Cách đây vài ngày, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một dãy các lỗ được sắp xếp gọn gàng dưới đáy biển, các lỗ trông như thể chúng do con người tạo ra. Họ rất khó hiểu về sự xuất hiện và nguồn gốc của hàng lỗ này, vì vậy họ đã hướng đến công chúng để tìm kiếm những lời giải thích khả thi.
Vào ngày 25/7, Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) đã tweet rằng các nhà nghiên cứu của cơ quan này đang vận hành nghiên cứu tàu ngầm “Okeanos Explorer” vào ngày 23/7, bất chợt phát hiện một số lỗ trong trầm tích của đáy biển Đại Tây Dương, chúng có vẻ xếp thành một đường đứt nét.
NOAA cho biết: “Nguồn gốc của các lỗ dường như khiến các nhà khoa học bối rối, chúng có vẻ là do con người tạo ra, nhưng những đống trầm tích nhỏ xung quanh cho thấy chúng được đào bởi một thứ gì đó.”
NOAA hỏi cư dân mạng rằng: “Giả thiết của bạn là gì?”
Những bức ảnh do NOAA chia sẻ được chụp bởi phương tiện điều khiển từ xa (ROV) của tàu thăm dò ‘Okeanos Explorer’, Nó đã khám phá Rặng núi giữa Đại Tây Dương và Cao nguyên Azores vào ngày 23/7.
NOAA cho biết trên trang web của mình, nhiệm vụ này là một phần của ‘Cuộc hành trình triền núi 2022’ (Voyage to the Ridge 2022). Cơ quan đang thực hiện chuyến công tác lần thứ hai từ ngày 9 đến ngày 30/7 và lần thứ nhất từ ngày 14/5 đến ngày 7/6.
Mục đích chính của ‘Cuộc hành trình triền núi 2022’ là khám phá và khảo sát các khu vực biển sâu ít được biết đến như phía dưới Rặng núi giữa Đại Tây Dương và cao nguyên Azores.
Trải dài 10.000 dặm (khoảng 16.000km) từ Bắc đến Nam, Rặng núi giữa Đại Tây Dương là dãy núi dài nhất thế giới và là một trong những đối tượng địa lý nổi bật nhất trên Trái Đất.
Cơ quan cho biết phần lớn Rặng núi giữa Đại Tây Dương nằm ở biển nên hầu hết nó vẫn chưa được khám phá. Động đất thường xảy ra ở đây do quá trình mở rộng kiến tạo rất tích cực.
Tổng Hợp
Đăng nhận xét