Etruscans: Bí ẩn nền văn minh cổ đại rực rỡ, đối với các nhà khoa học

 Nhờ khảo cổ học các chuyên gia đã vẽ lên bức chân dung văn minh Etruscan rực rỡ.

Trong vài thế kỷ, từ thời kỳ đồ sắt đến cuộc chinh phục của người La Mã, người Etruscan đã thống trị một phần của Ý ngày nay. Chính tại Veii - một trong những thành phố hùng mạnh nhất của họ, con tàu Apollo huyền thoại bằng đất nung hoành tráng đã được cư dân ở đây dựng lên vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.

Etruscan là một nền văn minh chính của Địa Trung Hải thời kỳ tiền La Mã. Xuất hiện vào thời kỳ đồ sắt, vào thế kỷ 9 - 8 trước Công nguyên. Nền văn hóa này nổi tiếng từ xa xưa với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và là một cường quốc thương mại lớn của Địa Trung Hải.

Phần lớn nền văn hóa và thậm chí cả lịch sử của nó đã bị xóa sổ hoặc bị Rome đồng hóa vào văn hóa khi chinh phục các nước.

Tuy nhiên, những ngôi mộ Etruscan còn sót lại, nội dung của các bức tranh trên tường hay việc người La Mã sử dụng một số trang phục, thực hành tôn giáo và kiến trúc của người Etruscan là minh chứng thuyết phục cho sự thịnh vượng to lớn và đóng góp đáng kể vào nền văn hóa Địa Trung Hải mà văn minh Etruscan vĩ đại đầu tiên của Ý đạt được.

Tuy nhiên, nền văn minh lịch sử cổ đại này lại bị lãng quên. Nguồn gốc của văn hóa Etruscan là một chủ đề tranh luận không thể dứt. Từ thời Cổ đại, một số người đã cho rằng dân tộc này có nguồn gốc bên ngoài bán đảo.

Theo đó, nhà sử học Hy Lạp Hellanicos ở Lesbos, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, cho biết đã nhìn thấy người Etruscan ở phương Đông. Trong khi, Herodotus - "cha đẻ của lịch sử" - cùng lúc ước tính rằng đó có thể là những người định cư Lydian từ phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Chỉ có Dionysius ở Halicarnassus của Hy Lạp, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, coi người Etruscan là một dân số tiến hóa tại địa phương. Giả thuyết này dường như đã được xác nhận bởi các phân tích di truyền gần đây nhất.

Vào năm 2021, một phân tích bộ gene bao gồm 2000 năm lịch sử của Ý có liên quan đến Tuscany, Basilicata và Lazio được thực hiện trên 82 cá thể thu thập từ 12 địa điểm khảo cổ.

Người ta xác định rằng vào thời kỳ đồ sắt (từ năm 900 trước Công nguyên), các quần thể Etruscan ở miền Trung nước Ý có nguồn gốc tự thân và hình thành một nhóm di truyền đồng nhất.

Những kết quả này cho thấy rằng người Etruscans thực sự mang một hồ sơ di truyền chung với các nhóm dân cư đương đại lân cận khác như người Latinh ở Rome.

Giám đốc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max-Planck, Jena, Đức - Johannes Krause đã kết luận về nguồn gốc của nghiên cứu: "Trái ngược với một số giả thuyết, nguồn gen Etruscan dường như không bắt nguồn từ sự di chuyển của các quần thể có nguồn gốc từ Cận Đông" .

Điều này có nghĩa là di sản di truyền của người Etruscan vẫn ổn định trong ít nhất 800 năm, kể từ thời đại sắt đến thời kỳ Cộng hòa La Mã. Do đó, người Etruscan là một nhóm dân cư chỉ đơn giản là tiến hóa tại chỗ, là hậu duệ của người Villanovians, một dân tộc của thời đại đồ đồng trước họ. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu chắc chắn về nguồn gốc của văn minh Etruscan.

Theo Dân Trí

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn