HUYẾT NGẢI RẮN BÁO THÙ
Chương 11: Nuôi cáo trong nhà
Tác giả: Trần Linh
Xem Lại Chap 10 : Tại Đây
“ Mày! Mày!”
Lão Tam nghe thấy tất cả, nhưng ông ta sức đã cạn, mắt mờ tay yếu, nên cho dù có biết bị đệ tử của mình đâm sau lưng đi chăng nữa, cũng chẳng làm được gì. Nếu biết có ngày này thì xưa kia lão ta thà không nhận bất cứ ai làm đệ tử, ôm theo nghề xuống dưới mồ chứ không muốn nuôi một con cáo trong nhà. Để bây giờ nó quay lại cắn mình.
Ông Kha bước đến bên cạnh, một tay cầm búa đinh, tay kia giơ lọ thuốc lên ngang mặt, trên môi nở nụ cười gian ác, hai mắt sáng rực ngắm nghía lọ thuốc một hồi, bảo.
“ Nói gì thì nói, tôi phải cảm ơn ông vì tất cả. Ông như người cha thứ hai sinh ra tôi, nếu không có ông chắc tôi cũng chết vì đói khát từ lâu. Nay ông nói đi, còn di nguyện gì chưa làm thì cứ nói với tôi, tôi sẽ thay ông làm cho xong. Xem như đấy là cách báo ân cuối cùng tôi dành cho ông.”
Lão Tam im lặng nở một nụ cười nhẹ trên môi, nếu như ai cũng trót dại một lần, thì sự bồng bột của mỗi người đều phải trả bằng một cái giá khá đắt. Lão Tam chậm rãi nói.
“ Con tưởng con thắng được ta sao? Ha ha ha ha…con vẫn còn non xanh lắm.”
Ông Kha trừng mắt, đặt quyển sách lên bàn cúi xuống nắm chặt cổ áo lão Tam hậm hực quát:” Lão già, ông nói vậy là sao? Có phải ông thấy mình sắp chết nên nói ra mấy câu như vậy để tôi tha mạng cho ông đúng không?”
Lão Tam cười ha hả, đáp:” Con theo ta mấy chục năm mà vẫn không hiểu tính ta hay sao? Vậy để ta nói cho con biết. Xà Huyệt năm xưa ta yểm cho nhà họ Đàm, ta vẫn để một lỗ hổng chừa lại cho chúng ta một con đường lui. Con biết là gì không?”
Ông Kha quắc mắt, hỏi:” Là gì nói mau? Hay ông muốn chết ngay tức khắc.”
Lão Tam cười ha ha, khoé mắt chảy dài hai hàng lệ.
Trước giờ lão Tam làm việc chưa khi nào để lỗ hổng. Lão ta làm bất cứ việc gì cũng nghĩ đến lâu dài, chừa cho mình một lối thoát. Mấy chục năm trước, ông ta sau khi Trấn xà huyệt cũng lập ra một lời thề” Nhà họ Đàm muốn hưng thịnh thì cứ cách 30 năm phải dùng một phụ nữ mang thai đứa con đầu lòng để chôn vào xà huyệt yểm 1 lần.
Dĩ nhiên chỉ có ông ta mới biết việc này, ngay cả bà Châu và đệ tử duy nhất của mình lão ta cũng không nói. Có như vậy, tiền trong túi vơi đi lại đầy… chắc chắn rằng nhà họ Đàm sẽ có biến cố, họ sẽ phải tìm tới hai thầy trò họ, trả tiền nhờ giúp đỡ để gia đình vượt qua tai ương. Chỉ tiếc ông Kha đã tính toán đi sai một nước cờ, nên bây giờ nó không còn quan trọng đối với một người sắp chết như lão Tam.
Lão Tam buồn bã nói:
“ Tại sao ta phải nói cho con biết. Lẽ ra trước sau gì ta cũng sẽ nói nếu con không hỏi, nhưng bây giờ nó không quan trọng với ta nữa. Trên đời này có hai loại người mà con không thể đắc tội, một là kẻ có quá nhiều tiền và hai là..kẻ không còn gì để mất.” Khà..khà..khà…
“ Lão già chết tiệt, ông chết đi..”
Ông Kha tức giận hai mắt trợn ngược, nghiến răng rít lên chửi bới trách móc. Phóng đôi mắt sắc bén nhìn sư phụ, đánh đấm liên tiếp vào khuôn mặt già nua gầy còm, chỉ có như vậy mới làm cơn điên trong người ông ta vơi đi. Khiến cho lão Tam đau đớn tột cùng.
Thể xác đau một, lòng đau mười.
“ Mày chết đi, lão già! Chết là đáng..chết là đáng..đáng lắm!”
Lão Tam thều thào:
“ Mãi mãi con sẽ không bao giờ biết được câu chú cuối cùng của ta. Đừng tưởng mình thông minh, thực ra con chỉ là quân tốt trong tay ta mà thôi.. ha ha ha ha..”
Thật đáng thương!
“ Ông nói cái gì? Ông nói lại tôi xem nào? Khốn kiếp!” Ông Kha lèm bèm chửi.
Ha ha ha ha..” con sẽ mãi mãi không bao giờ biết được câu chú quan trọng nhất. Có quyển sách ấy trong tay thì đã sao? Nếu như ta ôm theo nó xuống mồ.” Khà khà!
Ông Kha lắc đầu, làm nhảm:” không! Không! Tôi không tin, tôi không tin… ông nói vậy có phải muốn tôi tiếp tục theo hầu ông, phục tùng ông, có đúng không? Ông là đồ khốn, ông thật đáng chết!”
Lão Tam nằm im, hơi thở gần như không còn. Nói xong câu cuối khoé môi ông ta trào ra một dòng máu đỏ tươi. Giờ đây ông ta mới thấm câu nói….”Gieo nghiệp, nghiệp sẽ quật” là như thế nào. Xong tất cả đã quá muộn.
Không thấy lão Tam trả lời ông Kha lại cho rằng lão Tam khinh mình, hắn nổi điên vung cây búa lên cao, giáng xuống những nhát búa oan nghiệt thẳng vào mặt sư phụ mình.
Bộp..bộp..bộp…
Lão Tam há hốc miệng tắt thở, hai tròng mắt lồi hẳn ra ngoài lòng thòng muốn rớt, y như đôi mắt của cô gái vô tội năm xưa bị ông ta sát hại, máu chảy thành dòng. Khuôn mặt nát bét biến dạng nhìn không rõ hình hài, chết một cách đầy đau đớn uất ức.
Ông Kha khựng tay, những giọt máu nhớp nháp vẫn còn vương trên búa, rớt lộp độp xuống nền nhà. Mùi máu tanh nồng xộc thẳng vào khoang mũi, nghe nợm cổ.
Ông ta ngẩng mặt lên trời cười man dại, một lúc sau lấy chiếc chậu đặt dưới đất, vật xác lão Tam để đầu lão ta thõng xuống, cứa một nhát vào động mạch trên cổ” Xẹtt..t..t..” máu chảy tong tong vào thau, miệng lảm nhảm:” Nghe nói máu thầy pháp hoạ bùa sẽ linh nghiệm hơn mực tàu. Vậy thì phải tận dụng nó để dùng cho những ngày tháng hành nghề sau này của tôi. Ông thấy tôi có thông minh không?” Ha ha ha
Tiếng cười gian ác của gã thầy đồ tể vang vọng, kèm theo tiếng gió hú ngoài trời làm cho mấy cánh cửa sổ va đập vào nhau rầm rầm, càng làm cho khung cảnh thêm lạnh lẽo. Rút sạch máu của lão Tam xong ông ta quấn xác vào một manh chiếu, vác trên vai đi lên đồi đào huyệt chôn. Ông Kha thật mất hết nhân tính, không chỉ giết người nuôi dạy mình một cách dã man còn không thèm mua một cỗ quan tài chôn cất cho tử tế.
Sống cùng nhau cả đời, khi chết cạn tình ráo máng.
Đào huyệt xong hắn thẩy xác lão Tam xuống dưới, không quên trấn yểm giam cầm linh hồn của lão ta, để lão mãi mãi nằm im nơi đây, không thể quay về báo thù. Yểm mộ xong ông ta nhảy phóc lên bờ, hì hục lấp đất lại. Mộ lão Tam không được đắp lên cao, ông ta san bằng phẳng, chỉ để mấy hòn đá nằm ngổn ngang bên trên nhằm mục đích không muốn ai biết.
Người ta khi chết mồ yên mả đẹp, có người nhang khói đầy đủ. Còn lão Tam, chết không có hòm chôn, mộ chẳng ra mộ, ngay cả một nén nhang cũng không có. Rồi cũng thành hồn ma đói khát bị chính đệ tử của mình giam cầm mãi mãi.
Ông Kha quay vào nhà, không thèm nhìn lại nơi mình chôn sư phụ thêm một lần nào nữa.
—-
Sáng hôm sau, ông Kha ăn mặc khá chỉn chu tươm tất, chạy xe xuống thành phố gặp bà Kim. Họ không hẹn gặp mặt ở bên ngoài, mà hẹn gặp ở ngay trong căn biệt thự to lớn của vợ chồng bà Kim đang ở, để bàn chuyện. Khi đến nơi chỉ có bà Kim ở nhà, tất cả đã đi vắng.
Ông Kha đưa cho bà Kim lọ thuốc, bảo:” Cái này bà giữ lấy, cất cho kỹ. Sư phụ tôi dặn đây là lọ thuốc cuối cùng mà người có thể điều chế cho bà.”
Bà Kim lo lắng hỏi:” Vậy lão ta không truyền lại cách luyện cho ông ư? Thế tôi dùng hết thì sao? Thuốc đâu tôi uống? Tôi không muốn mình phải làm quân cờ trong tay mụ ta mãi. 30 năm rồi còn gì, đấy là khoảng thời gian u ám đen tối nhất trong cuộc đời của tôi.”
Ông Kha xua tay, trấn an:” Trước mắt bà đừng lo, tuy tôi chưa được học cách điều chế thuốc, nhưng trong tay tôi đã có quyển sách thần chú, và nhiều thứ quan trọng khác mà lão ta để lại. Tôi sẽ tìm ra cách làm trong nay mai mà thôi.”
“ Nhưng mà….” Bà Kim vẫn không yên tâm.
Ông Kha biết bà ấy chưa thực sự tin mình, liền cản lại lời bà Kim nói” Bộ bà không tin tôi sao? Chúng ta bắt tay với nhau làm việc đã nhiều năm nay, vậy mà bà vẫn còn hoài nghi tay nghề của tôi, không bằng sư phụ mình?”
Nghe giọng điệu ông Kha nói bà Kim đoán ông ta đang dỗi, đành cười xoà, xoa dịu:” Y dà! Tôi đâu dám nghĩ thầy như vậy. Bao năm qua nếu không nhờ có thầy làm bùa loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh trên thương trường, thì dựa vào sức của hai vợ chồng tôi thì làm sao dìu dắt nhà họ Đàm vang danh đến tận ngày nay. Thầy thấy tôi nói có đúng không?”
Ông ta cười khẩy, thừa hiểu bà Kim đang nịnh mình, nhưng bà ấy nói quả không sai. Sau khi bà Kim sinh bốn đứa con xong, bà ta bắt đầu nhúng tay vào công việc làm ăn của nhà họ Đàm. Nếu ông Hoàng là một người đàn ông điềm đạm,có phần hơi khù khờ nhút nhát thiếu quyết đoán trong công việc, thì bà Kim lại trái ngược hoàn toàn.
Bà ấy không chỉ nắm bắt thông tin nhanh nhẹn, mà còn thông minh nhanh nhạy tài giỏi hơn chồng mình gấp trăm lần. Mấy đối thủ cạnh tranh đều bị bà ta và ông Kha liên kết với nhau, khiến họ thân tàn ma dại, rơi xuống vực thẳm của xã hội mãi không thể ngóc đầu lên nổi. Kẻ thì quẫn trí treo cổ tự tử, người gặp tai nạn giao thông chết thảm, có khi bỗng hóa điên hóa dại, ngẩn ngơ quanh năm suốt bốn mùa không hay biết gì. Họ đâu biết, do một tay người đàn bà đầy tham vọng, mưu mô thủ đoạn gây ra.
Quả là đáng sợ.
Bà Kim khẽ cau mày, hỏi nhỏ:
“ Lão ta chết thật chưa?”
“ Chết thật rồi.” Hừ..ư..ư..
“ Thôi được, tôi tin ông. Tạm thời tôi sẽ dùng lọ thuốc này. Còn mụ ta, sống dai đến hôm nay xem như là phước đức cho mụ ta rồi, đã đến lúc cần loại bỏ.”
Ông Kha gật gù, bàn thêm một số công việc xong xuôi ông ấy muốn ra về. Bà Kim đưa cho ông ta một cọc tiền mới cóng, ông Kha vội cất vào túi, đứng dậy chào bà Kim đi ra cửa. Vừa ra đến sân ông ta khựng lại, nhìn chăm chăm vào cậu thanh niên vừa bước xuống khỏi chiếc xe hơi sang trọng, không chớp mắt. Cậu ta ăn mặc khá sành điệu, dáng người dong dỏng cao, móc nhuộm vàng hoe vuốt keo dựng đứng thành nếp. Vừa đi vừa huýt sáo, chân nhảy nhót có vẻ đang vui, người đó chính là Cường, cậu con trai thứ hai của bà Kim và ông Hoàng. Cường lướt qua mẹ mình và ông Kha anh ta không thèm chào hỏi. Mặt tỉnh bơ giống như họ không tồn tại trong mắt mình. Bà Kim thấy vậy tức giận quát.
“ Cường, con không chào thầy Kha và mẹ sao?”
Cường dừng lại, gỡ chiếc mắt kiếng trên mắt cuống nhún vai gật đầu xã giao một cái. Tính quay đi mà bị ông Kha gọi giật lại.
“ Khoan đã, cậu chờ tôi một chút.”
Cường xoay người, chỉ ngón tay vào mặt mình hỏi:” Tôi ư? Ông gọi tôi?”
Ông Kha gật đầu:” Đúng, là cậu.”
“ Có chuyện gì nói luôn đi. Thời gian của tôi là vàng bạc.”
“ Ahh không có gì, tôi chỉ muốn nhắc nhở cậu, tháng này cậu có hạn nặng lắm, tốt nhất tránh xa mấy nơi hoang vu ẩm ướt hoặc đừng dính dáng đến đàn bà.”
Cương cau mày, bực dọc đáp:” Nực cười, thằng Cường này nổi tiếng sát gái mà ông bảo tôi đừng dính dáng đến đàn bà con gái, nghe có mắc cười không? Hơn nữa, cho dù tôi không yêu họ, chỉ sợ thiếu hơi tôi họ sống không nổi mà thôi. Ông hiểu chưa?”
Bà Kim la con:” Cường! Sao con dám hỗn với thầy Kha như vậy? Mau xin lỗi thầy đi.”
Cường cười khẩy, đeo chiếc mắt kiếng râm lên mặt, đi thẳng vào nhà. Anh ta bận nghe điện thoại nên không thèm để ý đến bà Kim đang la mắng sau lưng mình. Một mạch đi thẳng lên phòng, bây giờ là lúc anh ta nghỉ ngơi sau một đêm dài thức trắng.
“ Thầy đừng giận nó, nó như con ngựa bất kham, dạy bảo mãi không nên thân.”
“ Tôi không trách cậu ấy, chỉ muốn nhắc nhở bà để ý cậu ấy một chút. Dặn cậu ấy làm theo lời tôi vừa nói, thời gian tới có hạn lớn lắm, coi chừng gặp họa sát thân.”
Mà hạn này có liên quan đến người khuất mặt.
Bà Kim sửng sốt, nét mặt tái nhợt khi nghe ông Kha nói vậy, bà ta lo lắng hỏi:” Vậy ngoài cách đấy ra thầy còn cách nào khác nữa không? Tôi nhớ sang năm mới tới năm tam tai của thằng bé. Trăm sự nhờ thầy, chỉ cần thầy giúp thằng bé tôi sẽ hậu tạ thầy xứng đáng.”
Ông Kha móc một lá bùa trong túi áo ra đưa nó cho bà Kim, dặn:” Đây là bùa hộ thân, có công dụng xua đuổi ma quỷ, giữ bình an cho gia chủ. Bà bảo cậu ấy luôn đem theo vật này bên người, nạn lớn hoá nhỏ, nạn nhỏ hoá không.”
Bà Kim nắm chặt nó trong tay, gật gù cám ơn ông Kha rối rít. Tiễn ông ấy ra cửa xong bà ấy mới quay trở vào. Ông Kha ngồi trên xe, một tay giữ tay lái tay kia vỗ vỗ vào túi tiền cười hô hố một mình như gã tâm thần vừa xổng trại. Nghĩ đến thái độ của Cường khi nãy ông ta thở dài lắc đầu. Lảm nhảm với bản thân:
Đăng nhận xét