Để chuẩn bị trước cho cuộc sống ở bên kia thế giới, hoàng đế nhà Tần đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề.
Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Cái tên Tần Thủy Hoàng luôn gắn liền với rất nhiều lần "đệ nhất" và "duy nhất" trong lịch sử Trung Quốc.
Để chuẩn bị trước cho cuộc sống ở bên kia thế giới, hoàng đế nhà Tần đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, với tổng diện tích là 41.600 m2. Đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.
Tuy nhiên, ngôi mộ to lớn bất thường này cũng là điềm xấu với cái chết của hoàng đế nhà Tần. Theo sử sách, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Hồ Hợi (vị hoàng đế thứ hai của nhà Tần) lên ngôi. Là một người thiếu hiểu biết, vô đạo đức và ngông cuồng, Hồ Hợi dưới sự thao túng của thừa tướng Triệu Cao thực hiện chính sách cai trị hà khắc, nên dân chúng không phục và căm ghét nhà Tần, nhiều cuộc khởi nghĩa xảy ra.
Cuối cùng, Hồ Hợi bị Hạng Vũ – "lãnh chúa của Tây Chu" – giết chết, đồng thời một phần của lăng cũng bị Hạng Vũ thiêu rụi.
Các biện pháp chống trộm của người Tần đạt đến đỉnh cao
Bởi vì Tần Thủy Hoàng giàu có, lịch sử đồn đại về những kho báu trong lăng của ông là vô tận.
Theo nghiên cứu hiện tại, mặc dù lăng bị Hạng Vũ đốt thành một gò núi cao, nhưng về cơ bản, bên trong vẫn được bảo quản tốt. Điều này là do biện pháp chống trộm toàn năng của người Tần khi xây lăng.
Bên ngoài lăng mộ được xây dựng kiên cố, các bức tường thành bao quanh lăng được làm từ tro trắng, đất cát, hoàng thổ và được thêm vào gạo nếp cùng đinh sắt, có tác dụng chống mưa gió rất tốt, thậm chí thuốc nổ bình thường cũng khó lung lay bức tường này. Trong lịch sử, khu vực Quảng Châu từng hứng chịu một trận động đất mạnh hơn 8 độ richter nhưng lăng mộ vẫn không bị phá hủy, không bị ngập nước.
Ngoài ra, để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm chiếm của những tay trộm mộ, Tần đế đã cho thiết kế nhiều cạm bẫy chết người bên trong lăng mộ của chính mình. Khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng có một vách đá sâu 7 mét được xây dựng bên trong của lăng mộ này và có rất nhiều cát lún trên vách đá.
Những kẻ trộm mộ khi đột nhập vào đây sẽ bị nhấn chìm bởi cát lún, sau đó sớm chết ngạt khi vùng vẫy trong cát. Phương pháp chống trộm này là sự kết tinh trí tuệ của người dân Trung Quốc xưa. Mặc dù phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng thực sự ngăn chặn những kẻ đột nhập.
"Sử ký" có đoạn: "Dùng thủy ngân làm trăm dòng sông ngòi biển cả, trên lắp thiên văn, dưới bày địa lý, dùng mỡ nhân ngư (con báo biển) làm đuốc cháy mãi không tắt".
Bên cạnh đó, mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bao bọc bởi một dòng sông thủy ngân và cỗ máy bắn tên tự động. Ghi chép cổ đại cho biết, ở cửa và các lối đi đều ẩn giấu những chiếc nỏ. Một khi chạm vào, nỏ sẽ tự động bắn hạ kẻ xâm nhập.
Loại vũ khí này là "kình nỏ" (siêu nỏ), sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh. Theo ước tính của các học giả, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn hơn 800m, sức căng lên tới hơn 350kg và tự động vận hành. Không loại trừ khả năng những bẫy nỏ này vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm.
Ngoài các biện pháp chống trộm về mặt vật chất, còn có biện pháp tâm linh: Lời nguyền đội quân đất nung.
Đội quân hơn 8.000 binh sĩ đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được cho là lấy nguyên mẫu từ binh sĩ thật của nhà Tần. Đội quân này mang theo "lời nguyền" chết chóc đối với ai mạo phạm nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.
Một tài liệu cổ viết rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà và được chôn cất trong lăng mộ ở Tây An, Tây Sở Bá vương Hạng Vũ - người có công trong việc lật đổ nhà Tần - đã dẫn theo 300.000 người tới phá lăng mộ của vua Tần.
Khi đang đào mộ, nhóm người của Hạng Vũ bất ngờ thấy một con chim nhạn bằng vàng bay từ trong lăng mộ ra ngoài và biến mất về phía nam. Dân gian cho rằng đây là điềm báo về tai ương mà đoàn người của Hạng Vũ sẽ gặp phải do có hành động quấy nhiễu nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng. Cuối cùng, Hạng Vũ chết không toàn thây.
Dân gian cho rằng, cái chết của Hạng Vũ là minh chứng cho thấy sự ứng nghiệm lời nguyền của đội quân đất nung bên trong lăng mộ Tần vương. Những tương truyền về lời nguyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng sự kỳ bí của lăng một Tần Thủy Hoàng và cản trở những người có ý định xâm phạm nơi này.
Theo cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản ký", Lăng mộ Tần Vương đặc biệt tuân thủ quy luật "sự tử như sự sinh", cố gắng tái hiện một thế giới như dương thế bên dưới lòng đất.
Cuối cùng, vị hoàng đế nhà Tần khiến hậu thế phải ngỡ ngàng khi chọn vị trí đắc địa để xây dựng lăng mộ. Theo sử sách, Tần Thủy Hoàng là người mê tín, cho nên việc lựa chọn nơi tọa lạc cũng là điều mà ông rất chú trọng.
Lăng được xây dựng trong một "ngọn đồi phong ấn" gần con đập ngầm và hệ thống thoát nước. Điều này giúp nơi đây luôn khô ráo. Do đó, các chuyên gia tin rằng địa cung và khối kiến trúc khổng lồ bên trong lăng vẫn tương đối nguyên vẹn, không hoàn toàn sụp đổ và cũng không bị ngập nước.
Tất cả các triều đại đều biết ơn Tần Thủy Hoàng đã có công thống nhất Trung Quốc nên đã bảo vệ nghiêm ngặt lăng tẩm của ông. Ngay cả Lưu Bang, tổ tiên vĩ đại của nhà Hán, cũng đặc biệt ra lệnh bảo vệ lăng Tần Thủy Hoàng. Ông còn ra lệnh cho 20 gia đình sống gần đó làm người canh giữ lăng mộ.
Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, dù tình hình rối ren nhưng chính quyền địa phương cũng không dám bất cẩn trong việc bảo vệ lăng. Đầu những năm 1920, Lưu Chúc, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thiểm Tây, cũng tổ chức nhân dân tiến hành phủ xanh, trồng cây quy mô lớn xung quanh lăng tẩm.
Nguồn : tamlinhorg
Đăng nhận xét