Phong thủy về "Thiên Vận Và Địa Khí"

 Từ xưa cổ nhân đã quan sát ghi chép Quy luật của Khí hậu theo từng chu kỳ : 5 ngày thành 1 hậu 3 hậu thành 1 tiết , 2 tiết thành 1 tháng , 3 tháng thành 1 mùa < 24 tiết khí - 72 hậu > . Độ dài trung bình của 1ngày là 100 khắc 1 vòng thời tiết là 365 ngày 25 khắc , hết 1vòng lại quay về như cũ : XUÂN _ HẠ _ THU _ ĐÔNG . Thời tiết Khí hậu hàng năm biến hóa như sự thăng giáng của Âm Dương , thêm bớt các Hào Âm - Dương trong quẻ dịch

Theo lý thuyết về Âm - Dương Ngũ hành và Hệ Can Chi

5 số đầu tiên của hệ đếm 10 là thuộc về 5 số sinh thuộc trời là 5 số gộc của hệ tọa độ không gian , mọi biến hóa của vũ trụ đều xoay quanh hệ tọa độ không gian đó .


5 số tiếp theo là 5 số thành thuộc đất , số 5 -6 là cặp số Sinh Thành , là cặp số trung tâm của dãy - 5 là tận cùng của số sinh , 6 là khởi đầu của số thành cũng là trung tâm của Trời Đất
Nhân đôi cặp số đó ta có 10 số Thiên Can " của Trời & 12 Địa Chi của Đất được hoạt hóa theo quy ước riêng của lý thuyết Vận Khí
- Mười Thiên Can
Trong quy ước về Hệ Tọa độ không gian , được chia thành 5 cặp Âm Dương liên tiếp , mang theo Hành theo chiều Tương sinhbắt đầu từ hành Mộc

* Gáp Ất thuộc Mộc ở phương Đông
*Bính Đinh thuộc Hỏa ở phương Nam
*Mậu kỷ thuộc Thổ ở Trung tâm
*Canh Tân thuộc Kim ở phương Tây
*Nhâm Quý thuộc Thủy ở Phương Bắc

Còn trong lý thuyết Vận khí chúng đại diện cho 5 Đại Vận của Trời được chia thành 5 cặp theo các số Sinh Thành , bắt đầu từ Hành Thổ theo chiều tương sinh

1/ : 1- Gáp , 6 Kỷ : hóa Thổ ,sinh Thổ Vận
2/ : 2 - Ất ,7 - Canh :hóa Kim sinh Kim Vận
3/ : 3 - Bính ,8 Tân : hóa Thủy sinhThủy Vận
4/ : 4 - Đinh ,9 - Nhâm hóa Mộc ,sinh Mộc Vận
5/ : 5 - Mậu ,10 Quý hóa Hỏa sinh Hỏa Vận

Mỗi năm Thiên Can tương ứng với một Vận. Cứ 5 nămlạ trở về Vận cũ theo chiều tương sinh .. Một vòng Giáp Tý 60 năm thì mỗi Vậnlàm chủ 12 năm

- Đại Vận Thái quá và Bất cập

Vận của mỗi năm gọi là Đại Vận làm chủ thời tiết trong một năm , thuộc Hành nào thì Khí của Hành đó làm chủ . Năm Vận Mộc thì Gió nhiều , năm Vận Hỏa thì nóng nhiều

** Thái quá và Bất cập . Cùng một Đại Vận có năm Thái quá có năm Bất cập , tùy theo tính chất Âm Dươngcủa năm . Năm thuộc Thiên Can Dương là những năm Thái quá , năm thuộc Thiên can âm là những năm Bất cập . Ví dụ Năm Hỏa Vận thái quá thì nong nhiều , năm Thổ Vận thái quá ẩm ướt nhiều , Năm Thủy Vận bất cập ít mưa

Chủ Vận - Quý Vận

Mỗi Đại Vận là 1 năm được chi thành 5 gia đoạn mỗi giai đoạn là 73 ngày 5 khắc gọi là Quý Vận

* Sơ Vận ;do Khí Phong Mộc làm chủ
*Nhị Vận do Khí Nhiệt Hỏa Làm chủ
*Tam Vận do Khí Thấp Thổ làm chủ
* Tứ Vận do Khí Táo Kim làm chủ
* Ngũ Vận " Hay Chung Vận " do Khí Hàn Thủy làm chủ

Các Quý Vận của Đại vận năm nào cũng diễn ra như thế ,mà là cột trụ Khí Hậu mỗi năm
Khách Vận : Thơiì tiết nhiều năm không đúng theo các Quý Vận của Đại Vận người xưa gọi là Khách Vận Cũng tuân theo quy luật của tạo hóa

Tóm lại : Đại Vận - Chủ Vận - Khách Vận đều Vận dụng Thiên Can theo chiều Tương sinh của Ngũ hành Ngũ hành để tính toán sự biến động của thời tiết theo 5 giai đoạn ,bắt đầu từ tiết Đại Hàn . Đại Vận cứ mỗi năm thái quá + lại một năm Bất cập - . 10 năm hết một vòng
-12 Địa Chi
12 địa chi cũng chia thành 6 cặp , ứng với 6 khí của Đất . Hoạt hóa này bắt đầu từ Hành Hỏa theo chiều tương sinh đến Thổ - Kim - Thủy - Mộc . Mỗi Thiên Vận sinh ra một Địa Khí như sau
  • Thổ Vận : sinh Thấp Khí , Thấp đi với Thổ ( Thấp Thổ )
  • Kim Vận : sinh Táo Khí , Táo đi với Kim ( Táo Kim )
  • Thủy Vận : sinh Hàn Khí , Hàn đi với Thủy ( Hàn Thủy )
  • Mộc Vận : sinh Sinh Phong Khí , Phong đi với Mộc ( Phong Mộc )
  • Hỏa Vận : Sinh Nhiệt < Nóng > , nên Nhiệt đi với Hỏa thành ( Nhiệt Hỏa )
Tuy nhiên chỉ có 5 Hành của Trời ứng với 5 Thiên Vận , nhưng có 6 Địa Khí như vậy Hỏa Vận sinh ra 2 khí là Nhiệt Khí " Khí nóng "và Thử Khí " Khí Nắng ". Người ta còn gọi ( Nhiệt Hỏa là Quân Hỏa ) là cái Nóng chính , Còn ( Thử Hỏa là Tướng Hỏa ) cái nóng đệm cái nóng giao mùa . Theo nguyên lý Cân bằng năng lượng Âm Dương , 6 Khí trên tương ứng với " Tam Âm
- Tam Dương được quy ước như sau
  • Quyết Âm : một Âm , tương ứng với Khí Phong Mộc
  • Thiếu Âm : hai Âm , tương ứng với Khí Quân Hỏa
  • Thái Âm : ba âm , tương ứng với Khí Thấp Thổ
  • Thiếu Dương : một Dương , tương ứng với Khí Tướng Hỏa
  • Dương Minh : hai Dương hai Dương , tương ứng với Khí Táo Kim
  • Thái Dương : ba Dương , tương ứng với Khí Hàn Thủy
12 Địa Chi được chia thành 6 cặp SINH - THÀNH tương ứng với 6 Khí , nhưng lại bắt đầu từ Quân Hỏa rồi theo chiều tương sinh đến Thấp Thổ - Táo Kim - Hàn Thủy - Phong Mộc rồi về Quân Hỏa . Riêng từ Khí Thấp Thổ đến Táo Kim phải qua giai đoạn chuyển tiếp là Khí Tướng Hỏa cũng là Khí của Giao mùa

Tương tác giữa Thiên Vận và Địa Khí tạo nên sự biến thiên của Khí Hậu 4 mùa hay còn gọi là Vận Khí - Thời tiết
-Bát quái với thời tiết 4 mùa
Tứ tượng của bát quái chỉ 4 mùa . Xuân là Thiếu dương , dương khí mới sinh ra , Hạ là Lão dương , dương khí đang thịnh ; Thu là Thiếu âm , âm khí mới sinh ra ; Đông là Lão âm , âm khí đang thịnh . Bốn mùa laioj chia thành 8 thời : Xuân thủy ( bắt đầu vào mùa xuân ) , Xuân Chí (giữa xuân ) , Hạ thủy ( đầu hạ ), Hạ chí ( giữa hạ ), Thu thủy ( đầu thu ), Thu chí ( giữa thu ) Đông thủy ( đầu đông ) , Đông chí ( giữa đông )

Dùng quái tượng để giải thích tiết khí của một năm , tức là dùng 64 quái phối với 4 mùa . Mười hai tháng , 24 tiết khí , 72 hậu , gọi là quái khí . Lý luận quái khí lấy Khảm , Ly , Chấn , Đoài làm quẻ 4 mùa , hoặc gọi là quẻ Tứ Chính .

- Chấn là động , phối với mùa Xuân biểu thị vạn vật sinh sôi
- Ly là sáng phối với mùa Hạ biểu thị vạn vật hân hoan
- Đoài là bằng lòng , phối với mùa Thu biểu thị vạn vật trưởng thành
- Khảm là mệt mỏi , phối với mùa Đông , biểu thị vạn vật mệt mỏi .

Bốn quẻ này mỗi quẻ chủ quản 6 tiết khistrong số 24 tiết khí

- Đông chí , tiểu hàn , đại hàn , lập xuân ,vũ thủy , kinh trập do Khảm chủ quản
- Xuân phân ,thanh minh , cốc vũ ,lập hạ , tiểu mãn , mang chủng do Chấn làm chủ quản
- Hạ chí , tiểu thử , đại thử ,lập thu , xử thử , bạch lộ do Ly làm chủ quản
-Thu phân , hàn lộ ,sương giáng , lập đông ,tiểu tuyết , đại tuyết do Đoài làm chủ quản
Mỗi quái 6 hào , mỗi hào quản một tiết khí

Hào sơ của 4 chính quái chia nhau quản đông chí , hạ chí ,xuân phân , thu phân . Mõi tiết khí có sơ hậu , thứ hậu , mạt hậu , hai bốn tiết khí có tổng cộng 72 hậu . Lấy 60 quái ( bỏ 4 chính quái ra )chia thành 5 nhóm mỗi nhóm đều có tích “ quân “ ,công , hầu , khanh , đại phu , rồi phối với 72 hậu , còn thiếu 12 quái thì lấy các nhóm hậu cho đủ

Với 60 quái nói trên , lý luận quái khí lại lấy từ quái Cấu đến Càn làm quái giao biến ti tức cho 12 tháng , số 48 quái còn lại đem phối với 12 tháng như vậy mỗi tháng có 5 quái tin tức , mỗi quái 6 hào lần lượt chủ 6 ngày , 5 quái có 30 hào làm số ngày cho mỗi tháng
Càn Khôn giao biến 12 tháng thứ tự

Càn ( tháng Tị ) – Cấu ( tháng Ngọ )– Độn ( tháng Mùi ) - Bĩ ( tháng Thân )– Quan ( tháng Dậu ) – Bác (tháng Tuất ) – Khôn ( tháng Hợi )– Phục ( tháng Tý ) – Lâm (tháng sửu )– Thái ( tháng Dần ) –Tráng ( tháng Mão )– Quải ( tháng Thìn )
-Trường khí và Quỹ đạo của Trường khí
Trước tiên ta phải khẳng định rằng - Quỹ đạo của Trường khí chính là quỹ đạo của Cửu tinh
Người ta dùng 9 số Lạc thư đại diện cho 9 trường khí lớn của Vũ trụ, lấy sự tô màu của 9 sao < quy ước > ,đại diện cho 9 trường khí để tính toán vận khí gọi là phép Cửu tinh

Khí ở đây không phải chỉ là bầu không khí quanh ta mà là cả khoảng không bao la, trong đó chứa đầy các sóng bức xạ vi ba đủ loại . Những " trường sóng " này tác động lên khí quyển quả đất, đến thời tiết 4 mùa và đời sống sinh vật.

- Khí của Vũ trụ là Thiên khí , có tính chất trong nhẹ ,bay lên vận hành theo quy luật của các số Dương <số lẻ > có quỹ đạo theo chiều thuận , là chiều các số lớn dần. Chiều thuận đó ngược chiều kim đông hồ,chuyển từ Tây sang Đông.

- Còn Địa khí , có tính đục ,nặng giáng xuống,vận hành theo quy luật của các số Âm , có quỹ đạo theo chiều nghịch , chiều các số nhỏ dần , thuận theo chiều kim đồng hồ chuyển từ Đông sang Tây . Hai quỹ đạo trái ngược nhau tạo thành vòng xoắn vô hình của các trường khí . Đường cong hình chữ S trong Thái Cực Đồ của Dịch cổ chính là biểu hiện của quỹ đạo vận hành của tường khí vũ trụ

Cổ nhân đã ghi nhận hai chiều quay đó ngay trong Hà Đồ bằng cách diễn tả chiều đi từ tâm ra của các con số . Trường khí Dương là thuộc Trời " hay Vũ trụ ", Trường khí Âm thuộc Đất . Hai tường khí đó vận động ngược chiều nhau . Con người tuy không nhìn thấy , không sờ được , nhưng 9 Trường khí luôn tác động đến đời sông muôn vật , tạo nên cả sự thịnh suy của xã hội và con người

Sưu Tầm

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn