NHỮNG CÁCH GIÚP BẠN AN LẠC, HIỂU VÀ THỨC TỈNH HƠN ĐỂ DẦN BỚT VÔ MINH VÀ MÊ LẦM.
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc không. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của nó.
Theo Định luật Bảo toàn năng lượng, khi ta dùng một lực ném quả bóng vào tường, tường sẽ đáp trả lại quả bóng về phía ta với 1 lực tương tự người ta gọi đó là PHẢN LỰC. Nếu không ném quả bóng vào tường thì làm gì có quả bóng nào tự dưng bay về phía ta?
Vậy nếu muốn mình hạnh phúc, bình an… thì đừng gieo những khổ đau, tiêu cực vào xã hội, mà thay vào đó là nâng cao trí tuệ, bớt mơ hồ, bớt cầu cúng xin xỏ vô minh cho bản thân.
NẾU BẠN MUỐN HOÁ GIẢI NHỮNG THỨ BẠN GỌI LÀ VẬN HẠN, thì đây là những điều mà nếu bạn thực hành thường xuyên thì CHẮC CHẮN sẽ có nhiều hiệu nghiệm và TỰ Bạn là thầy của chính mình.
ĐIỀU 1. ĂN NĂN – SÁM HỐI.
Ăn năn – Sám hối về tất cả những suy nghĩ, lời nói và hành động vô ý hoặc cố ý, mình biết hoặc không biết đã làm tổn thương cho người khác hoặc loài vật. Bạn biết đấy, đụng chạm vào điện là điện giật, bất kể bạn có biết đó là điện hay không. Cho nên có đôi khi ta vô tình gây ra lỗi nhưng do ta không chú ý nên ta không hay biết. Bởi vậy hãy nên biết bản thân tự thấy mình có lỗi ăn năn – sám hối về những việc, những hành động lúc ta có thể biết hoặc vô tình phạm lỗi lúc nào không hay.
Pháp luật luôn có “khoan hồng” cho những ai tự nhận lỗi trước khi bị vạch ra.
Nghiệp lực cũng có sự thay đổi nếu bạn biết nhận lỗi và sửa chữa.
2. BÙ ĐẮP
Thường xuyên nên Khởi TÂM mong muốn bù đắp cho những ai đã vì mình mà tổn thương. Sau đó, tích cực làm nhiều việc Thiện và hồi hướng công đức đó cho họ và cho cả những người thân của họ. Một cốc nước mặn, bỏ thêm muối vào thì sẽ mặn hơn nhưng đổ thêm nước vào thì sẽ nhạt dần, thì hoá giải oan trái ( nghiệp ) cũng như vậy.
Ví dụ: khi ta làm 1 việc tốt gì đó ta nhớ về những người mình đã vô tình hoặc cố tình làm họ tổn thương, thì có thể từ trong lòng mà khấn nguyện: xin hồi hướng việc làm tốt của con vừa làm, hồi hướng công đức thiện lành này cho người A, người B, hay vật C… họ được an lành, được sống và đi theo chính Pháp, dần dần được thức tỉnh và giác ngộ.
3. THA THỨ CHO NHỮNG LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
Ai cũng có lỗi lầm, bạn không tha thứ lỗi lầm cho người khác mà muốn được Trời Đất tha thứ cho mình là vô lý. Vì chúng sinh bình đẳng, Khi nhìn thấy người nào đó mắc lỗi ở xã hội hay xung quanh ta chớ vội phán xét và trù dập họ, hãy tự nhìn lại bản thân xem từ trước đến nay mình đã phạm bao lỗi lầm lớn nhỏ vậy mà giờ này mình lại phán tội lỗi của người ta, như vậy có công bằng cho xã hội hay không.
Trong khi họ và bạn không có mối liên hệ nào cả, chỉ là bạn thấy hoặc nghe tin,.. Bạn không công bằng cho xã hội thì rất khó để tự nhiên công bằng cho chính bạn, đời có luật Pháp,ngoài ra còn có Nhân quả, nên khi thấy điều gì tiêu cực ngoài xã hội chớ vội bất mãn, hùa theo số đông để trù dập họ, ai gây nghiệp người ấy trả quả, họ có tội họ sẽ chịu tội của họ gây ra, chứ họ đâu có gây ra lỗi với bạn,
Không ai ở đời này muốn mình vào thế khổ đau, do nghiệp lực, vất vả, phúc đức của từng người mà phải lâm vào cảnh này cảnh kia, nếu chưa cảm thông được xin đừng phán xét theo lối tiêu cực.
Đặt mình vào hoàn cảnh của chúng sinh thì mới thấy được cái khổ mà họ đang phải chịu từ đó mới đồng cảm và thấu hiểu nhân sinh tốt hơn.
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính bản thân mình,
Còn Khi 1 ai đó gây lỗi với mình, nếu người ấy bị nhiễm quá nhiều tiêu cực trong TÂM và hành động làm cho mình bị tổn thương thì cũng có thể nên hãy tránh xa họ để không bị họ làm ta tổn thương hơn, NHƯNG điều cốt yếu trong lòng không oán hận họ và nên tha thứ cho họ, để tâm ta được bình yên và tĩnh lặng.
4. BIẾT ƠN
Dù gặp may mắn hay xui xẻo thì bạn phải nhớ rằng đó là nhân quả của bạn, nó dành cho bạn. Người có thể nhầm lẫn nhưng Luật Trời ( VŨ TRỤ ) không bao giờ nhầm lẫn.
Khi may mắn đến, hoặc nghiệp tốt đang trổ quả hãy biết ơn Trời Đất…. đã giúp cho những việc Thiện ( công đức) mà bạn đã gieo từ quá khứ các đời đã gieo tạo mà có, đừng phung phí mà đánh mất những gì mình đã gieo tạo.
Khi gặp chuyện bạn thay vì đổ xui xẻo, … hãy biết ơn vì rất may là đã không tệ hơn. Ví dụ ra đường ngã xe bị xước sát, đừng vội bất mãn, chửi bới, cho rằng đen đủi. Bởi vì có những người cũng bị tương tự bạn nhưng họ có thể nặng hơn như gãy chân, tay, hay bỏ mạng… mình bị nhẹ, không sao đã là phúc lớn rồi,
Thấy cha mẹ mình cãi lộn. chửi bới nhau… đừng vội buồn, đừng vội cho rằng như thế là bạn không có gia đình hạnh phúc vì cha mẹ bạn còn đang có sức khoẻ, còn đang hiện diện trong đời sống của bạn, có những người mong được vậy còn không được vì cha mẹ họ đã không còn.
5, BIẾT ĐỦ - KIỂM SOÁT VÀ VƯỢT QUA DỤC VỌNG
Sự Ham Muốn bất chính đáng là 1 trong những nguồn gốc của khổ đau và tội lỗi, nó là Dục vọng làm ta bị thiếu đi sự sáng suốt, trí tuệ bị mai mòn, sinh ra lòng tham và đố kỵ….
Thực tế cũng như khi bạn ao ước có được cái quần, cái áo, hay cái điện thoại mới, cái xe đẹp…., và khi có rồi bạn thấy nó bình thường, rồi khi bạn thấy ai đó cũng sở hữu thì bạn lại chán nó hoặc không hài lòng, nếu không kiềm chế được những điều này thì bạn sẽ lại bị cuốn vào những thứ khác, ham muốn cái cao hơn, nó làm cho mình không biết như nào là đủ, mà cứ mải mê đi theo sự vô minh dẫn mình vào khổ đau,.
Vì thế hãy tập thói quen sống đơn giản,
Bữa cơm bạn đang ăn nhưng trong lòng đang còn chê, quần áo bạn mặc nhưng mới mặc 1 lần đã cảm thấy cũ, vậy hãy thử nhìn ra ngoài kia có hàng triệu chúng sinh bị đói, thiếu đồ dùng sinh hoạt. vậy có phải là bạn đang hạnh phúc mà chưa nhận ra hay không, vì vậy hãy thôi mong mỏi những điều xa xôi, lãng phí và đừng để dục vọng chi phối mình.
6. BUÔNG BỎ BẢN NGÃ, VÌ SĨ DIỆN CÀNG NHIỀU THÌ CÀNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG.
Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?
Bởi trọng lượng nó nhẹ !
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!
Trong kinh Đức Phật dạy thế này :
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân ( cái tôi, sự bảo thủ ) và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn
thương và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.
Xin nhớ, trân trọng yêu thương bản thân và quan trọng hoá bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt chớ vội hiểu nhầm.
7.NHÌN ĐỜI BẰNG MỘT TÂM BÌNH THẢN
Mình khổ chẳng qua là tại vì mình cứ mong muốn mọi vật, mọi việc diễn ra theo ý mình. Nên khi không diễn ra được thì dễ bị buồn hay bất mãn
NHƯNG .
Chim có đường bay của nó,
Cây có hướng mọc của cây .
Mỗi người có 1 hành trình riêng.
Muốn nhẹ lòng, hãy thấu hiểu mọi điều xung quanh, vì cho dù bạn có bất mãn thì xã hội hằng ngày vẫn diễn ra, cho nên người hiểu là người không bất mãn, không buồn phiền, không đổ lỗi,,, mà đi tìm con đường để ta TĨNH LẶNG và nếu cao hơn, xa hơn là cải cách được xã hội để nhiều người, chúng sinh được thức Tỉnh và TĨnh lặng,
Có những chuyện, cần bỏ qua thì bỏ qua , điều gì chưa làm rõ được thì cứ sống tốt đi, nâng cao trí tuệ và nghị lực đi, rồi thời gian sẽ trả lời. Người nào cần lấn lướt mình thì cứ sống và ứng xử sao cho hài hoà nếu không được thì tránh xa để giữ khoảng cách cho an toàn. Nhiều chiếc xe trên đường qua mặt xe mình nhựng rốt thì họ về nhà họ, mình về nhà mình, hơn thua nhau chi làm gì cho sinh năng lượng tiêu cực rồi lại ôm khổ vào bản thân,
Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng,
khi ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ bạn sẽ thấy những thành, bại, nên, hư, vinh, dục vọng…. mà bạn quá quan trọng bây giờ, tất cả đều sẽ là sương khói, rồi bạn sẽ thấy chúng không quan trọng nữa, chỉ Muốn được Bình an – Tĩnh lặng…
8.BÌNH AN LÀ Ở TRONG MÌNH SẴN CÓ,
Bình an có trong tự thân ta nên khỏi cần đi cầu, khỏi đi cúng, … ( nếu có đi LỄ thì là để tri ân chứ không phải cầu cúng để mong hồi đáp lại thứ mình muốn cho bản thân như vậy là trao đổi chứ không phải LỄ vì chữ LỄ trong ngũ thường NHÂN NGHĨA LỄ TRÍ TÍN hiểu đơn giản là lòng tri ân, tri ân việc làm, tri ân công đức, tri ân lời dạy… nên xã hội có ngày lễ cha mẹ, thầy cô, bậc hiền thánh, Phật – Bồ tát,….. nhưng hiện tại nhiều người nói đi LỄ nhưng trong lòng là đang đi cầu xin với nhu cầu đáp ứng dục vọng và lòng tham của họ mong muốn nhưng vậy chưa đúng. Xin quý vị chớ hiểu nhầm. )
Quan trọng nhất là hãy thực tập đời sống lành mạnh, vị tha, chia sẻ và biết sửa chữa lỗi lầm, buông bỏ và Biết quên đi những tiêu cực nếu không mọi điều dễ đều trở thành vô nghĩa ?
Cuộc đời, có những cái khổ như có những thứ tích cực cần nhớ thì chưa chịu rèn luyện để nhớ nhưng lại cứ thích nhớ về những cái tiêu cực đau khổ, rồi để nó làm chủ mình trong khi tự biến mình làm nô lệ, khi tâm nổi lên những suy nghĩ, hình ảnh không phải do mình tự nghĩ, mình tưởng tượng thì đừng lo, nó không phải mình đâu, cứ quan sát và biết nó đang tồn tại thì mình đang dần làm chủ chính mình, hoặc khi mình nổi nóng, mình tự cảm nhận mình biết mình đang mất kiểm soát, hoặc là nói ra miệng ” mình đang mất kiểm soát rồi này”, mình đang giận, hay buồn, hay bất mãn..v..v…
bạn cũng quan sát và quán chiếu bản thân tương tự vậy, mặc dù khi đó nó vẫn đang khó chịu trong lòng, nhưng cứ quán chiếu bản thân như vậy, thì thành thói quen rồi, bạn sẽ làm chủ mình.
Cho nên hãy vượt qua nó…. Nếu không sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não, áp lực và mệt mỏi hơn thôi, có những người vì còn vô minh sống tiêu cực với đời nhưng lại muốn bình an với mình, thay vì làm việc tốt bù đắp thì lại vô minh đi chọn cách cầu cúng để bình an,,, như thế có đúng hay không?
Ví dụ bạn nợ ai đó 10 triệu, suốt ngày người ta đến đòi, giờ chỉ có cách là bạn trả cho họ thì họ không còn làm mình phiền não nữa thôi, chứ bạn cầu cúng để mong được bình an , để mong họ không đòi nữa, nhưng bạn lại không muốn trả họ tiền thì có bình an được không, những việc khác cũng tương tự. Muốn bình an nhưng lại thích nói xấu, dựng chuyện, hãm hại chúng sinh thì đâu có được,
vậy nếu tự thân và tâm mình không chịu buông bỏ tiêu cực thì ai sẽ giúp mình bình an, cầu cúng lễ nào cho đạt, BÌNH AN là ở trong ta có sẵn cơ mà, chỉ cần dần giải quyết vấn đề theo đúng chính Pháp. tập thói quen làm nhiều việc thiện lành , yêu thương từ bi…. để giúp người giúp vật để họ cũng có nhiều điều kiện sống mà thức tỉnh, thì ta đã và đang đi trên còn đường của sự thức tỉnh và giác ngộ đó mà.
Cái cần là rèn luyện thói quen thường xuyên để nâng cao NGHỊ LỰC, nâng CAO TRÍ TUỆ, đánh thức và mở rộng TÂM BỒ ĐỀ bên trong thì dần dần CHÂN LÝ sẽ sáng tỏ, không trách móc, không nói xấu, không rèm pha, không doạ nạt, không hãm hại… biết giúp người , giúp vật và vượt qua thị phi thì dần Bình an cũng sẽ mở ra trong lòng.
Khổ, phiền não… là tiêu cực bám chấp vào ta ở trong tâm chứ không phải ở ngoại cảnh, cứ quán chiếu cơ thể khi nó nổi lên, hiểu rằng nó không phải là mình, khi nó biết nó bị phát hiện dần dần nó sẽ buông và ta sẽ làm chủ được mình hơn, thực tập thường xuyên sẽ giúp bạn thức tỉnh được tốt hơn, do vậy nếu trong lòng chưa vượt qua được thì đi đâu, đến nơi nào cũng vậy thôi, cho nên chúng ta cần giải quyết chính là thức tỉnh bản thân để dần được giác ngộ.
Quý vị thực hành tốt thì sau 1 thời gian vài năm quý vị sẽ thấy cuộc đời có nhiều sự thay đổi. chúc mọi người dần dần thức tỉnh ạ.
Đăng nhận xét