Truyện Ma: HỦ TIẾU GÕ
Tác Giả: Bé AnhChap 1
Hoàng và An là hai vợ chồng trẻ, lấy nhau đã được một thời gian nhưng chưa dám sinh con bởi vì một chữ “nghèo”. Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, Hoàng đi chúc tết về. Nhìn vào căn nhà lụp xụp trống trãi mà anh đau lòng khôn xiết. Thấy vợ đang bên chiếc bếp củi nấu chút đồ cúng thì lòng Hoàng trùng xuống, anh ta đi đến ôm vợ vào lòng và thủ thỉ:
- Anh xin lỗi vợ, vì anh nghèo quá mà làm khổ cho vợ rồi, anh sẽ cố gắng làm lụng kiếm tiền, lo cho vợ cuộc sống no đủ nghen.!
Cô vợ đưa tay quẹt đi chút mồ hôi rịn ra trên trán rồi nắm tay chồng nói:
- Em không sợ khổ, chỉ cần anh yêu thương em là mãn nguyện lắm rồi. À! mà anh nè, thằng bạn em ngày xưa ở xóm trong, nó lên Sài Gòn lập nghiệp, nó đẩy xe hủ tiếu gõ đi bán dạo đó anh. Trong đó người ta thích hủ tiếu gõ cực kỳ luôn, hay là ra giêng vợ chồng mình lên trển làm chiếc xe đi bán, biết đâu cuộc đời lại thay đổi.
Đứng suy nghĩ một hồi lâu Hoàng lên tiếng trả lời An:
- Tuân lệnh bà xã đại nhân của anh, chỉ cần có em ở đâu hay làm gì, anh cũng sẽ đi và làm hết.
- Anh đó, được cái dẻo miệng thôi, nhanh vào phụ em dọn đồ bày ra cúng đi, chút nữa ba má về tới bây giờ.
Vừa nói dứt câu, chưa kịp cho Hoàng hỏi lại, thì giọng của ông bà Tư ba má chồng của An đã vang vọng ngoài hàng rào:
- An à! ra phụ ba má một tay đi con.
- Dạ!
An vừa trả lời vừa chạy ra ngoài, nhanh tay đón lấy túi đồ từ ông bà Tư. Hoàng trong nhà bước ra, thấy ba má xách đồ lựng khựng vào nhà. Anh lắc đầu, miệng trách bảo sao mua chi mà nhiều đồ quá. Rồi cả nhà nói cười vui vẻ cùng nhau bên mâm cơm của ngày đầu năm mới.
Thoáng qua cũng đến ngày vợ chồng Hoàng và An phải chuẩn bị sửa soạn, khăn gói quần áo lên Sài Gòn như dự tính. Bà Tư xót và thương hai đứa con, nên cứ sụt sùi mãi không chịu buông ra. Một lúc sau ông Tư lên tiếng thì bà mới chịu thôi:
- Bà làm cái gì vậy? Con nó đi mần ăn, chứ có bỏ bà luôn đâu mà khóc lóc không biết nữa.
- Ông đâu có thương xót con như tui mà biết đau lòng chứ! Nào giờ vợ chồng nó sống với tui có bao giờ xa tôi ngày nào. Nay tụi nó đi không biết trên đó ra sao, tôi lo lắm ông à.
- Cái bà này ngộ à! Con đứa nào tôi không thương, chỉ là tụi nó đi lo cho tương lai của chúng. Dăm ba nửa tháng tụi nó về thăm bà mà, phải không hai đứa?
Ông Tư quay sang đá nheo mắt với hai đứa con, nhằm an ủi cho bà Tư yên tâm mà để họ đi làm ăn. Hoàng lên tiếng rồi gãi đầu cười hì hì:
- À! Ba nói đúng đó má. Dăm ba nửa tháng, tụi con về thăm má lần nghen. Hì hì hì…
Bà Tư chỉ biết còn cách quay lại nhìn Hoàng và An, rồi trách móc hai đứa con đi bỏ bê bà già này không thèm quan tâm gì. Dỗ dành mãi, thấy má cũng không khóc hay trách móc nữa An lên tiếng trình bày:
- Dạ thưa ba má. Lần này tụi con đi làm ăn xa nhà, rồi hai vợ chồng con sẽ đẩy xe hủ tiếu gõ đi bán, với lại trên Sài Gòn người ta ưa ăn món này lắm. Ba và má cứ yên tâm về tụi con.
Ông Tư đang ngồi nhâm nhi ly trà, nghe con dâu trình bày xong, ông bỏ ly nước xuống nhìn con gật gật đầu như hàm đồng ý với sự quyết định của con. Sau đó thì bà Tư ra phụ một tay xách nào là cặp gà, vịt đang kêu la inh ỏi “cạp cạp, cục ta cục tác” đi theo sau. An đón lấy đồ từ tay mẹ chồng bỗng cô nhìn mà đơ người ra, bà Tư mới lay tay gọi cô:
- An nè! Con làm sao vậy hả, bộ bây không khỏe chỗ nào sao?
- Dạ! không có chi đâu má. Mà sao má mua đồ nhiều vậy.
Bà Tư xua tay ra dấu kêu con cầm đi. Rồi lo mà chuẩn bị đồ lên đường. sau khi tiễn con dâu và con trai đi xong bà quay vào trong nhà ngồi khóc nức nở. Bỗng dưng bát hương trên bàn thờ của ông bà Tổ Tiên bốc cháy dữ dội. Hoảng sợ quá, bà vội đi ra bên hông nhà múc một ca nước rồi chạy vào tạt thẳng lên lư hương.
Đoạn ngồi xuống nghĩ ngơi. Bà Tư linh tính chắc có chuyện không lành, nên vội kêu xe ôm chạy đuổi theo hai đứa con. Ra đến nơi thì mới biết họ đã lên xe đi từ lúc nào. sau đó bà đành ngậm ngùi lắc đầu mà quay về nhà.
Về phần Hoàng và An. Sau khi đã lên xe rời khỏi điểm đón và khởi hành đi được 3 tiếng đồng hồ. Đang chìm vào giấc ngủ mê man, thì bỗng An nhìn thấy nhân ảnh một cô gái mình mẩy be bét máu và không có đầu đang dần dần tiến thẳng lại mình. Hoảng quá An la lên và giật mình tỉnh giấc thì ra là tiếng hỏi khách của tên phụ xe.
An khó chịu mệt mỏi mà ngồi dậy đưa mắt nhìn qua hàng ghế bên cạnh thấy chồng mình đã ngủ say. Lúc này cô nhướng người lên nhìn ra bên ngoài, thì thấy xe đã vào tới địa phận Sài Gòn. Trong lòng bỗng cảm thấy hân hoan. Vậy là đến vùng đất lập nghiệp mới, và mong chờ một tương lai tươi đẹp sẽ đến với vợ chồng cô.
An quay qua lay vai gọi Hoàng dậy chuẩn bị xuống xe. Kiểm tra lại hành lý nào là túi chứa quần áo, cặp gà vịt và cả trái cây đem từ quê lên. Hai vợ chồng bước xuống xe với cả đống đồ lỉnh kỉnh. Trời Sài Gòn về chiều rất oi bức, toàn thân cả hai đã vã hết mồ hôi. Đứng tần ngần trên vỉa hè một lúc lâu thì một ông xe ôm chạy lại hỏi:
- Xe ôm không? Hai vợ chồng anh chị định đi đâu lên xe tôi chở, lấy giá rẻ thôi.
- Dạ không cần đâu chú, bọn con đợi bạn tới rước ạ!
Sau khi mời chào khách không đi, ông xe ôm quay xe chạy đi tìm mối khác. Đang loay hoay lấy điện thoại ra gọi cho người bạn hỏi đường đi, mà gọi hoài vẫn không liên lạc được. Thầm nghĩ chắc là nó đã đi làm nên không nghe máy.
Nghĩ rồi cả hai đành cuốc bộ bước về phía trước. Đi mãi cũng không hỏi thăm được ai. Cả hai vợ chồng đành ngồi đợi dưới một tán cây trên vỉa hè. Lúc này trời cũng đã gần 6 giờ tối, từ trưa đến giờ cả vợ chồng vẫn chưa có gì vô bụng.
Ngó dáo dát xung quanh một hồi thì Hoàng thấy đối diện bên kia đường có một chiếc xe hủ tiếu gõ. Có cả tiếng nói chuyện, tiếng gọi món, cười đùa vang lên làm náo nhiệt cả một góc khu phố. Kế bên chiếc xe là người đàn ông đang phụ lặt vặt, miệng luôn rao mời, tay thì cầm đồ dụng cụ làm bằng hai thanh gỗ gõ vào nhau phát ra tiếng đặc trưng:
- Lóc cóc, lóc cóc… Hủ tiếu gõ đây! Hủ tiếu gõ đây!...
Trải dài suốt trên những đoạn đường chợ Hiệp Thành. Sẽ bắt gặp và nhìn thấy những chiếc xe hủ tiếu gõ là tên gọi của một loại hình bán hủ tiếu rất phổ biến tại Sài Gòn. Người nấu có một chiếc xe đẩy hoặc quầy được đậu ở nơi cố định, thường thì trên vỉa hè hoặc trong chợ đêm. Họ sẽ đi bộ hoặc dùng xe đạp để len lỏi vào các ngõ hẻm, từng hộ gia đình để tìm thực khách gọi món. Họ dùng một bộ dụng cụ gồm hai thanh tre hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
Đang sẵn cơn đói bụng, vậy là cả hai vợ chồng Hoàng và An cùng nhau bước sang đường ăn hủ tiếu:
- Cho hai tô hủ tiếu đầy đủ nhen bà chủ! Thêm bốn cái trứng vịt lộn nữa nha.
- Dạ! có ngay đây! Chú em đợi chút nghen.
Một lúc sau Là hai tô hủ tiếu thơm ngon nóng hổi được bưng ra. Trong tô hủ tiếu bao gồm những sợi hủ tiếu mỏng, vài miếng thịt heo cắt lát, bò viên cắt nhỏ, trứng cút, rau giá hẹ cùng tóp mỡ béo ngậy thơm lừng. Nhưng điểm nổi bật của tô hủ tiếu ấy, chính là nước lèo thịt băm ngọt thanh tự nhiên của xương ống và rau củ.
Sau khi ăn xong Hoàng đứng dậy thanh toán, rồi bước ra ngoài cầm điện thoại lên gọi cho bạn. Lúc này đầu dây bên kia có tiếng trả lời:
- Alo! Mày hả Khang? Tao đang ở phía bên chợ Hiệp Thành nè! mày ra rước vợ chồng tao nghen!
Khoảng 8 giờ tối thì cả ba người cũng đã xuất hiện trong nhà trọ. Khang là bạn của An liền đi gọi bà Cẩm chủ trọ lại thương lượng giá thuê phòng. Do trời đã tối không kịp để dọn phòng, nên cả hai vợ chồng đành ngủ nhờ phòng của Khang. An xách đồ đạc để bên phòng đã thuê rồi quay trở lại phòng Khang. Cả ngày đường đi xe mệt mỏi, An liền đi tắm để nghỉ ngơi. Bước vào trong nhà tắm An mở vòi nước mát lạnh đang chảy ra, khiến An cảm thấy dễ chịu và sảng khoái trong người, bao nhiêu mệt mỏi điều tan biến.
Sau khi tắm xong vừa bước ra ngoài thì thấp thoáng bên ô cửa sổ, An nhìn thấy bóng dáng của một người con gái, ngồi vắt vẻo trên cây xoài hướng đối diện cửa phòng An vừa thuê. Cô giật bắn mình, tò mò nghĩ bụng: “Ủa... cô gái đó là ai mà sao lại ngồi trên đó giờ này vậy cà”.
An nhắm mắt lại rồi mở ra thì không thấy cô gái đó đâu nữa. Nghĩ chắc do mình mệt quá nên hoa mắt do cả ngày ngồi xe mệt mỏi, nhìn nhầm vậy thôi. Do mệt quá cô chẳng thèm quan tâm mà vội chui vào mùng đánh một giấc. Vừa đặt lưng xuống chiếu cô đã ngủ thiếp đi chẳng còn biết trời đất gì nữa.
Đến sáng hôm sau, An mới giật mình tỉnh giấc vì nghe bên ngoài phòng trọ có tiếng nói cười của rất nhiều người. Nghĩ bụng chắc là những người ở chung khu trọ họ đi làm sớm, và những cô bác xung quanh đi chợ, để chuẩn bị sẵn cơm nước chờ cả nhà về quây quần bên nhau trong mâm cơm.
An chợt Nhìn sang bên cạnh mình, thì không còn thấy Hoàng nằm bên cạnh nữa. An thức dậy bước ra định cất tiếng chào hỏi mọi người xung quanh, chợt chẳng biết nên xưng hô hay gọi ai ra sao. Cô đành mở lời :
- Chào các cô! Con mới lại đây. Con mướn phòng số 11 bên kia, nhưng do hồi hôm tối quá, nên vợ chồng con đành ngủ tạm nhà anh Khang. Thành ra chưa kịp chào hỏi mấy cô!
- Anh xin lỗi vợ, vì anh nghèo quá mà làm khổ cho vợ rồi, anh sẽ cố gắng làm lụng kiếm tiền, lo cho vợ cuộc sống no đủ nghen.!
Cô vợ đưa tay quẹt đi chút mồ hôi rịn ra trên trán rồi nắm tay chồng nói:
- Em không sợ khổ, chỉ cần anh yêu thương em là mãn nguyện lắm rồi. À! mà anh nè, thằng bạn em ngày xưa ở xóm trong, nó lên Sài Gòn lập nghiệp, nó đẩy xe hủ tiếu gõ đi bán dạo đó anh. Trong đó người ta thích hủ tiếu gõ cực kỳ luôn, hay là ra giêng vợ chồng mình lên trển làm chiếc xe đi bán, biết đâu cuộc đời lại thay đổi.
Đứng suy nghĩ một hồi lâu Hoàng lên tiếng trả lời An:
- Tuân lệnh bà xã đại nhân của anh, chỉ cần có em ở đâu hay làm gì, anh cũng sẽ đi và làm hết.
- Anh đó, được cái dẻo miệng thôi, nhanh vào phụ em dọn đồ bày ra cúng đi, chút nữa ba má về tới bây giờ.
Vừa nói dứt câu, chưa kịp cho Hoàng hỏi lại, thì giọng của ông bà Tư ba má chồng của An đã vang vọng ngoài hàng rào:
- An à! ra phụ ba má một tay đi con.
- Dạ!
An vừa trả lời vừa chạy ra ngoài, nhanh tay đón lấy túi đồ từ ông bà Tư. Hoàng trong nhà bước ra, thấy ba má xách đồ lựng khựng vào nhà. Anh lắc đầu, miệng trách bảo sao mua chi mà nhiều đồ quá. Rồi cả nhà nói cười vui vẻ cùng nhau bên mâm cơm của ngày đầu năm mới.
Thoáng qua cũng đến ngày vợ chồng Hoàng và An phải chuẩn bị sửa soạn, khăn gói quần áo lên Sài Gòn như dự tính. Bà Tư xót và thương hai đứa con, nên cứ sụt sùi mãi không chịu buông ra. Một lúc sau ông Tư lên tiếng thì bà mới chịu thôi:
- Bà làm cái gì vậy? Con nó đi mần ăn, chứ có bỏ bà luôn đâu mà khóc lóc không biết nữa.
- Ông đâu có thương xót con như tui mà biết đau lòng chứ! Nào giờ vợ chồng nó sống với tui có bao giờ xa tôi ngày nào. Nay tụi nó đi không biết trên đó ra sao, tôi lo lắm ông à.
- Cái bà này ngộ à! Con đứa nào tôi không thương, chỉ là tụi nó đi lo cho tương lai của chúng. Dăm ba nửa tháng tụi nó về thăm bà mà, phải không hai đứa?
Ông Tư quay sang đá nheo mắt với hai đứa con, nhằm an ủi cho bà Tư yên tâm mà để họ đi làm ăn. Hoàng lên tiếng rồi gãi đầu cười hì hì:
- À! Ba nói đúng đó má. Dăm ba nửa tháng, tụi con về thăm má lần nghen. Hì hì hì…
Bà Tư chỉ biết còn cách quay lại nhìn Hoàng và An, rồi trách móc hai đứa con đi bỏ bê bà già này không thèm quan tâm gì. Dỗ dành mãi, thấy má cũng không khóc hay trách móc nữa An lên tiếng trình bày:
- Dạ thưa ba má. Lần này tụi con đi làm ăn xa nhà, rồi hai vợ chồng con sẽ đẩy xe hủ tiếu gõ đi bán, với lại trên Sài Gòn người ta ưa ăn món này lắm. Ba và má cứ yên tâm về tụi con.
Ông Tư đang ngồi nhâm nhi ly trà, nghe con dâu trình bày xong, ông bỏ ly nước xuống nhìn con gật gật đầu như hàm đồng ý với sự quyết định của con. Sau đó thì bà Tư ra phụ một tay xách nào là cặp gà, vịt đang kêu la inh ỏi “cạp cạp, cục ta cục tác” đi theo sau. An đón lấy đồ từ tay mẹ chồng bỗng cô nhìn mà đơ người ra, bà Tư mới lay tay gọi cô:
- An nè! Con làm sao vậy hả, bộ bây không khỏe chỗ nào sao?
- Dạ! không có chi đâu má. Mà sao má mua đồ nhiều vậy.
Bà Tư xua tay ra dấu kêu con cầm đi. Rồi lo mà chuẩn bị đồ lên đường. sau khi tiễn con dâu và con trai đi xong bà quay vào trong nhà ngồi khóc nức nở. Bỗng dưng bát hương trên bàn thờ của ông bà Tổ Tiên bốc cháy dữ dội. Hoảng sợ quá, bà vội đi ra bên hông nhà múc một ca nước rồi chạy vào tạt thẳng lên lư hương.
Đoạn ngồi xuống nghĩ ngơi. Bà Tư linh tính chắc có chuyện không lành, nên vội kêu xe ôm chạy đuổi theo hai đứa con. Ra đến nơi thì mới biết họ đã lên xe đi từ lúc nào. sau đó bà đành ngậm ngùi lắc đầu mà quay về nhà.
Về phần Hoàng và An. Sau khi đã lên xe rời khỏi điểm đón và khởi hành đi được 3 tiếng đồng hồ. Đang chìm vào giấc ngủ mê man, thì bỗng An nhìn thấy nhân ảnh một cô gái mình mẩy be bét máu và không có đầu đang dần dần tiến thẳng lại mình. Hoảng quá An la lên và giật mình tỉnh giấc thì ra là tiếng hỏi khách của tên phụ xe.
An khó chịu mệt mỏi mà ngồi dậy đưa mắt nhìn qua hàng ghế bên cạnh thấy chồng mình đã ngủ say. Lúc này cô nhướng người lên nhìn ra bên ngoài, thì thấy xe đã vào tới địa phận Sài Gòn. Trong lòng bỗng cảm thấy hân hoan. Vậy là đến vùng đất lập nghiệp mới, và mong chờ một tương lai tươi đẹp sẽ đến với vợ chồng cô.
An quay qua lay vai gọi Hoàng dậy chuẩn bị xuống xe. Kiểm tra lại hành lý nào là túi chứa quần áo, cặp gà vịt và cả trái cây đem từ quê lên. Hai vợ chồng bước xuống xe với cả đống đồ lỉnh kỉnh. Trời Sài Gòn về chiều rất oi bức, toàn thân cả hai đã vã hết mồ hôi. Đứng tần ngần trên vỉa hè một lúc lâu thì một ông xe ôm chạy lại hỏi:
- Xe ôm không? Hai vợ chồng anh chị định đi đâu lên xe tôi chở, lấy giá rẻ thôi.
- Dạ không cần đâu chú, bọn con đợi bạn tới rước ạ!
Sau khi mời chào khách không đi, ông xe ôm quay xe chạy đi tìm mối khác. Đang loay hoay lấy điện thoại ra gọi cho người bạn hỏi đường đi, mà gọi hoài vẫn không liên lạc được. Thầm nghĩ chắc là nó đã đi làm nên không nghe máy.
Nghĩ rồi cả hai đành cuốc bộ bước về phía trước. Đi mãi cũng không hỏi thăm được ai. Cả hai vợ chồng đành ngồi đợi dưới một tán cây trên vỉa hè. Lúc này trời cũng đã gần 6 giờ tối, từ trưa đến giờ cả vợ chồng vẫn chưa có gì vô bụng.
Ngó dáo dát xung quanh một hồi thì Hoàng thấy đối diện bên kia đường có một chiếc xe hủ tiếu gõ. Có cả tiếng nói chuyện, tiếng gọi món, cười đùa vang lên làm náo nhiệt cả một góc khu phố. Kế bên chiếc xe là người đàn ông đang phụ lặt vặt, miệng luôn rao mời, tay thì cầm đồ dụng cụ làm bằng hai thanh gỗ gõ vào nhau phát ra tiếng đặc trưng:
- Lóc cóc, lóc cóc… Hủ tiếu gõ đây! Hủ tiếu gõ đây!...
Trải dài suốt trên những đoạn đường chợ Hiệp Thành. Sẽ bắt gặp và nhìn thấy những chiếc xe hủ tiếu gõ là tên gọi của một loại hình bán hủ tiếu rất phổ biến tại Sài Gòn. Người nấu có một chiếc xe đẩy hoặc quầy được đậu ở nơi cố định, thường thì trên vỉa hè hoặc trong chợ đêm. Họ sẽ đi bộ hoặc dùng xe đạp để len lỏi vào các ngõ hẻm, từng hộ gia đình để tìm thực khách gọi món. Họ dùng một bộ dụng cụ gồm hai thanh tre hoặc kim loại gõ vào nhau để phát ra âm thanh đặc trưng, dễ nhận biết thay cho tiếng rao.
Đang sẵn cơn đói bụng, vậy là cả hai vợ chồng Hoàng và An cùng nhau bước sang đường ăn hủ tiếu:
- Cho hai tô hủ tiếu đầy đủ nhen bà chủ! Thêm bốn cái trứng vịt lộn nữa nha.
- Dạ! có ngay đây! Chú em đợi chút nghen.
Một lúc sau Là hai tô hủ tiếu thơm ngon nóng hổi được bưng ra. Trong tô hủ tiếu bao gồm những sợi hủ tiếu mỏng, vài miếng thịt heo cắt lát, bò viên cắt nhỏ, trứng cút, rau giá hẹ cùng tóp mỡ béo ngậy thơm lừng. Nhưng điểm nổi bật của tô hủ tiếu ấy, chính là nước lèo thịt băm ngọt thanh tự nhiên của xương ống và rau củ.
Sau khi ăn xong Hoàng đứng dậy thanh toán, rồi bước ra ngoài cầm điện thoại lên gọi cho bạn. Lúc này đầu dây bên kia có tiếng trả lời:
- Alo! Mày hả Khang? Tao đang ở phía bên chợ Hiệp Thành nè! mày ra rước vợ chồng tao nghen!
Khoảng 8 giờ tối thì cả ba người cũng đã xuất hiện trong nhà trọ. Khang là bạn của An liền đi gọi bà Cẩm chủ trọ lại thương lượng giá thuê phòng. Do trời đã tối không kịp để dọn phòng, nên cả hai vợ chồng đành ngủ nhờ phòng của Khang. An xách đồ đạc để bên phòng đã thuê rồi quay trở lại phòng Khang. Cả ngày đường đi xe mệt mỏi, An liền đi tắm để nghỉ ngơi. Bước vào trong nhà tắm An mở vòi nước mát lạnh đang chảy ra, khiến An cảm thấy dễ chịu và sảng khoái trong người, bao nhiêu mệt mỏi điều tan biến.
Sau khi tắm xong vừa bước ra ngoài thì thấp thoáng bên ô cửa sổ, An nhìn thấy bóng dáng của một người con gái, ngồi vắt vẻo trên cây xoài hướng đối diện cửa phòng An vừa thuê. Cô giật bắn mình, tò mò nghĩ bụng: “Ủa... cô gái đó là ai mà sao lại ngồi trên đó giờ này vậy cà”.
An nhắm mắt lại rồi mở ra thì không thấy cô gái đó đâu nữa. Nghĩ chắc do mình mệt quá nên hoa mắt do cả ngày ngồi xe mệt mỏi, nhìn nhầm vậy thôi. Do mệt quá cô chẳng thèm quan tâm mà vội chui vào mùng đánh một giấc. Vừa đặt lưng xuống chiếu cô đã ngủ thiếp đi chẳng còn biết trời đất gì nữa.
Đến sáng hôm sau, An mới giật mình tỉnh giấc vì nghe bên ngoài phòng trọ có tiếng nói cười của rất nhiều người. Nghĩ bụng chắc là những người ở chung khu trọ họ đi làm sớm, và những cô bác xung quanh đi chợ, để chuẩn bị sẵn cơm nước chờ cả nhà về quây quần bên nhau trong mâm cơm.
An chợt Nhìn sang bên cạnh mình, thì không còn thấy Hoàng nằm bên cạnh nữa. An thức dậy bước ra định cất tiếng chào hỏi mọi người xung quanh, chợt chẳng biết nên xưng hô hay gọi ai ra sao. Cô đành mở lời :
- Chào các cô! Con mới lại đây. Con mướn phòng số 11 bên kia, nhưng do hồi hôm tối quá, nên vợ chồng con đành ngủ tạm nhà anh Khang. Thành ra chưa kịp chào hỏi mấy cô!
Xem Tiếp Chap 2 : Tại Đây
Đăng nhận xét