Nằm ở miền Trung nước Úc, tảng đá đỏ Uluru là một trong những kỳ quan tự nhiên, tráng lệ với màu sắc rực đỏ giữa nền trời xanh và không gian mênh mông của thảo nguyên.
Ba tôn giáo lớn ở phương Đông là Nho Phật Đạo đều có thuyết “thiên nhân hợp nhất”, cho rằng giữa người và trời là có mối liên hệ, hợp thành một thể hoàn chỉnh. “Trên trời một vì sao dưới đất một con người”, không có gì trên thế giới này là không có nguồn cội. Tảng đá kỳ lạ kia cũng là có một lai lịch không hề tầm thường.
Tảng đá đỏ Uluru hiện là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Úc. Nó nằm trong Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta ở vùng phía Nam khu vực Bắc Úc. Tảng đá cao 348m, dài 3,5 km và rộng 2 km, nằm trên mảnh đất có chu vi khoảng 9,4 km. Có người cho rằng Uluru là một “lục địa băng trôi”.
Tại sao? Bởi vì những gì chúng ta thấy hiện nay chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ núi đá đỏ, phần còn lại rộng lớn hơn đã chìm sâu xuống phía dưới, ước tính phần chìm sâu này có thể sâu đến 6km. Theo các nhà địa chất, Uluru có lịch sử 550 triệu năm và thổ dân Úc cho rằng nó là một trong những tảng đá lâu đời nhất trên Trái đất.
Uluru nằm cô độc và nổi bật trên một vùng thảo nguyên rộng lớn, dù ở bất kỳ góc nhìn nào, tảng đá cũng đều tỏa ra sắc đỏ ngạo nghễ, tĩnh lặng nhưng lại rất dữ dội. Ánh nâu đỏ ban ngày dưới ánh Mặt trời càng thêm phần chói lọi, khi hoàng hôn đến, sắc đỏ nâu pha thêm màu ráng chiều tạo thành khối kỳ quan thăm thẳm. Khi thời tiết thay đổi, sắc màu của đá cũng biến đổi theo.
Tuy nhiên, nếu đến gần và quan sát kỹ, sẽ phát hiện ra bên trong khối màu nâu đỏ ấy là xen lẫn sắc màu trắng xám. Khối đá được mệnh danh là trái tim của nước Úc.
Thổ dân bản địa và thời kỳ ước mơ
Căn cứ theo dữ liệu khảo cổ, thổ dân Úc có lịch sử phát triển từ vùng đất này có thể bắt đầu từ 6.000 năm trước. Nó là nền văn minh tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Dân bản địa ở đây là người Anangu sống theo những quy tắc cổ xưa, tôn trọng thế giới tự nhiên, họ cho rằng mọi việc xảy ra trên thế giới đều chứa đựng một thông điệp bí ẩn nào đó.
Cũng như các tộc bản địa khác ở Úc, người Anangu có tín ngưỡng Tjukurpa. Tín ngưỡng Tjukurpa hay còn gọi là “thời kỳ Mơ Ước”. Họ tin rằng “Thời kỳ Mơ Ước” là một thế giới tồn tại song song với thế giới thực tại, là khu vực thần bí kết nối sự sống và cái chết, bao gồm hết thảy các tiêu chuẩn và nguyên tắc của con người cùng tự nhiên. Người dân bản địa cho rằng tổ tiên của họ chính là các vị Thần.
Vào thời kỳ đầu của Thời kỳ Mơ ước, các vị Thần đương dạo chơi thì đi đến vùng đất Úc châu, mỗi bước đi và ánh nhìn đều rải rắc văn tự và âm phù. Theo thời gian, những thứ này đan xen vào thế giới hiện thực, hình thành nên đất đai và con người, tạo ra sông suối, núi đồi, cây cỏ muôn loài. Tổ tiên Thần linh còn chỉ dạy họ săn bắt, mỗi bộ lạc có vùng đất riêng. Vậy nên, Uluru chính là thánh địa lưu giữ thần tích của tổ tiên người bản địa.
Đại chiến chính – tà
Sự xuất hiện và tồn tại của Uluru không thể nào lý giải khi độ tuổi của nó vượt quá xa tuổi tác của nhân loại hôm nay. Nhưng trong một cuộc gặp gỡ kỳ lạ, Tiến sĩ Yao đã được nghe kể về câu chuyện kỳ diệu này, và xin được chia sẻ lại cùng các bạn:
Thuở xa xưa, vào thời trung kỳ của vũ trụ, tại Đại Vũ trụ đã phát sinh một sự kiện chấn động. Để hiểu về Đại Vũ trụ, bạn có thể hình dung theo cách đơn giản nhất là Trái đất chúng ta là một tinh cầu trong Tiểu Vũ Trụ, mà Tiểu Vũ Trụ so với Đại Vũ trụ thì chỉ giống như một hạt bụi. Vậy nên sự vô biên vô tế của Đại Vũ trụ không thể nào diễn tả được, cũng không thể nào hình dung được.
Đại Vũ trụ khi đó đang bước vào giai đoạn giữa. Trước đó, vào thời kỳ đầu của Đại Vũ trụ, các sinh mệnh nguyên sơ nhất là vô cùng tốt đẹp. Nhưng thuận theo năm tháng trôi qua, trong quy luật Thành Trụ Hoại Diệt, các sinh mệnh bắt đầu xuất hiện sự bất thuần, sinh mệnh xấu được sinh ra, đó chính là ma. Chúng nhắm vào sinh mệnh tốt đẹp mà tiến hành phá hoại. Vì vậy mà rất nhiều vị Thần ở khắp nơi đến để tiêu diệt sinh mệnh ác ma này. Ở giai đoạn này, sức mạnh của ma vẫn còn rất lớn nên rất nhiều vị Thần phải chịu thương tổn nặng nề.
Vào thời khắc tưởng chừng như không ai có thể đánh bại ác ma thì một vị Thánh Vương mang theo Pháp Luân xuất hiện, các chúng Thần gọi ngài ấy là Giác giả. Vị Thánh giả mang theo bánh xe ra sức tiêu diệt ác ma. Trận đánh long trời lở đất diễn ra, quả thực là một trận đại chiến chính tà, thiên biến vạn hóa.
Rất nhiều chi tiết trong câu chuyện này tiến sĩ Yao không còn nhớ nổi nữa, nhưng cuối cùng thì vị Thánh giả đã tiêu diệt được ác ma nhưng bản thân ngài cũng bị thương. Giọt máu vị Thánh giả hòa cùng giọt máu của ác ma, rơi xuống nhân gian này hình thành nên khối nham thạch Uluru.
Do tảng đá Uluru là thể hòa trộn của giọt máu của vị Thánh giả và ác ma, cho nên ở một không gian vi quan vẫn tồn tại âm thanh của một cuộc chiến kịch liệt, đôi khi từ tảng đá màu sắc biến đổi không giống nhau.
Uluru – tảng đá phi thường từ chối hòa hợp với môi trường xung quanh, như thể một vật lạ vô tình bị rơi ở một nơi không thuộc về nó.
Sắc đỏ thẫm của Uluru tồn tại như một lời nhắc nhở con người về một cuộc chiến chính tà luôn hiện hữu. Con người và Thần ở một tầng thứ nào đó cũng đang trên đà trượt dốc, để giữ vững phẩm chất và năng lực, những người đứng về phía thiện lương phải không ngừng nỗ lực, không ngừng vươn lên như những chiếc thuyền đi ngược dòng nước, có như thế địa cầu này mới có thể được cứu vãn.
Uluru sẽ mãi tồn tại ở đó như một niềm hy vọng, hy vọng một ngày vị Thánh vương với bánh xe Pháp lại một lần nữa xuất hiện và cứu lấy thương khung.
Tổng Hợp
Đăng nhận xét