Trên thực tế có tồn tại những trường hợp “Mượn xác để hoàn hồn”. Họ đã sống như thế nào? Sau đây là những số phận đặc biệt đó.
Mượn xác để hoàn hồn
Linh hồn của con người không hề tan biến sau khi chết. Đó cũng là điều trong Phật Pháp đã giảng rất nhiều trong các kinh sách.
Linh hồn không những vẫn tồn tại và đi đầu thai chuyển sinh mà còn có thể nhập vào thân xác của người mới chết và khiến cho thân xác người kia sống lại. Dân gian gọi hiện tượng này là “Mượn xác hoàn hồn. Lúc này mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều là do linh hồn của người kia chi phối.
Trong chương 11 của “Tây Du Ký” có viết: “Ngụy Trưng đã có tấu rằng: Ngự muội đột nhiên qua đời, bỗng nhiên sống lại và nói rằng, đây chỉ là do thê tử của Lưu Toàn mượn xác hoàn hồn”.
Câu chuyện “Mượn xác để hoàn hồn” thứ nhất
Vào năm Đại Định thứ 13 của đời vua Kim Thế Tông (tức năm 1173), đã xảy ra một trường hợp “mượn xác hoàn hồn” đã làm kinh động cả một vùng. Thượng thư tỉnh dâng tấu rằng: “Trương Hiếu Thiện ở Uyên Bình có con trai tên là Hợp Đắc, đã chết vào một buổi sáng tháng 3 năm Đại Định thứ 12.
Nhưng đến tối đột nhiên sống lại và nói rằng mình là Hỉ Nhi – con trai của Vương Kiện, là người ở Lương Hương. Trong khi Hỉ Nhi đã chết từ một năm trước. Khi mọi người hỏi hắn chuyện trong gia đình của Hỉ Nhi, hắn đều có thể nói đầy đủ rõ ràng. Cuối cùng xác định đây là việc mượn xác hoàn hồn. Vì vậy Thượng thư tỉnh đã đề nghị trao trả người về cho gia đình Vương Kiện.
Vua Kim Thế Tông sau đó đã phán rằng: Nếu phán xử như vậy, e rằng gian tà sẽ được thể lộng hành dối trá; làm loạn luân lý làm người. Cuối cùng vua truyền cho người hoàn hồn đó trở về gia đình Trương Hiếu Thiện.
Câu chuyện “Mượn xác để hoàn hồn” thứ hai
Trong những năm đầu tiên đời vua Càn Long nhà Thanh. Vợ của một người hầu trong nhà Viên Ngoại Lang bộ hộ Trường Thái, khoảng chừng hai mươi tuổi, vào một ngày đột nhiên bị trúng gió và hôn mê, đến tối thì tắt thở. Ngày hôm sau, khi chuẩn bị đưa tang, cô đột nhiên sống lại và hỏi mình đang ở đâu. Mọi người đều rất sửng sốt và cũng không ai trả lời. Cô nhìn quanh phòng như thể hiểu ra điều gì đó, rồi thở dài im lặng. Điều lạ là cũng từ lúc đó bệnh tình trên thân thể của cô đều đã tự nhiên khỏi hẳn.
Hồn của người đàn ông giới thượng lưu
Điều khiến mọi người xung quanh cảm thấy kỳ lạ là từ lúc cô ta sống lại, đã thay đổi thành một người khác; cách ăn nói và đi lại của cô giống như đàn ông. Cô không biết chải tóc, nhìn thấy chồng của mình mà như thể là người xa lạ.
Mọi người trong nhà hỏi cô rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy nói rằng vốn dĩ cô ấy là một người đàn ông và đã chết vài ngày trước. Sau khi linh hồn đến Địa ngục, phán quan nói dương thọ vẫn chưa tận; đã cho quay lại dương gian và phán quan cũng phán rằng phải giáng xuống làm thân nữ nhi. Vì vậy mới mượn thân xác người phụ nữ trong nhà này để hồi sinh.
Xác của một nữ người hầu
Mọi người hỏi tên gọi của cô là gì và quê quán trước đây của cô ở đâu. Nhưng cô kiên quyết không trả lời mà chỉ nói rằng: “Chuyện đã đến nước này rồi thì còn nhắc đến kiếp trước làm gì nữa?”. Vậy là mọi người cũng không quan tâm đến chuyện đó nữa.
Sau khi sự việc này xảy ra, cô không muốn nằm chung giường với người chồng mà trước kia chẳng là gì của mình. Tuy nhiên, vì không có lý do để từ chối, nên cô đành phải chịu phục tùng. Có người từng nghe được khi cô tự nói với bản thân rằng: “Đọc sách hai mươi năm, làm quan hơn ba mươi năm, giờ lại phải nhẫn nhục chịu đựng sự xúc phạm của kẻ hầu?”. Người chồng cũng từng nghe thấy cô nói trong giấc mơ rằng: “Tích lũy thật nhiều tiền, cuối cùng chỉ cho con cái hưởng, có tác dụng gì chứ?”.
Cũng chính vì nỗi khổ này mà cô ngày càng bị suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần. Nỗi khổ này quả thực không thể chia sẻ cùng ai. Cho đến khi cô không thể ở lại thế gian và đã qua đời sau đó 3 năm. Cho đến khi cô chết cũng không ai biết người mượn xác hoàn hồn này thực sự là ai.
Câu chuyện “Mượn xác để hoàn hồn” thứ ba
Vào năm Càn Long thứ 21 (1756), có một người phụ nữ bị mù bẩm sinh làm nghề nông ở huyện Linh Bích, tỉnh An Huy. Người này bị bệnh chướng bụng kéo dài trong hơn mười năm. Vào một đêm sau khi qua đời, cô ta đột nhiên sống lại trước khi làm đám tang.
Điều kỳ lạ là sau khi sống lại, mắt cô không còn bị mù nữa và bệnh chướng bụng cũng bỗng nhiên khỏi hẳn. Khốn một nỗi là khi chồng cô lại gần cô, thì cô kịch liệt từ chối và nói: “Ta là Vương cô nương ở một làng khác; ta còn chưa kết hôn, sao ngươi lại có thể làm như vậy với ta?”, sau đó cô kể cho mọi người nghe về tên tuổi, nơi ở của mình và cô còn kể về cha mẹ và anh chị em của cô.
Sống giữa hai kiếp người
Người chồng vội vàng đến nơi theo lời cô kể xem sự tình thế nào, thì quả thực anh nhìn thấy gia đình họ Vương đang khóc lóc thảm thiết vì cái chết của cô con gái nhỏ. Thi thể cũng vừa mới được chôn cất. Người chồng không dấu diếm mà kể cho gia đình cô gái nghe về chuyện đó. Khi nghe nói như vậy, bố mẹ cô đã chạy đến nhà của người chồng kia. Người phụ nữ ôm họ khóc nức nở, rồi họ nói chuyện qua lại với những sự việc về gia đình của họ. Mọi chuyện hết thảy đều minh xác rằng đó là linh hồn người con của họ vừa mới qua đời.
Hai gia đình vì ai cũng muốn có được người phụ nữ này nên đều đã kiện lên quan địa phương. Cuối cùng huyện lệnh phán quyết: trao trả người này cho người chồng kia.
Những trường hợp “Mượn xác để hoàn hồn” đã cho thấy con người phải trong luân hồi sinh tử với đủ loại hoàn cảnh của vui, buồn, sướng, khổ
Nguồn : Tổng Hợp
Đăng nhận xét