HUYẾT NGẢI RẮN BÁO THÙ
Chương 13: Sóng gió gia đình
Trong lúc cả nhà loạn cả lên thì vợ chồng ông Hào bà Mỹ đến chơi. Vừa vào đến bên trong nhà ông Hào thấy anh mình nằm nôn ói dưới đất, mặt mũi tái mét thiếu sức sống, ông Hào sà xuống lo lắng hỏi.
“ Anh ba bị làm sao thế chị ba? Sao mọi người không đưa ảnh đi bệnh viện?”
Bà Kim mặt xám ngoét, đôi mắt đỏ hoe không biết giải thích cho vợ chồng ông Hào ra làm sao. Nếu nói ông Hoàng bị bệnh âm thì ắt vợ chồng ông ấy không tin, mà đưa đến bệnh viện, chỉ sợ bác sĩ đoán không ra bệnh, cùng lắm chỉ vào suy nhược cơ thể, lại kê mấy viên thuốc bổ cho uống và xuất viện. Như vậy bệnh nặng càng thêm nặng.
Bà Kim gạt nỗi sợ sang một bên, lấy lại vẻ tự tin nói:” Tôi cho cháu Phát đi kêu người tới giúp rồi, cô chú yên tâm, anh chú sẽ không sao.”
“ Chị ba nói vậy là sao? Anh ba bệnh nặng thế này thì phải đưa anh đi bệnh viện chứ ? sao lại đi mời người tới giúp.?” Ông Hào vừa nói vừa dìu anh mình đứng dậy, muốn đưa anh mình ra xe chở đến bệnh viện.
Bà Kim nhanh tay cản, lắp lắp nói:” Đừng, để anh cậu được yên, chờ cháu Phát chở thầy Kha xuống anh cậu sẽ ổn.”
Bà Mỹ chen ngang:” Chị ba, nhà em nói đúng đó, chị để nhà em đưa anh ba đi bệnh viện xem sao. Coi sắc mặt ảnh không được tốt cho lắm.”
Trang từ trên lầu đi xuống, nhìn bà Mỹ bĩu môi cắt ngang lời:” Đây là ba con, là chồng của mẹ con. Ba con đau bệnh ở đâu…mẹ con là người hiểu ba rõ nhất. Chú thím tới chơi cũng đừng thấy ba con bệnh mà đổ lỗi cho mẹ không đưa ba đi bệnh viện.”
Nghe giọng hỗn xược của cháu mình ông Hào tức giận, định la Trang một trận nhưng bà Mỹ cản lại, nhìn chồng mình bà Mỹ lắc đầu, ý muốn nói…đừng làm mọi chuyện căng thẳng thêm, mọi người tất cả đều lo lắng. Họ dìu ông Hoàng nằm lên giường, sắc mặt ông ấy mấy cải thiện, cơ thể run rẩy như người bị sốt rét, lâu lâu miệng nói lảm nhảm.
“ Đừng qua đây, đừng qua đây.”
“ Cứ thế này thì không ổn rồi, chúng ta mau đưa anh ba đi bệnh viện ngay thôi.” Ông Hào sốt ruột nói.
“ Không, thằng Phát đang trên đường về, để anh cậu ở nhà.” Bà Kim không chịu đưa chồng đi, một mực quyết giữ chồng ở nhà chờ thầy Kha tới.
Ông Hào nhìn anh trai đang gồng mình chịu đau đớn trong lòng nóng như có lửa đốt, vậy mà chẳng thể làm gì hơn lúc này, ngoài cách chờ đợi.
Bầu không khí đang căng thẳng bỗng con bé Nhàn người giúp việc trong nhà, hớt hải chạy từ ngoài vào thưa:” Bà chủ, cậu hai đưa thầy về rồi ạ.”
“ Mau, bảo cậu hai đưa thầy vào đây nhanh. Ông chủ sắp chịu hết nổi.” Bà Kim hối thúc.
Hoàng dắt thầy Kha vào nhà, dẫn thẳng đến chỗ ba mình và mọi người đang đợi. Vừa nhìn thấy ông Hoàng lão ta hốt hoảng kêu.
“ Trời đất, tại sao để ông ấy bị nặng vậy mới kêu tôi xuống. Chậm một chút xíu e là mất mạng rồi.”
Bà Kim vội đáp:” Nhà tôi hôm qua vẫn bình thường, cả ngày hôm nay ông ấy đi làm như mọi bữa, đến khi về nhà thì…”
Lão thầy Kha giơ tay, bảo mọi người giữ yên lặng để mình cứu người. Ông ta cởi áo trên người ông Hoàng, đỡ ông ấy ngồi dậy, sai người ngồi sau lưng giữ cho cơ thể ông ấy ngồi im, không được nghiêng ngả. Móc trong túi ra một chai nước, mở nắp đưa lên miệng ngậm căng một ngụm, phun thẳng vào người ông Hoàng.
Thoáng chốc, những giọt nước li ti như những giọt sương mai đọng kín trên tấm lưng săn chắc, ông ấy trợn mắt miệng há hốc, có cái gì đó vướng trong cổ họng khiến ông Hoàng nắc liên tục. Ông Kha pha ly nước bùa đưa cho ông Hoàng uống, tay vuốt yết hầu mấy cái, nghiêng người qua một bên, vỗ thùm thụp vào lưng tống hết mấy thứ dơ dáy bên trong bụng ra ngoài.
Mọi người xúm lại, quá đỗi ngạc nhiên khi thấy ông Hoàng ói ra một nhùi da rắn nhớp nháp. Lần này sắc mặt ông ấy khá lên nhiều, thần thái có vẻ cũng dần hồi phục.
“ Được rồi, đỡ ông ấy nằm xuống.
Ông Hào lần đầu tiên thấy người ta gỡ ngải sợ đến lặng người. Trước nay ông chỉ nghe bùa ngải được người ta truyền miệng, chứ không tin nó tồn tại trên đời. Nay tận mắt chứng kiến quả là được mở rộng tầm mắt.
“ Vậy là anh tôi bị người ta yểm bùa thật sao? Là kẻ nào mà thất đức như vậy?”
Bà Kim liếc ông Kha khẽ lắc đầu, thở dài than vãn:” Chú thím thấy đấy, nhà họ Đàm chúng ta hưng thịnh nhất nhì thành phố này, được bao người ngưỡng mộ, bên cạnh đó cũng có bao kẻ ghen ăn tức ở, nhẫn tâm dùng ba cái thứ bùa ngải độc ác để hại người. Nhưng chú thím yên tâm, tôi sẽ cho người tra ra chuyện này, không để hắn đắc ý sống ung dung tự tại được.”
Ông Hào đấm mạnh nắm đấm xuống bàn, nghiến răng tức giận nói:” khốn kiếp! Để em biết ai là người hại anh ba thì em kẻ đó sống không bằng chết.”
Ông Kha nói thêm:” Trước mắt ông ấy ổn rồi, muốn cứu ông ấy chỉ có thể tìm ra kẻ chủ mưu đứng đằng sau chuyện này. Có như vậy tôi mới giúp các vị được.”
Nghe ông Kha nói mọi người được một phen hoang mang, cũng không biết ai là hung thủ. Bà Kim kéo ông Kha ra ngoài vườn, mắt đảo tứ phía dò xét xem quanh đây có ai không. Biết quanh họ không một bóng người bà ấy lo lắng hỏi.
“ Theo thầy chuyện này nghĩa là sao? Lão ta vừa chết nhà tôi liền xảy ra chuyện? Có khi nào ngôi mộ kia bị động rồi không? Chả nhẽ ông không gỡ được ngải trong người cho chồng tôi?”
Lão Kha chẹp lưỡi, phân bua:” Ngải này nó quá mạnh, tay ấn tôi chưa thể gỡ được. Nếu lão ta còn sống cũng chưa chắc đã biết cách gỡ. Trong bụng chồng bà không chỉ có một bộ da rắn, tôi e còn nhiều hơn chúng ta nghĩ. Một khi nó mọc thành chân rết thì tính mạng ông ấy sẽ gặp nguy hiểm. Số ngày sống trên đời chỉ đếm được trên đầu ngón tay.”
Bà Kim cau mày, sửng sốt hỏi:” vậy có nghĩa ông làm không được, còn ngôi mộ trên núi kia thì sao? Năm xưa tôi gả vào nhà họ Đàm chuyện này đã xảy ra, nếu như bà ta không kể cho tôi nghe chắc có lẽ tôi đã không cần phải lo lắng đến nỗi mất ăn mất ngủ như bây giờ. Mỗi một người trong nhà này đều mà da thịt trên người tôi cả. Họ đau tôi cũng đau, thầy hiểu chứ?”
Ông Kha suy nghĩ một hồi, nếu nói xà huyệt bị động hoặc có ai phá phong ấn thì người gặp nạn đầu tiên sẽ là ông ta và sư phụ của mình. Hay nói cách khác, phong ấn được mở người hứng mũi chịu sào trước tiên là người bày trận phong ấn, tiếp sau đó mới là người chủ mưu và dần dà là con cháu trong gia đình họ. Nhẹ thì ốm đau bệnh tật liên miên, nặng thì mạt vận chết bất đắc kỳ tử. Có khi tuyệt tự tuyệt tôn.
Ông ta chậm rãi nói:” Tôi e là không, nếu xà huyệt bị phá phong ấn thì tôi là người gặp nạn đầu tiên, và cả bà ta bị quật trước chứ không phải là chồng bà. Tôi tin trong chuyện này, ắt có kẻ đang âm thầm nhúng tay vào. Bà nhớ thử xem, có ai thù ghét gia đình bà không?”
Bà Kim đi qua đi lại, nghĩ mãi vẫn không biết ai. Cũng có khi kẻ thù nhiều quá nên bà ấy nhớ không hết, thì làm sao đoán ra kẻ đứng sau chuyện này.
“ Vậy bây giờ thầy tính thế nào? Không lẽ chồng tôi phải chịu đau ốm suốt quãng đời còn lại?”
Ông Kha đáp:” Hay bà cho ông ấy uống thuốc mà sư phụ tôi đưa xem sao? Tuy tôi chưa gặp mẹ chồng bà, sư phụ cũng không nói bệnh tình của ấy cho tôi nghe. Nhưng nghe bà kể thì chắc có lẽ bà ấy là người mang trong mình dòng máu rắn, phải chịu sống kiếp nửa người nửa rắn suốt cuộc đời, vì bị đám ma rắn tấn công.”
Chuyện bà Châu năm xưa bị rắn cắn chỉ có lão Tam và bà Châu biết, ngay cả khi bà Kim là trợ thủ đắc lực suốt 30 năm cho mẹ chồng mình, cũng chưa từng nghe bà Châu nói mình là người mang trong mình dòng máu rắn như ông Kha vừa nói. Xong có điều mỗi khi bước vào căn nhà ấy, bà Kim đều cảm nhận có đôi mắt vô hình đang nhìn mình chằm chằm. Nhất là những lớp da trên người bà Châu bong tróc từng mảng như da rắn, nó càng thể hiện rõ bà ấy bị ma rắn hành là thật.
“ Tôi không dám chắc, bà ta không kể cho tôi nghe ngoài chuyện bắt một người phụ nữ mang thai chôn vào xà huyệt. Còn chuyện bà ta cắn tôi, ép tôi báo cáo tất cả công việc thường ngày cho bà ta biết, tôi nghĩ là do bà ấy sợ tôi về đây làm dâu, ăn mòn của cải. Còn thuốc thầy nói, tôi sẽ thử cho nhà tôi uống xem sao.”
Nói chuyện thêm một lúc họ quay vào nhà, vì sợ chồng mình phát bệnh nên bà Kim ngỏ lời mời ông Kha ở lại thêm ít bữa, vừa tiện xem bệnh tình cho chồng mình, vừa muốn tìm cách giải quyết mọi vấn đề. Dĩ nhiên ông ta đồng ý ngay mà không cần suy nghĩ, ở riết trên núi cũng chán, quanh năm bốn bề đều là rừng núi, điện đóm tù mù u tối, muốn nhìn những ngọn đèn xanh đỏ trong một thành phố thơ mộng cũng khó.
Trước khi quay vào bà Kim liếc đôi mắt nhìn căn nhà phía cuối vườn một lượt, nhếch môi cười:” Mụ già chết tiệt, mụ cứ đợi đấy, chờ tôi xử lý xong chuyện này tôi sẽ cho bà nếm đủ mùi cay đắng. Bù vào 30 năm làm khổ sai của tôi.”
——
Rót chén trà đẩy qua trước mặt vợ chồng ông Hào, bà Kim mời họ uống, nhỏ giọng hỏi:” Thế bữa nay chú thím qua đây có chuyện gì? Hay là qua thăm mẹ?”
Vợ chồng ông Hào nhìn nhau, bà Mỹ đáp: Dạ, trước hết vợ chồng em qua thăm mẹ và hai bác, sau là muốn bàn chuyện dời mộ anh hai sang mảnh đất khác. Đất vợ chồng em đã nhắm được rồi, chỉ cần mẹ và hai bác gật đầu thì rước thầy về xem ngày rời đi.”
Bà Kim quắc mắt, cau mày nói:” Gì cơ, cô chú nghe ai mà đang không lại đòi rời mộ anh hai qua mảnh đất khác? Tôi làm dâu nhà họ Đàm hơn 30 năm, mẹ bảo mộ anh hai nhà mình là mộ Kết, đã là mộ Kết thì anh em con cháu trong nhà không được di dời, cô chú không nghe mẹ nói vậy hay sao?”
Bà Mỹ định nói nhưng ông Hào chen ngang, trả lời thay vợ mình:” Chuyện là thế này, nhà em tháng trước đi công tác ngoài Hà Nội, vô tình gặp một ông lão hành khất trên đường, ông ấy không chỉ am hiểu về phong thuỷ mà còn đoán việc như thần. Ông ấy bảo, dòng họ nhà mình sắp bị diệt vong nếu như không di dời mộ anh hai đi nơi khác.”
Nói xong tưởng đâu bà Kim sẽ thuận theo ý của hai vợ chồng mình, mà trái lại, bà Kim tức giận ra mặt, quát:” Chú thím thật mắc cười, thầy Kha tôi quen biết mấy chục năm nay còn chưa dám phán mộ anh hai bị động, hành anh em con cháu làm ăn thất bát. Vậy mà thím Mỹ mới gặp lão ăn mày trên đường có một lần, chú thím lại tin sải cổ. Tôi nói không là không, nhà ta đang sóng yên gió lặng, không thể vì một lời phán vô căn cứ mà đào mộ anh hai lên. Không tin chú cứ xuống hỏi mẹ, nếu mẹ đồng ý thì việc này tuỳ chú thím.”
Bà Kim xua tay nói tiếp!
“ Chú thím nên nhớ, khi anh còn sống, anh ấy là người mẹ yêu thương nhất. Bây giờ bảo dời mộ thì có quá đáng lắm không? Hãy để anh hai yên nghỉ.”
“ Nhưng nhà em mấy tháng nay nhà em liên tiếp gặp khó khăn, công việc kinh doanh sa sút trông thấy, làm ăn không chỉ thất bát mà đến cả sức khoẻ cũng giảm sút khá nhiều, nên em nghĩ lời ông thầy kia nói là đúng.”
Bà Kim gạt phắt đi, cản lời:” Thôi! Thôi! Chú đừng có ở đây mà đổ vạ cho anh hai, người chết như ngọn đèn đã tắt, nghĩ vậy như vậy tội anh hai lắm. Gia đình chú làm ăn sa sút còn nhà tôi, tôi vẫn thấy vạn sự ổn thoả. Chú về xem lại thằng Phú nhà mình, hừ.. ăn chơi đàn đúm, đú trend theo bạn bè, nay mua cái này, mai sắm thứ khác, miết tôi thấy thành phố Vũng Tàu không đủ sân chơi cho một đứa đua đòi như nó.”
“ Chị..!!!”
Phát thấy tình hình căng thẳng, anh khuyên mẹ mình:” Mẹ! Bình tĩnh đã mẹ, có gì từ từ bàn, hơn nữa chú thím chỉ là qua đây hỏi ý kiến bà nội và ba mẹ thôi mà, đừng làm mọi chuyện đi quá xa kẻo mất hoà khí.”
Bà Kim hừ lạnh, mỉa mai:” Thím con thì sướng rồi, về đây làm dâu sau mẹ có vài năm mà chưa một ngày phải chăm sóc bà nội con. Nhà cửa cũng một tay bà nội con mua chỗ ở. Vậy mà giờ nghe lời kẻ lang thang, về đây đặt điều thêu dệt mộ cụ tổ bị động. Bà nội con mà nghe thấy chuyện này, không bệnh cũng thành đổ bệnh cho mà xem.”
Ông Hào chịu hết nổi với những lời ngoa ngoắt của chị dâu, tức giận đứng phắt dậy, gân cổ cãi mà bà Mỹ kịp kéo chồng mình ngồi xuống, lắc đầu. Biết bà Kim sẽ không thông qua vụ này, anh ba bệnh nằm một chỗ vẫn chưa tỉnh, mẹ thì không chịu gặp ai nên vợ chồng ông Hào đành dắt nhau về. Tuy Phú có phần ăn chơi thật, xong cũng không lầy như Cường, ít ra anh ta vẫn có một công việc mà bao người hằng mơ ước, còn Cường thì không.
—-
Màn đêm buông…
Tiếng gió rít qua khe cửa.
Điệp trở mình nằm xoay mặt ra hướng cửa, đôi mắt nhắm nghiền chìm sâu trong cơn mộng mị. Trong mơ, cô thấy mình mặc chiếc váy cưới rất lộng lẫy kiêu sa, bước đến sau lưng một người đàn ông mặc bộ vest đen lịch lãm, đứng ngay trước mặt. Cô cất tiếng gọi….
“ Anh Nam! Anh Nam ơi anh Nam!”
Người đó không quay lại.
Điệp căng mắt ra nhìn, cô để ý thấy dáng vẻ anh ta không giống Nam cho lắm, bụng bảo dạ” Hay mình đã nhìn nhầm?”. Người ấy bước đi về phía trước, không xoay người nhìn Điệp. Anh ta đi hoài đi mãi, đến chân ngọn đồi thoai thoải dốc mới chịu dừng chân. Phía trước có một toán người, toàn là đàn ông, chỉ có một người phụ nữ duy nhất, gương mặt họ rất mơ hồ Điệp nhìn không rõ. Phía dưới là chiếc quan tài chưa đậy nắp, cô nghe tiếng người đàn bà kia hối.
“ Đóng đinh đi, rồi đậy nắp lại. Làm nhanh tay lên, sắp qua giờ Tý rồi.”
Người đàn ông mặc đồ vest khi nãy bước đến, đặt một đóa cúc trắng vào trong quan tài, Điệp nghe thấy tiếng la hét, tiếng nguyền rủa chửi bới vọng ra của người con gái nằm bên trong. Rõ mồn một.
“ Cứu tôi với, mấy người là ác quỷ. Thả tôi ra, tôi hận mấy người, tôi sẽ quay lại báo thù, mấy người sống sẽ không yên thân đâu.”
Tiếng búa giáng xuống, tiếng đinh lộp bộp vang vọng, xen lẫn tiếng gào thét trong tuyệt vọng khiến Điệp nước mắt nhoà đi. Tuy cô không hiểu chuyện gì nhưng cô biết, cô gái vô tội nằm bên trong đang bị họ ra tay sát hại.
Điệp lao đến , ném bó hoa cưới xuống đất, chạy đến nơi cô chết sững khi nhìn vào bên trong, một cảnh tượng hãi hùng hiện ra ngay trước mắt. Người con gái nằm bên trong quan tài khuôn với mặt đầy máu me kia không ai khác, chính là Điệp. Cô lảo đảo lùi lại, đôi chân run rẩy, hai tay nắm chặt tà váy cưới nước mắt chảy thành dòng ngấn lệ.
“ Không phải, người đó không phải tôi, cô ấy không phải là tôi.”
Hai tay Điệp quờ quạng trong không trung, nghe tiếng gọi của Ngân cô bừng tỉnh. Hai mắt nhìn trân trân lên mái nhà, miệng thở hổn thể người ướt sũng mồ hôi.
“ Cậu mơ thấy ác mộng hả Điệp.?”
“ Ừ! Mà người đó chính là..”
RẦM.. tiếng hai cánh cửa sổ va đập vào nhau nghe rất mạnh, khiến Điệp cả hai giật mình còn Điệp ngồi im lặng không nói gì. Nhớ lại giấc mơ khi nãy, cô không biết nó ám chỉ điều gì? Sao cô bị người ta bắt, còn đóng đinh vào trán nữa. Nó thật khủng khiếp.
—-
Cùng thời điểm, nửa đêm trong căn nhà bỏ hoang cuối phố. Cường vừa dừng xe vội vàng bước xuống, hắn không để ý nên khi bước qua đường va quẹt vào bà già mù trống gậy trước mặt. Cường lèm bèm chửi.
“ Bà già, bà mù hay sao mà không thấy đường?”
Bà ấy nở nụ cười rất tươi, trầm giọng đáp:” Tôi tôi đúng là bị mù thật mà. Cậu không thấy tay tôi phải cầm gậy dò đường đi hả?”
Cường nhìn lại đúng bà ấy mù thật, hắn định nói thêm gì đấy nhưng điện thoại trên tay bỗng đổ chuông, Cường không để ý đến bà ấy nữa, anh ta nhanh chóng đi vào căn nhà phía trước, bà già mù gọi với theo:
“ Cậu trai trẻ, bảo trọng!”
Cường ngoảnh lại đã không thấy bà ấy đâu, ngó lơ một lúc gương mặt hằm hằm đẩy cánh cổng bước vào. Bên trong, một cô gái bị bốn gã đàn ông trói chặt, miệng nhét nhùi rẻ không tài nào thốt lên kêu cứu. Thấy Cường đến hai gã kia cúi đầu chào lễ phép, hắn không thèm nhìn họ lấy một cái, tiến đến trước mặt cô gái đưa tay xuống bóp cằm, thật mạnh. Trợn tròn hai mắt nghiến răng rít lên.
“ Con khốn! Mày dám phản bội tao ư? Mày lấy tiền của tao nuôi thằng khác bên ngoài. Mày đáng tội gì?”
Con Đĩ…
Cô gái sợ hãi run lẩy bẩy nhìn Cường lắc đầu nguây nguẩy. Ánh mắt van nài như thể mong Cường tha mạng cho mình.
Đăng nhận xét