào cũng chỉ là một chân sai vặt được người ta thuê về để thực hiện kế hoạch. Với lời hới số của cải vơ vét được ở nhà ông Hưng, sẽ do ông Hào làm chủ, đổi lại, ông Hào phải lấy được tấm bản đồ bảo bối gia truyền của nhà họ Nguyễn đang nắm giữ, còn bên trong tấm bản đồ ấy có gì thì ông Hào hoàn toàn không hay biết. Hay nói thẳng ra ông Hào không bận tâm đến điều nó, bởi với ông, số của cải vơ vét được trong vụ án, cộng với số tiền công mà người đàn ông bí ẩn kia chi trả, nó đã quá nhiều so với kỳ vọng của mình.
Ông Hào không thể ngờ rằng, cuộc nói chuyện vừa rồi của mình vô tình bị Khải, con trai ông nghe được. Khải lặng lẽ rời khỏi, cậu giờ đây như người mộng du thẫn thờ bước đi. Hình ảnh người cha mẫu mực, người cha thành đạt trong mắt cậu bỗng chốc biến thành một kẻ giết người. Cậu suy sụp, ngoảnh lại nhìn ngắm cơ ngơi đồ sộ nhà mình, ngắm những chiếc xe hơi sang trọng, bất giác cậu bật khóc. Cậu tự hỏi bản thân” Chẳng nhẽ tất những thứ này tất cả đều do bố mình dùng số tiền cướp được để gầy dựng lên…?” Cậu không thể tin đó là sự thật.
Sáng sớm, chưa thấy con trai xuống ăn sáng, bà Loan ngước lên gọi:
- Khải ơi! Mau dậy ăn sáng còn đi học con ơi.
Tiếng bà Loan gọi con trai vang lên làm ông Hào buông tờ báo trên tay xuống, gỡ cặp mắt kính lão ra khỏi mắt, nhìn vợ hỏi:
- Con hôm nay nó vẫn chưa dậy hả em? Hay do hôm qua thức khuya học bài,nên sáng nay cu cậu làm biếng? Cũng phải thôi, sắp thi đến nơi rồi.
Bà Loan thở dài đáp:
- Em cũng không biết, nhưng tối qua em thấy phòng con tắt đèn đi ngủ từ sớm. Thôi để em lên phòng con xem sao, sợ thằng bé học quá sức thì khổ.
Bà Loan toan quay lên phòng gọi con trai, thì thấy Khải từ trên lầu đi xuống. Trông sắc mặt của Khải xanh xao hốc hác, bà Loan lo lắng hỏi:
- Khải, lại đây mẹ hỏi.
- Dạ, mẹ hỏi gì con ạ?
- Theo mẹ sang đây!
Khải mệt mỏi bước theo mẹ sang phòng khách, ông Hào cũng đang ngồi ở đó. Bà Loan kéo con trai ngồi xuống bên cạnh mình, vuốt ve mái tóc suýt xoa.
- Bộ cô giáo cho nhiều bài tập quá sao con? Hay nhà trường ra nhiều đề cương bắt học sinh ôn chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm? Mà mẹ thấy con tiều tuỵ đi trông thấy.
Khải cười nhạt, liếc nhìn bố mình nói bâng quơ:
- Không phải đâu mẹ à, tại trong lòng con cảm thấy thất vọng một chút, khi nhận ra người mình quý mến và trân trọng nhất lại mang trên mình bộ mặt giả tạo.
Ông Hào nghe xong ngước mắt lên nhìn con trai, song vì nghĩ ở lứa tuổi của Khải, đang bắt đầu biết yêu thương, biết có tình cảm với người khác giới, nên nó nói ra những câu mang hơi hướng giận hờn vu vơ. Ông thấy hai mẹ con đang tâm sự với nhau nên cũng không tiện xen vào.
Bà Nga cười xòa, vỗ vào tay con trách yêu:” Tin sư nhà anh, vậy mà anh làm mẹ lo lắng. Sao nào…đã thầm thương con gái nhà người ta rồi hay sao? Mẹ không cấm cản con chuyện yêu đương, vì mẹ biết tầm tuổi của con đang bắt đầu khám khá tò mò muốn biết nhiều thứ trong cái thế giới rộng lớn này. Có điều, mẹ cấm con không được đi quá xa, không những con sẽ làm khổ con gái nhà người ta, mà bản thân con còn quá nhỏ để đứng ra nhận trách nhiệm đối với bất kỳ một ai đó, trong một phút bốc đồng của bản thân. Con hiểu ý mẹ chứ?”
Khải mỉm cười:
- Sao mẹ không cấm con yêu luôn, lại cấm con không được làm khổ con gái nhà người ta?
Bà Nga nhìn con trai trìu mến, nói:
- Bởi mẹ biết, mẹ không làm được điều đó. Mẹ chỉ có thể khuyên con, chứ không thể đi theo con suốt 24h cấm cản. Cái này là ở ý thức của bản thân mình con ạ. Con còn nhỏ, vẫn còn cả tương phía trước, nếu con không lo được cho bản thân mình thì làm sao có thể lo được cho gia đình sau này? Thời của mẹ ở độ tuổi của con, cũng biết thầm thương trộm nhớ một ai đó, song mẹ nghĩ, những mối tình tuổi học trò, tuy trong sáng, hồn nhiên, thơ ngây…nhưng chỉ mang lại cho ta những cảm giác khát khao, chứ không cho ta sự bền lâu và hạnh phúc.
Khải ngồi nghe mẹ nói mà lòng buồn rười rượi, cậu biết mẹ nói vậy vì lo lắng và muốn tốt cho mình, song điều khiến cậu buồn lòng không phải chuyện trai gái trong trường học, mà chính là sự thật bố đang che giấu hai mẹ con suốt bao nhiêu năm nay.
—-
Hôm nay Ý An đến trường sớm hơn mọi ngày, vết thương trên tay cô không còn chảy máu nữa, cũng đỡ đau hơn đêm qua, nhưng Ý An vẫn cẩn thận mỗi khi cử động cánh tay, tránh hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
Châu Anh vừa xuống khỏi xe đã chạy đến khoác tay Ý An, hỏi:
- Ý An, cuối tuần này cậu sang nhà mình dùng cơm nhé? Mẹ và mình tha thiết mời cậu đấy. À, cả ông ngoại cậu nữa, mẹ bảo sẽ cho xe sang đón.
Ý An khẽ nhăn mặt, do Châu Anh vừa vô tình chạm vào vết thương. Ánh mắt cô vẫn xa xăm, đợi chờ ai đó xuất hiện ở con đường phía trước mặt.
Châu Anh không thấy Ý An để ý đến lời mình nói, cô hơi buồn, song để ý thấy Ý An cứ nhìn trân trân ra phía con đường trước mặt, không biết Ý An đang ngóng ai? Châu Anh nhìn theo hướng Ý An chỉ, rồi lại nhìn cô bạn của mình đang đứng đơ như kẻ mất hồn, hét luôn vào mặt thật lớn, làm Ý An giật mình.
- Phan Ý An, cậu bị ma nhập hay sao mà cứ đứng đơ ra như khúc thế này?
Ý An chớp chớp mắt, ngoảnh lại nhìn Châu Anh, hỏi:
- Ủa, cậu đến khi nào vậy?
Châu Anh bĩu môi:
- Ôi giời ơi, mình đến từ nãy. Mà cậu đứng đây làm gì? Đừng nói đang đợi anh nào đấy nhé? Khai thật đi, cậu thương ai rồi có đúng không?
Ý An lườm cô bạn, nhéo Châu Anh một cái thật đau, thanh minh:
- Làm ơn đi cô nương, cô nương xem phim ngôn tình nhiều quá chăng? nên nhìn đâu cũng đoán người ta đang yêu nhau. Mình chỉ đứng đây đợi Thảo Vy?
Châu Anh ngạc nhiên, mở tròn xoe đôi mắt, hỏi lại:
- Thảo Vy? Lớp mình làm gì có bạn học nào tên Thảo Vy?
- Không phải lớp mình, mà cô ấy học trên mình một khoá.
- Thế cậu muốn gặp chị ấy làm gì?Trước giờ mình có thấy bạn kết giao chơi thân với mấy anh chị học khóa trên đâu?
Vẻ mặt của Ý An bỗng trở nên nghiêm nghị, nhìn chăm chăm vào đôi mắt của Châu Anh, gặng hỏi.
- Chuyện đó mình sẽ kể cho bạn nghe sau. Còn bây giờ mình hỏi bạn điều này, bạn hứa trả lời mình thật lòng chứ? Không giấu giếm…?
Chưa bao giờ Châu Anh thấy cô bạn thân của mình tỏ ra nghiêm túc như lúc này, dù chưa biết Ý An hỏi gì, song Châu Anh vẫn gật đầu đồng ý.
- Ừ, cậu hỏi đi, mình biết mình sẽ trả lời.
Ý An hỏi:
- Cậu có hay vẽ tranh không?
Châu Anh gật đầu:
- Mình vẽ thường xuyên ấy mà. Cậu đừng quên mẹ mình là một kiến trúc sư có tiếng trong thành phố đấy nhé. Tài năng hội hoạ của mình chắc do được thừa hưởng từ gen của mẹ. Mình rất thích điều đó.
Ý An xua xua tay:
- Mình không hỏi về những bức tranh phong cảnh cậu hay vẽ, mà ý mình muốn hỏi về những bức tranh cậu vẽ trên lớp kia. Ví dụ như bức này nè..
Ý An nói đến đây, vừa định lấy bức vẽ hôm qua mình tô màu ra cho Châu Anh xem để hỏi, nhưng đúng lúc ấy Thảo Vy đi đến, Ý An liền lật đật nhét nó vào túi, bỏ mặc Châu Anh đứng một mình ngơ ngác trông theo, chẳng hiểu cô bạn thân của mình đang làm gì? Trong mắt Châu Anh, hôm nay Ý An thật lạ, có những cử chỉ thái độ khác hẳn với mọi ngày.
Ý An gọi lớn:
- Thảo Vy, Thảo Vy ơi…chị chờ em với, em muốn nói chuyện với chị một lát.
Châu Anh thở dài, đứng nói một mình:
- Hôm nay bạn ấy lạ quá, không biết là có chuyện gì nữa đây?
Xem Tiếp Chap 28 : Tại Đây
Đăng nhận xét