Chuyến bay liên tiếp qua ba nước vừa rồi có làm mọi người phấn khích không. Hôm nay, Mê Truyện Ma sẽ có lịch trình ghé thăm đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với những đặc thù văn hóa đặc sắc cũng như vị trí địa lí hết sức đặc biệt, đó chính là đảo quốc Indonesia.
Đây là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta hạ cánh ở Ubud Bali, một thị trấn nằm trên đảo Bali xinh đẹp, với những cánh đồng lúa, bãi biển rộng mênh mông, kết hợp với các ngôi đền cổ kính rêu phong, tạo nên sự hùng vĩ và tuyệt mĩ đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, chuyến đi hôm nay, chúng ta sẽ thưởng thức sự “kinh ngạc” ở một góc độ khác, một góc độ “miệng chữ O, mắt chữ A, nổi da gà” hơn nhiều. Nói đùa vậy thôi chứ nó ghê thật. Sẽ chẳng vui chút nào nếu bạn đi lạc một mình ở những địa điểm này đâu.
Sẵn sàng chưa, chúng ta cùng đi tìm hiểu những tập tục kì dị chỉ có ở Indonesia. Máy bay đang hạ cánh ở trên...núi.
1. Ma’nene - Tục thay quần áo mới cho người chết
Máy bay vừa hạ cánh ở vùng núi Tana Toraja, để ghé thăm bộ tộc Toraja. “Sắp đến tết rồi, tết này rất vui, mẹ mua cho áo mới nhé, ai cũng vui mừng ghê”. Đây là câu hát quá đỗi quen thuộc và nội dung nó truyền tải cũng chính là niềm vui của chúng ta mỗi khi tết đến xuân về, được ông bà, cha mẹ may cho quần áo mới.
Ở bộ tộc Toraja, mặc dù hơi khác thời điểm một chút, nhưng vẫn có một truyền thống na ná, đó chính là người thân mua quần áo mới thay cho...người đã chết, được gọi là nghi lễ Ma'nene.
Cứ ba năm một lần, bộ tộc Toraja sẽ khai quật xác người thân của mình lên để rửa sạch, lau chùi và thay cho những bộ quần áo mới ( thường là trang phục yêu thích của người quá cố khi còn sống ) rồi dắt đi vòng quanh làng. Sau buổi lễ, gia đình sẽ chụp ảnh cùng trước khi đưa người thân trở lại phần mộ. Người Toraja tin rằng, bằng cách làm này, linh hồn của người thân quá cố sẽ phù hộ cho họ.
Nghe khá là kì quái và rùng rợn đúng không. Sẽ rất thú vị nếu như bạn du lịch đến đây vào đúng thời điểm diễn ra nghi lễ Ma'nene và vô tình hỏi đường một cái xác chết đang mặc vest đứng trong nhà. Lúc đó đích thị là “Đường vào tim em ôi băng giá”.
2. Tau Tau – Hình nộm người chết
Chúng ta đã nghe quá nhiều giai thoại hay câu chuyện rùng rợn xoay quanh những con búp bê ma ám nổi tiếng ( Sẽ có ở kì sau ) rồi đúng không. Tau Tau của người Toraja cũng là một dạng tương tự, nhưng mang tính chủ quan hơn nhiều.
Tau Tau là một hình nộm được chạm khắc từ gỗ hoặc tre đại diện cho người đã chết, với sự mô phỏng tương tự và được đặt gần ngôi mộ chính chủ. Người Toraja tin rằng, linh hồn của người chết sẽ tiếp tục sống qua Tau Tau và phục vụ như người bảo vệ ngôi mộ.
Tại một ngôi mộ gọi là Kuburan Batu Lemo, 75 lỗ trong một bức tường đá được lấp đầy bởi Tau Tau. Ngôi mộ này được ước tính xây dựng từ thế kỉ 16 – là ngôi mộ lâu đời thứ hai ở Toraja.
Nếu đi lạc ở đây vào một đêm thu gió se lạnh, bạn cứ chọn đại một Tau Tau rồi nhờ dẫn ra ngoài giúp nhé. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi Tau Tau dẫn bạn đến thăm ngôi mộ của nó.
Người Toraja có một nghĩa trang em bé ở gốc cây. Đối với họ, trẻ dưới 6 tháng tuổi ( không có răng ) được coi là thiêng liêng. Vì vậy, nếu các bé Toraja không may mất dưới 6 tháng tuổi, sẽ được cha mẹ bọc lại bằng lá Enau và chôn xác bên trong một lỗ cây Tarra, tượng trung cho sự trở về bụng mẹ của em bé.
Mặc dù ngày nay, truyền thống này đã dần biết mất, nhưng những ngôi mộ em bé này vẫn được tìm thấy Tana Toraja như một cách bảo tồn văn hóa.
4. Nyobeng – Nghĩ lễ tắm sọ người
Bộ tộc Dayak cũng có truyền thống tắm xác chết tương tự bộ tộc Toraja nhưng lại còn mang tính “cao thượng” hơn nhiều. Đó chính là nghi thức Nyobeng. Từ nhiều năm nay, người Dayak thu gom hộp sọ người bị giết trong Mengayau ( tục săn kẻ thù, đầu người bộ lạc khác ), để rồi cử hành nghi lễ Nyobeng để tắm và làm sạch chúng.
Bộ lạc này tin rằng những hộp sọ khô của người có phép thuật mạnh, giúp cho mùa màng bội thu và xua đuổi tà ma. Mặc dù đã bị chính quyền cấm nhưng nghi thức này vẫn còn diễn ra, như để bày tỏ lòng biết ơn đối với những vụ thu hoạch tốt.
Bây giờ thì bạn thấy việc rửa chén bát vẫn còn nhẹ nhàng gấp mấy lần đúng không.
5. Trunyan Cemetery – Tục phơi thay người chết trong lồng tre trên đảo Bali
Cuối cùng thì chúng ta cũng hạ cánh ở Bali, nhưng là tại ngôi làng miền núi Trunyan, nằm trên bờ đông hồ Batur. Đây cũng là nơi duy nhất còn giữ nghi lễ cổ đại này.
Khi một người trong làng qua đời, thân thể sẽ không được chôn cất hay hỏa táng mà đặt trong một lồng tre để tự phân hủy. Nghe hơi rợn rợn rồi phải không. Cảm giác như cách thức làm khô cá hay khô mực vậy. Chưa hết, cho đến khi tất cả xác thịt phân hủy, người ta sẽ lấy hộp sọ ra rồi đặt lên bàn thờ bằng đá, bên dưới một cây linh thiêng.
Tục phơi thây trong lồng tre chỉ dành cho những người đã kết hôn. Người chết trước khi cưới, vẫn được chôn cất bình thường. Một điều đặc biệt nữa, chỉ có đàn ông mới được đến nghĩa trang lồng tre Trunyan này.
Đăng nhận xét