‘Pharaoh có cánh’ khám phá về vị nữ hoàng nhiếp chính

 Cuốn sách nổi tiếng ‘Pharaoh có cánh’ nói về những cảnh tượng trong các kiếp luân hồi của chính nữ tác giả, theo đó trong một kiếp sống bà là một nữ Pharaoh. Sau này từ những phát hiện khảo cổ người ta mới biết những gì bà nói là sự thật…

Joan Grant là tác giả của một quyển sách nổi tiếng xuất bản năm 1937 có tựa đề “Pharaoh có cánh” (Winged Pharaoh), trong đó bà viết về con gái của một vị Pharaoh tên là Sekeeta, một trong những hiện thân kiếp trước của bà. Những chi tiết bà thuật lại về Ai Cập cổ đại rất tương hợp với điều mà ngành khảo cổ đã phát hiện ra, thậm chí còn tiên đoán trước một số khám phá chưa được phát hiện.

Kí ức của Joan Grant

Joan Grant là con gái của J.F. Marshall, nhà côn trùng học uy tín của Anh quốc, và Blanche Marshall, nhà tâm linh xã hội, người được cho là từng có tiên đoán trước về vụ chìm tàu Titanic.

Trong hơn 100 buổi ‘hồi tưởng’ ở trạng thái bị thôi miên, người ta cho rằng Grant đã đọc để người khác ghi lại tình tiết của quyển “Pharaoh có cánh”. Trong trạng thái đó, bà tiến nhập vào vùng “ký ức” của bản thân và sau đó ghép nối chúng lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Chồng của Grant là Leslie Grant, một nhà khảo cổ. Khi Grant cùng chồng tham gia hoạt động khai quật ở Iraq, bà thường giúp ông xem xét các hiện vật tìm được và đưa ra thông tin hữu ích. Bà cũng đã từng đến Ai Cập cùng chồng, nhưng không thu được gì đáng kể từ cuộc hành trình. Tuy nhiên 18 tháng sau đó, bà bắt đầu xuất hiện các ký ức lâu đời về Ai Cập.

Theo đó, bà nói rằng mình chính là Sekeeta, con gái của một vi vua Ai Cập vào triều đại đầu tiên (từ khoảng 5000 năm trước), Bà là một thánh nữ được trao truyền các nghi thức huyền bí, bao gồm phương pháp nhớ lại kiếp trước. Bản thân bà sau này cũng trở thành một Pharaoh.

Joan Grant có phải là nữ Pharaoh đầu tiên?

Grant cho biết vào thời Ai Cập cổ đại, một người có thể được gọi bằng nhiều danh xưng. Vậy nên lúc đó ngoài cái tên Sekeeta, thì bà còn có tên Thánh là Meri-Neyt. Ở một chương có tựa đề “Lăng mộ của Meri-Neyt”, bà miêu tả giai đoạn xây mộ cho bà trong lúc vẫn còn sống.

Trong lịch sử Ai Cập, thực sự có tồn tại một nữ hoàng mang cái tên tương tự là Meryet-Nit. Đây là một hình tượng tồn tại nhiều tranh cãi, bà trị vì Vương triều đầu tiên của Ai Cập, nhưng không rõ bà có toàn quyền hay không. Nếu có, bà sẽ là nữ Pharaoh và là nữ hoàng nhiếp chính đầu tiên được biết đến trong lịch sử.

Nhà Ai Cập học Walter Emery (1902-1971) trong một chuyến tham quan lăng mộ của Meryet-Nit đã phải thốt lên rằng: “Lăng mộ bà ấy quá rộng lớn và nằm ở vị trí quan trọng. Chắc hẳn bà ấy từng là một Nữ hoàng nhiếp chính.”

Danh xưng Horus của Grant trùng khớp với tư liệu lịch sử

Danh xưng của 4 hoặc 5 vị Pharaoh đầu tiên của Triều đại thứ nhất ở Ai cập bắt (đầu khoảng 5.000 năm trước đây) thường được liệt kê như sau:

  1. Narmer/Menes/Hor-Aha
  2. Djer
  3. Djet
  4. Den

Bà Jean Overton Fuller (1915 – 2009) là nhà thơ và tác giả chuyên viết tiểu sử, sau khi gặp Grant vào năm 1940, bà đã liên lạc với các nhà Ai Cập học để học biết các chữ tượng hình, nhằm xác minh những gì Grant nhìn thấy. Sau đó bà nhận thấy rằng rất nhiều điều mà Grant nói đều là sự thật.

Fuller cho rằng nhân vật Sekeeta chính là nữ Pharaoh Djet (với tên Thánh là Meryet-Nit), hay con gái của Pharaoh Djer, nói cách khác Sekeeta chính là nữ vương đầu tiên của vương triều Ai Cập cổ đại.

Bà Fuller giải thích rằng trong miêu tả của Grant cô ấy nói rằng mình có danh xưng Horus là Zat. Chữ này được biểu thị dưới dạng một con rắn được bao xung quanh bởi các ký tự tượng hình. Và tương tự từ “Djet” cũng được miêu tả dưới dạng một con rắn.

Ngoài ra bà Fuller còn cho biết, sở dĩ bà tin nhân vật Djet chính là Sekeeta là vì vị Pharaoh nối tiếp ngay sau đó là Den, cái tên mà Sekeeta đã đặt cho con trai của mình.

Chiếc lược của Sekeeta xuất hiện trong sách sử

Grant đã mô tả nhiều chi tiết cuộc sống của mình khi còn là Sekeeta trong kiếp trước. Bà viết: “Trong đền thờ tôi chỉ có duy nhất một cái lược bằng ngà voi và một cái gương nhỏ bằng đồng, tấm gương này phản chiếu hình ảnh tôi không được rõ nét cho lắm …

Chiếc lược ngà này được khắc dấu hiệu của tôi, trên đó có một Pharaoh có cánh, chim ưng của chiến binh được rèn luyện đậu trên con thuyền chiến thắng, ngay bên trên đôi cánh của Người mang Cánh.

Bên dưới là danh xưng theo tiếng Horus của tôi – Zat, với hình ảnh một con rắn, đặt gần chìa khóa cuộc sống cùng hai quyền trượng, nắm giữ quyền lực trên dương thế và ngoài thế gian.”

Trong cuốn sách “Ai Cập cổ đại” (Archaic Egypt) xuất bản vào năm 1961, tác giả nhà sử học Walter Bryan Emery đã vẽ hình minh họa một chiếc lược với các đặc điểm giống y hệt như mô tả của bà Grant.

Chiếc lược này có tên là “Chiếc lược của Uadji”, cũng được đánh vần là Wadji, một cách gọi khác của Djet – vị Pharaoh mà Fuller nhận thấy có mối liên hệ mật thiết với câu chuyện của Grant. Điều đặc biệt là chiếc lược này được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách “Ai Cập cổ đại”, mà cuốn sách này được xuất bản sau cuốn “Pharaoh có cánh” của bà Grant đến 24 năm.

Sự trùng khớp giữa những gì bà Grant nhìn thấy trong trạng thái thôi miên và các bằng chứng khảo cổ về sau quả thật đáng kinh ngạc, điều này thêm một lần nữa củng cố độ đáng tin cậy của những thông tin được đưa ra trong cuốn sách “Pharaoh có cánh”.

Thông tin lịch sử đi trước các nhà khảo cổ

Grant đã mô tả các vật dụng xung quanh Sekeeta được làm bằng bạc. Vào khoảng thời gian này, người ta vẫn chưa rõ người Ai Cập có sử dụng bạc hay không. Chi tiết này sau đó mới được các nhà khoa học khám phá ra, Fuller viết: “Các nhà Ai Cập học trước đó chưa từng biết đến việc người Ai Cập sử dụng bạc như những gì mà Grant viết ra.”

Một chi tiết khác từ tác phẩm của Grant làm đau đầu các nhà sử học là việc người Ai Cập sử dụng ngựa và xe ngựa. Trong khi các nghiên cứu trước đó cho biết, ngựa và xe ngựa chỉ xuất hiện vào thời Hyksos (khoảng 1.600 năm TCN) được du nhập từ châu Á, cách thời của Sekeeta đến 1.500 năm về sau.

Mặc dù tuyên bố ngựa đã có mặt ở Ai Cập vào năm 1.600 TCN chưa được chứng minh là đúng hay sai, vì tài liệu tham khảo chỉ đề cập đến sự xuất hiện đầu tiên của ngựa từ cuộc xâm lược của người Hykso. Tuy nhiên, không có sử sách nào ghi chép năm cụ thể ngựa đã xuất hiện. Nhưng vấn đề sau đó đã được giải quyết khi người ta đọc đến đoạn có ghi rằng: “Người Ai Cập đã có được ngựa từ người Zuma, những người buôn ngựa giống.”

Một trường hợp khác nhớ lại tiền kiếp Ai Cập cổ

Trong điều kiện thôi miên, một sinh viên khiếm thị tại đại học Oxford cho biết, cậu từng là thợ mộc Ai Cập cổ đại. Nghiên cứu được tiến hành bởi Sir Cyril Burt (1883-1971) và Giáo sư William McDougall, cả hai đều là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý.

Sinh viên này cho biết, “tôi làm công việc chạm khắc các tấm bảng” trong ngôi mộ trống không của vua Den. Thanh niên này miêu tả lại nhiều chi tiết về lăng mộ trong đó đề cập đến hình khắc một vị thần sáng chói đội vương miện trắng.

Một vài tháng sau, 2 nhà nghiên cứu này đọc được tin về các cuộc khai quật gần đây, và kết quả nghiên cứu lăng mộ của Pharaoh Smti – vị vua có tên xưng Horus là Den. Một số chi tiết được phát hiện trùng khớp với mô tả của cậu sinh viên Oxford như vương miệng trắng được đội bởi Osiris, và các mô tả về lăng mộ…

Điều trùng hợp ở đây chính là “Den” lại tình cờ là tên người con trai mà Joan Grant tuyên bố đã sinh ra khi bà là Sekeeta.

Như thế có thể thấy câu chuyện luân hồi mà Grant đã viết trong cuốn “Pharaoh có cánh” rất có khả năng là sự thật, và bà cũng chính là vị nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử.

Tổng Hợp

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn