Mỗi năm cứ đến tháng 7 – tháng cô hồn, lũ trẻ trong làng Trạch Dương lại nhốn nháo, xôn xao bởi cái lễ, gọi là lễ Cúng Cô Hồn. Trong khoảng thời gian này, Diêm Vương lại cho phép mở Quỷ Môn Quan, ma quỷ được quay về dương gian. Quỷ Đói cũng vì vậy mà tự đó đi lại trên trần thế. Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, sự xót thương với những linh hồn vất vưởng được thể hiện qua những lễ cúng cô hồn.
Gia chủ sẽ thường cúng lễ vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh sáng nhiều, dương khí rất thịnh. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng lên. Và phải kết thúc lễ trước 12 giờ đêm. Mâm cúng ở đây thường có: tiền lẻ, trái cây, bánh kẹo và cái món tụi trẻ khoái khẩu nhất là khoai luộc....
Tránh những món mặn như: thịt gà, bò,...vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế. Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.
Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ thường mang mâm lễ ra cho đám trẻ con tranh nhau giành giựt. Điều đó sẽ giúp những điều xui xẻo bị giựt theo. Nếu có càng nhiều người đến “giựt” thì gia chủ sẽ càng có nhiều may mắn. Từ xưa, người ta đã quan niệm cúng ngày Rằm là giúp đỡ cho các vong hồn lang thang, đói khát và bớt tủi thân khi quay trở lại địa ngục. Qua buổi lễ này, thì những cô hồn sẽ nhận được thức ăn, tiền bạc đi đường để thực hiện công việc của mình với mong cầu được siêu thoát và đầu thai làm người.
Cúng cô hồn không hẳn là mê tín dị đoan mà nó mang tính nhân văn cao đẹp, giống như tư tưởng chung của ngày xá tội vong nhân đó là: Dù ai có tội ác gì, phải chịu trừng phạt ra sao thì cũng nên có 1 ngày xá tội để họ vơi bớt phần đau đớn, tủi cực.
....
Làng Trạch Dương quanh năm gắn với biển cả đã gặp lắm chuyện tâm tinh, để thuận buồm xuôi gió, tránh bị các cô hồn quấy nhiễu, cũng như phát tâm công đức tạo phước. Hằng năm vào ngày này người ta luôn tổ chức lễ cúng cô hồn rất lớn. Thế là đám trẻ trong làng có một bữa “giựt cô hồn” vừa vui vừa có đồ ăn no nê. Năm nào cũng vậy, trước ngày lễ này, con út Mơ lại hỏi với đám trẻ nó chơi thân một câu quen thuộc:
- Năm nay nhà anh chị có cúng cô hồn không?
- Có chứ sao không, à mà nghe nói nhà thằng Tính đầu thôn năm nay cúng lớn lắm. Bà Tiên má nó đi rêu rao khắp làng.
- Mầy nghe có đúng không vậy Nam, nhà thằng Tính nổi tiếng là kẹo kéo nhất vùng, mầy biết rõ mà?!
Con Tuyền phản bát ngay lời thằng Nam nói, cả đám chúng nó cũng chẳng ai dám tin có phải thật hay chỉ là khoát loát. Thằng Tùng đứng ra nói một câu mà làm cả nhóm nháo nhào nể phục:
- Muốn biết thì chiều nay tới sớm, chứ có gì đâu mà thắc mắc. Hẹn nhau ở cây gạo giữa làng, nhớ mang thêm túi to to nghe chưa?!
Chúng nó đồng thanh “dạ” rang, vỗ tay giòn tan:
- À ha, có vậy thôi mà tụi em cũng nghĩ không ra.
Dứt câu, đứa nào đứa nấy giải tán ra biển phụ cha mẹ gỡ lưới.
Tùng – đứa lớn nhất trong đám tụi nó. Nói là lớn nhất nhưng cũng chỉ mới 11 tuổi. Còn út Mơ, thằng Nam, với con Tuyền mới 9,10 tuổi. Nam hài hước, Mơ thì nhõng nhẽo, Tuyền khó tính, Tùng anh hai lại vô cùng nghiêm khắc, nhưng đôi lúc thì dễ tính với đám em vô cùng.
Mỗi đứa một tính cách khác nhau, thế nhưng chúng chơi với nhau thân thiết lắm. Từ nhỏ đến lớn, tụi nó xem nhau như người một nhà và coi thằng Tùng là anh lớn nói gì cũng nghe theo. Còn riêng Tùng thì bảo vệ đám em nhỏ của mình hết mực.
....
Cánh buồn vương lên, con thuyền cưỡi sóng vào bờ. Những mẻ cá mới được thoăn thoắt đưa vào bờ bởi những đôi tay đã chai sần nhưng vô cùng chuyên nghiệp. Ngư dân trong làng được ngày bội thu. Xôn xao cả một dạt biển dài, tiếng cười, nói vui vẻ rơm rả vang lên trong không gian mằn mặn mùi muối biển. Những ánh nắng vàng vọt của buổi chiều tà, tinh nghịch nhảy nhót trên đôi vai đã đẫm mồ hôi của mọi người.
- Nắng sắp tắt rồi, bà con gỡ cá xong rồi về cúng kiến bày lễ sớm hen, con đưa đám trẻ về trước...
Bà con niềm nở, nhìn mẹ thằng Tuấn cười hiền hậu. Dì Hiền đưa đám trẻ về nhà trước. Trong làng ai cũng quý mến mẹ của Tuấn, bà ngày nào cũng ra giúp mọi người, chiều tà lại đưa đám nhóc về phụ. Nhưng chẳng may mất chồng sớm, thằng Tuấn không được răn đe bởi sự nghiêm khắc của cha nên nó nghịch ngợm và thích ăn hiếp mấy đứa trong làng lắm. Đã nhiều lần đám thằng Tùng phải chịu thua trước thân hình bậm trợn, to cao của Tuấn.
Có hôm, lũ Tùng mua được cây kem ngon, cả đám nhìn thèm thuồng định chia ra cho cả bốn đứa. Nhưng chưa kịp làm gì, thằng Tuấn đã nhảy phắt ra từ bụi cây gần đó quát tháo như xối nước vào mặt bọn kia:
- Ài, có kem ngon mà dám giấu tao à, tụi bây chán đời rồi, đưa đây!
Vừa nói Tuấn vừa đưa tay ra giựt lấy cây kem mát lạnh trên tay Tùng. Rồi nhảy chân sáo đi mất. Út Mơ tức giận nói vọng theo bóng lưng thằng con trai kia:
- Người gì đâu mà vô duyên quá trời!
Cả đám thở dài, nhìn nhau tiếc nuối, đứa nào đứa nấy buồn bực đi về nhà, miệng lẩm bẩm chửi rủa trong nỗi bất lực.
...
Biển lại trở về với vẻ yên lặng vốn có. Những căn nhà lá lấp loé ánh đèn dây tóc ấm áp. Vừa ăn xong, đặt đũa xuống mâm. Lấy ngay một cái túi thật to, không quên mang dùm luôn đám em, Tùng hối hả chạy ra giữa làng chờ đợi. Tầm 5 phút sau, cái Tuyền, thằng Nam đã có mặt còn út Mơ vẫn chưa thấy đâu. Đứa nào đứa náy nóng ran cả ruột, thấp thỏm chờ đợi. Màn sương dêm đang kéo xuống lành lạnh. Trong bóng tối, cái bóng nhỏ nhắn đang chạy về hướng tụi nó, Tùng hối hả hỏi chuyện:
- Sao đến lâu vậy Mơ, đi nhanh lên muộn mất...
Út Mơ ngại ngùng, gãi gãi đầu luôn miệng xin lỗi khắp trên đường đến nhà thằng Tính:
- Tại em phụ mẹ rửa chén, em xin lỗi nha, em xin lỗi!
Bốn đứa mang đôi dép gỗ cũ kĩ rảo bước nhanh nhanh trên con đường làng đất đỏ quen thuộc. Ánh trăng tròn vằng vặc soi sáng cả con đường phía trước. Trời hôm nay se se lạnh, những bụi cỏ vẹn đường đã đọng sương. Cái Tuyền xoa xoa tay, ma sát vào nhau để ủ ấm:
- Trời hôm nay lạnh quá, cóng hết cả tay em!
Thằng Nam – cây hài của nhóm cười cười nói nói treo ghẹo Tuyền:
- À vậy thôi, chút nữa để tụi tui hốt hết đồ ăn luôn nha, haha...
Tuyền nghéo vai Nam một cái đau điếng:
- Tay tui còn mạnh lắm à nha, không biết ai hốt hết à!
Cả đám ôm bụng cười phá lên thích thú. Hả hê một tràn đầy niềm vui thì không gian bỗng lặng đi. Chắc bởi trời đang mập mờ tối, nên cô hồn đang ở đây rất nhiều, không khí trầm đi hẳn, càng thêm âm u, lạnh lẽo.
Hai bên là bụi tre, cánh đồng, phía sau cuối làng lại có biển. Vì nước mặn nên đồng thường bỏ hoang bảo sao gió cứ thổi đến lạnh toát cả sóng lưng. Ba đứa trẻ kia ôm nhau, tay choàng tay chợt run lên như người bị cảm bởi câu nói của Tùng:
- Hôm nay nhiều vong hồn lắm, coi chừng nó đang đi cạnh bây giờ!
Nói xong nó chạy ào về phía trước, để lại tiếng kêu của lũ em:
- Á, chờ tui em với...
Con út Mơ vừa đuổi kịp anh thì mắt nhoè đi, từng giọt nước mắt lăn dài trên đôi má hồng hào của cô bé. Anh hai Tùng vừa dỗ, thằng Tuấn thì làm trò hề, Tuyền ôm út Mơ vào lòng vỗ về mãi một lúc sau Mơ mới chịu nín.
Tính ra trò dọa ma của đám trẻ cũng thú vị quá chứ! Mơ là em út nên hay nhũng nhịu và được mọi người cưng chiều lắm. Tin vào lời Tùng nói, tụi nó mặt mày tái mét, tim đập lên “thình thịch”. Giữa đường làng rộng rãi mà chúng cứ chen chen sát vào nhau. Không gian thật yên tĩnh, đến thở chúng nó còn không dám thở mạnh. Bỗng Tùng tặc lưỡi, dậm chân xuống đất làm ba đứa kia giật mình, hồn vía lên mây. Chỉ tay về phía trước Tùng lên tiếng:
- Xui rồi, gặp cô hồn...
Ba đứa nghe Tùng nói mà run sợ, hí hí mắt nhìn theo hướng chỉ tay. Thì ra là thằng Tuấn. Đám trẻ nhìn nhau, hiểu ý. Không hẹn trước mà cùng lúc co giò chạy nhanh để đến nơi trước. Chắc thằng Tuấn cũng biết tin nhà Tính cúng lớn nên đến tranh. Chạy ngang qua thì thấy Tuấn đứng chống nạnh, tay kia cần cây đèn dầu. Miệng ngậm ngọn cỏ lau, nhịp nhịp chân rồi huýt sáo. Bỏ mặt nó, đám kia chạy vội vã về phía trước. Còn không quên quắc tay hói thúc lũ bạn: “Mơ, Nam, Tuyền chạy nhanh lên...”
Một mạch đến ngay cửa nhà thằng Tính. Đám người bu quanh không kể lớn bé đang lăm le chuẩn bị tinh thân, sức lực xô đẩy chen chúc nhau mà giựt đồ ăn thật ngon. Mâm cúng thịnh soạn được mang đặt trước cổng nhà. Trên mâm cúng rằm tháng 7, tiền vàng mã rải ra để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương. Một đĩa muối gạo, 12 chén cháo loãng nhỏ, mười hai cục đường thẻ. Mía cây nguyên vỏ chặt thành từng khúc 15cm, khoai lang, bánh kẹo, tiền lẻ. Ba ly nước nhỏ, hai ngọn nến nhỏ.
Cả đám mắt xoe tròn nhìn nhau đồng thanh:
- Có khoai có cháo lại thêm mía
Đứng đây ta địa hốt nguyên đĩa.
Haha. Thơ hay thơ hay...
Tụi nó khoái mấy món đó lắm. Đã ăn no nê nhưng ngửi thấy mùi đồ ăn bụng nó cứ sôi lên “sùng, sục”. Đồ cúng không thể thiếu cháo loãng hoặc cơm vắt vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Út Mai chen vào giữa nói nhưng mắt vẫn không rời mâm đồ cúng, đầy trái cây và khoai nóng hổi kia:
- Nếu có bị người ta tranh đồ ăn trên tay thì anh chị đừng giựt lại nha, ba mẹ em bảo thế là xui lắm!
Theo thông tin truyền miệng từ ngày xưa, nếu đồ ăn trên tay chúng ta bị người khác cướp thì không nên dành lại vì đó có thể là một con quỷ đói đang kháng cự để đòi lại đồ ăn của mình. Biết là thế như khi bắt đầu cuộc chiến “giựt cô hồn” thì...kiến thức về tâm linh cũng bay đi đâu mất. Bốn đứa vào tư thế chuẩn bị lao vào chen chúc, sẵn sàng xô đẫy để có vị trí đẹp giựt đồ ăn.
Mùi nhang khói thoang thoảng, chẳng biết thế nào tụi nó bảo thơm mà hít lấy hít để. Đứng giữa mâm cúng bà Tiên chấp tay trước trán đọc bài khấn cô hồn:
- Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.
Sửa soạn lại quần áo một chút cho trang nghiêm, chấp tay thành tâm, miệng tằng hắng lấy gióng, cuối sập người khấn:
- Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khấn xong bà lạy bốn lạy, vái thêm ba vái rồi rãi muối gạo ra đất. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi. Đốt xong mớ vàng mã, Tính đã tranh ngay cháo trắng cho con bé hàng xóm – đứa mà nó mến nhất trong lớp. Nhìn theo nó cái Tuyền khó chịu lên tiếng:
- Định giựt cháo thơm nóng hổi mà nó... Đúng là mê gái mà.
- Mở túi ra hết đi, canh một hai ba là nhảy vào giựt đồ ăn liền nha – thằng Tùng chỉ dẫn đám em.
Bà Tiên một tay quắc quắc ra hiệu cho mọi người nhào vào giành giựt, tay kia mang luôn đĩa khoai ra bờ biển ăn tám chuyện với cô Ba trong làng. Không hổ danh là keo kiệt nhất vùng, món ngon nào cũng dành phần gia chủ.
Chưa kịp tiếc nuối vì những món ngon đã bị mang đi hết, bốn đứa tụi nó đã chuẩn bị “1,2,3, lao vô nhanh...”. Hoạt động “giựt cô hồn” cũng là một đẹp văn hoá, được mọi người yêu thích nhất là những đứa trẻ. Những câu quen thuộc trong buổi giựt cô hồn lại vang lên í ới:
- Ấy ấy, của tao.
- Xê ra coi.
- Haha, ngon quá, của tao...
Thằng Tùng đang lúi húi, tranh sức giành giựt, ngộp quá nó ngước lê đứng thẳng người lấy chút không khí trong làng rồi nhào vào tiếp. Bất chợt nó thấy một dáng người thiếu như trạc chừng 18 – 19 tuổi. Thân hình mảnh khảnh, thoáng nhìn rất xinh đẹp. Chẳng hiểu sao gặp người đẹp mà sống lưng nó lạnh cóng, da gà da vịt nổi hết cả lên. Tùng không để ý đến nữa, ánh mắt nó lại lia vào mâm cúng rồi giựt tới tấp.
Chỉ sau 5 phút, mâm cúng sạch trơn. Chui ra khỏi đám người, bốn đứa thở hồng hộc. Tay cầm túi đồ ăn đưa ra phía trước khoe. Nhưng chẳng may, túi của thằng Tuấn bị rách ở đáy mớ tiền lẽ rơi cả xuống đất. Lộm cộm nhặt hết lại, ngước lê, Nam đã thấy ba người kia cười đến tít cả mắt. Nó chai mặt lắm nên cũng phì ra cười khoái chí. Bốn đứa choàng tay nhau tung tăng quay về với chiến lợi phẩm kha khá. Tùng mới chụm đầu mấy đứa lại rồi hỏi chuyện:
- Ê, hồi nãy có đứa nào thấy chị gái đẹp đẹp ở trong nhà không bây.
Cái Tuyền nhìn thẳng vào mắt anh, lắc đầu nói giọng điệu như bà cụ non:
- Ư là trời, ông mê gái kìa, tương tư em nào rồi nhìn gà hóa người đẹp hả...
Lúc này Tuyền chẳng biết nó nói sai câu “Nhìn gà hóa cuốc” nên cứ hách mặt lên như hiểu biết sâu rộng lắm. Thằng Tùng vẻ mặt suy tư:
- Tương tư em nào mầy, tao hỏi thiệt á, có đứa nào thấy không?
Cả đám đều lắc đầu lia lịa, miệng liên tục bảo không làm Tùng phá lên cười. Rồi chuyện cô thiếu nữ cũng chợt trôi vào quên lãng. Út Mơ yên lặng nãy giờ, nó suy suy nghĩ nghĩ gì đó rồi nói ra:
- Sao chẳng thấy thằng Tuấn đến, với cái tính của nó chắc chắn phải giựt tới bến chứ?!
Không cần phải vắt óc, câu trả lời đã ở ngay trước mặt. Thằng Tuấn vẫn đứng chỗ cũ, thấy tụi nó đến thì chạy ra chặn đường:
- Khôn hồn thì đưa đồ ăn ra đây cho tao, lẹ tay lên!
Nó hống hách cười lên khoái chí. Không thể nhịn mãi được, thằng Tùng ra trước quát lớn:
- Hứm, không bao giờ, đừng ý lớn xác mà ức hiếp tụi tui.
Tràn vỗ tay chưa kịp bắt đầu thì cái anh hùng của Tùng đã chợp tắc:
- Có sức đi rồi đánh tay đôi với tao.
Nói xong, thằng Tuấn giựt hết bốn túi đồ ăn vừa đi vừa hả hê cười. Một lần nữa, tụi nó phải chịu thua trước sự hổ báo của Tuấn. Nam ấm ức, vùng vằng, đánh vào không khí:
- Thằng đó quá quắc quá, anh Tùng không cần phải đụng chạm tay chân với nó đâu. Chúng ta về đi.
Uổng công đến sớm giựt được đồ ăn thì lại bị cướp đi mất. Cả đám tức tối, lầm lì quay đi. Đến đoạn giữa làng thấy bóng lưng thằng Tuấn về nhà mà lòng tụi kia sôi sùng sục. Nhưng trời cũng đã tối sập đi, gió rít từng cơn, cú mèo kêu lên ớn lạnh. Bốn đứa chia cặp ra mà về nhà. Thằng Tùng, cái Tuyền gần nhà nên về chúng. Tuấn với út Mơ cũng thế.
Vừa về đến nhà, đứa nào đứa nấy đều bịt chặt tai lẻn tránh tiếng mẹ mắng. Ngày rằm tháng 7 nên người lớn ngại cho trẻ nhỏ ra đường. Nhưng tụi nó lại trốn đi giựt cô hồn đến khi trời tối mới chịu về. Nhưng có cản đến mấy thì tụi nhóc ranh cũng bày trò mà bỏ trốn. Bao lần bị mắng, bị đòn tụi nó vẫn không chừa. Chuyện đâu cũng vào đây, đã lỡ rồi, nói sao lọt cái lỗ tai trâu đám nó. Màn đêm kéo đến dày đặc hơn. Không gian càng thêm ẩm mốc.
.....
Trời đã về khuya, gió lạnh càng thổi đến lạnh lẽo. Ngôi làng chìm trong làn sương mù, các nhà đều đã đóng cửa, tắt đèn đi ngủ. Chỉ còn nhà của dì Hiền mẹ thằng Tuấn đang thắp sáng trưng. Bà con gần nhà nghe mẹ Tuấn khóc tỉ tê, thảm thiết thì mới vội vàng chạy lại hỏi thăm. Qua đã thấy dì Hiền ngồi trước cửa nhà, bác trưởng làng đã lên tiếng hỏi trước:
- Trời khuya rồi có chuyện gì mà mẹ thằng Tuấn khóc dữ vậy?
Dì Hiền ngước nhìn lên mọi người mà nức nở, nấc lên từng tiếng nghẹn ngào, đau xót:
- Thằng... Thằng Tuấn nhà con... Nó...nó đi đâu từ chiều...mà giờ chưa thấy về... Trời ơi! Con của con...
Các dì, các mợ đến bên cạnh đỡ dì Hiền dậy, đưa vào nhà nghỉ ngơi. Chắc vì khóc quá nhiều nên mắt dì đỏ hoe, sưng húp lên. Không cần nói mọi người cũng tự hiểu, bởi cái tính ham chơi của đám trẻ nhỏ, huống chi là một đứa ngổ nghịch như Tuấn.
Lúc ấy, út Mơ cũng nhanh miệng ra báo cho nhóm mình rồi cùng tụ họp đến xem.
- Tụi con thấy, thằng Tuấn về nhà sau khi đi giựt cô hồn rồi mà.
Căn nhà nhỏ thoáng chốc đã chật kín người. Trong đầu ai cũng đặt ra một câu hỏi: “Tuấn đã ở đâu chứ?”
Không khí trầm lắng một hồi thì trưởng thôn lên tiếng:
- Phụ nữ thì ở nhà cùng Hiền đi, lỡ như thằng Tuấn nó về. Còn trai làng thì theo tôi. Trẻ con giờ này đừng cho ra đường, kẻo lại gặp chuyện! Nhanh lên đốt đuốc, thanh niên chia nhau ra tìm.
Ai ai cũng đồng tình với ý kiến của bác, đuốc đã được thắp đầy đủ, để tránh trường hợp gió lớn thổi tắt, nên mỗi người sẽ cầm theo một cây đèn dầu.
Bắt đầu chia ra tìm kiếm, một nhóm tầm 5 – 6 thanh niên. Một tóp kiếm ven biển, tóp còn lại kiếm chung quanh những nơi mà thằng Tuấn hay đến. Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã 2 giờ sáng, dân làng đã kiếm 3 tiếng đồng hồ. Tìm mọi ngốc ngách vẫn không thấy đâu. Một thanh niên thở hổn hên nói:
- Cái làng nhỏ thế này nó đi đâu được chứ!
Trong căn nhà lá xập xệ đậm vẻ u buồn, dì Hiền đang khóc lóc khấn xin trước bàn thờ gia tiên:
- Ông bà phù hộ, cha thằng Tuấn phù hộ, cứu giúp con mình đi...
Nói được một câu cổ hẹn cô nghẹn lại, nước mắt không ngừng lăn dài trên đôi má của dì đầy đau thương. Bà con nhìn thấy mà mắt cũng rưng rưng. Một giọng nói khàn khàn vang lên, làm không khí càng trở nên căng thẳng và nặng nề hơn:
- Ài, có khi thằng bé, nó ...bị ma giấu đó.
Dì Hiền ho lên xộc xụa, hơi thở gấp gáp, mếu máo nhờ mọi người tìm cách giúp. Trong đôi mắt ngấn lệ của dì Hiền là cả một biển trời yêu thương bao la, ấm áp. Bà nhớ đến đứa con của mình, nhớ đến những lần bà ôm ấp con vỗ về mà lòng bà đau nhói. Thời gian lại bỗng chốc lắng đọng lại. Trưởng thôn thay mặt mọi người hỏi ý mẹ thằng Tuấn:
- Bác có ý này, không biết con có đồng ý không... Bác qua làng bên nhờ thầy Sự về tìm thằng Tuấn, chứ chú e là nó...bị ma bắt thiệt đó!
Không cần chần chừ suy nghĩ, dì Hiền đã vội vàng trả lời đồng ý rồi gật đầu lia lịa.
- Để con về lấy xe chở bác đi...
Mọi người ở nhà không ngừng lo lắng. Cửa sổ gió luồng vào đập lên từng tiếng vội vàng như trống lòng hồi hợp, chờ đợi. Chưa đầy 20 phút, thầy Sự đã đến nhà dì Hiền. Vừa tới nơi thầy đã liếc nhìn bụi tre gần nhà rồi đến gần, vừa chỉ tay vừa lên tiếng nói:
- À, bà con đã kiếm trong này chưa?
Một người trong đám thanh niên vội vàng trả lời:
- Dạ, tui con kiếm kĩ lắm rồi ạ!
- Ta thấy... Ở đây âm khí rất nhiều. Chắc hẳn...
Từ phía xa, bọn thằng Tùng dắt đến một con chó mực. Bình thường tụi nó ghét thằng Tuấn lắm nhưng giờ bốn đứa đều đồng tình giúp đỡ. Cái Tuyền chen qua đám đông, đến trước mặt thầy Sự lễ phép thưa:
- Thầy ơi, đây là Milu, nó là con chó mực yêu quí nhất của con. Thầy... Thầy lấy nó giúp Tuấn đi!
Nói xong nó đưa MiLu cho thầy Sự, rồi ôm mặt thút thít. Tuyền là đứa con gái rất mạnh mẽ, đây cũng là lần đầu tiên lũ thằng Tùng thấy Tuyền khóc nhiều đến thế.
Con chó đến gần bụi tre sủa lên liên hồi, mọi người như hiểu ra chuyện gì. Bỗng nó ré lên vài tiếng rồi quay người rụt rè nấp sát vào chân Tuyền.
Lần lượt, hai ba người thanh niên tiến đền cầm rìu từ từ đốn đi những cành tre chỉa ra bên ngoài. Chốc chốc, đã trở nên thoáng đảng. Nhưng cái lỗ chui vào trong bụi tre quá hẹp, thân hình một người đàn ông vùng biển lực lưỡng không tài nào chui vào được.
- Để con, con chui vào bên trong tìm Tuấn.
Thằng Tùng xung phong vào trong kiếm Tuấn. Mọi người xung quanh đều hài lòng, mỉm cười và tán thưởng cho đứa trẻ gan dạ. Chỉ cha mẹ thằng Tùng đứng phía sau mà lo lắng. Bầu không khí thật yên tĩnh, đủ để người ta nghe hơi thở hổn hển của Tùng. Nó tự đếm “1,2,3” rồi chui tọt người vào trong.
Một tiếng la thất thanh vang lên đầy sợ hãi. Mọi người xung quanh bỗng giật mình. Cha mẹ Tùng lên tiếng gọi tên con. 1 phút sau thằng Tùng đã nhanh chóng kéo Tuấn ra khỏi.
Vẻ mặt mọi người trở nên tươi tắn hơn. Ba đứa Tuyền, Mơ, Nam hò hét lên vui sướng:
- Anh Tùng giỏi quá, anh Tùng là số một!
Giây phút hoan hô, tán thưởng kết thúc chỉ sau vài giây ngắn ngủi. Mọi ánh mặt tò mò đều đổ dồn về phía Tuấn. Thằng bé ngỗ nghịch, bậm trợn mà giờ đang ngồi co ro mặt mày thơ thẫn, miệng lẩm bẩm điều gì đó. Tay chân dính đầy màu đỏ tưởng là máu do bị trầy bởi cành tre nhưng khi nhìn kĩ đó kà đất đỏ. Ngoài ra không còn vết trầy nào. Bốn túi hoa quả nó vẫn còn cầm trên tay chặt cứng. Nó nôn ra một mớ đất đỏ rồi ăn vào lại, cứ nôn ra rồi ăn lại. Khiến mọi người không thể giấu nỗi sự hãi. Mẹ thằng Tuấn ôm con khóc nức nở.
Đúng là “Ma che mắt quỷ dẫn đường” đã tìm ở đó rất kĩ nhưng vẫn không thấy, giờ nó lại ở đấy.
Thầy Sự đến gần, tay cầm một lọ nước phép gì đó màu đỏ thẫm nhỏ lên đầu Tuấn vài giọt. Nó ngã về phía sau, nằm im re như đang ngủ. Trái cây, bánh kẹo, tiền lẻ rải ra khắp mặt đất. Thầy Sự bảo:
- Đưa nó vào nhà đi!
Ở quê, chuyện ma giấu cũng xảy ra thường xuyên trong năm. Nhưng mỗi lần có trẻ bị ma dắt đều mang đến cảm giác ớn lạnh.
Mọi người xung quanh vỗ tay vui mừng cho Tuấn nhưng trên khuôn mặt thầy thoáng một sự lo lắng, khó chịu. Bỗng mây trời kéo đến che cả mặt trăng làm không gian tối om lại, vội đốt vài ngọn đen loe lói. Gió thổi vào lạnh buốt tận xương tủy. Trong không gian bốn bề rộng lớn một giọng nói run run, nghèn nghẹn nhưng thoáng chút oán hận vang lên nghe như gần lúc lại nghe như từ cõi nào vọng về:
- Tôi chết oan quá, cứu tôi với, tôi chết oán quá...
Đoán trước được điều gì thầy Sự điềm tĩnh :
- Mau ra đây đi, tại sao lại dẫn dắt giấu người ta vào bụi tre, có oan gì thì mau ra đây ta giải cho...
Vừa nói xong, ông nhắm mắt, miệng lẩm bẩm. Một vong hồn hiện ra ngay chỗ bụi tre khiến tất cả mọi người hoảng hốt. Một thân ảnh mảnh mai, trên người chỉ khoác một bồ đồ tả tơi, đôi mắt đỏ hoe như đã khóc rất nhiều. Thầy tiến đến, đứng trước mặt nó. Lẫn trấn ánh mắt của người pháp sư lâu năm, vong quỷ vừa chỉ vào mớ đồ rơi vãi trên đất vừa rụt rè lên tiếng:
- Nó “giựt cô hồn” thì con đi theo nó. Nó giựt đồ ăn của con...
Khi tham gia lễ giựt cô hồn, tụi nó đã phạm sai lầm mà “giựt” luôn vong quỷ đói theo mình. Thằng Tùng giật bắn mình khi đó chính là cô gái mà nó thấy ở nhà bà Tiên. Miệng nó lấp bấp cố nói nhưng không ai nghe được: “Con... Con thấy vong...ở...nhà...bà Tiên...Nó đó.”. Nhưng hỡi ơi bây giờ là một khuôn mặt trắng bệt với đôi mắt vô hồn đến đáng sợ. Quay qua tìm đám bạn thì tụi nó đã phóng giò đi đâu mất tít. Tùng hoảng loạn đứng co ro yên lặng. Thầy Sự vừa dứt suy nghĩ của mình thì nói tiếp:
- Nhưng, ta thấy oán khí của ngươi rất nặng, ngươi chết cũng đã lâu rồi, sao không chịu đi đầu thai?!
Đôi mắt cô bỗng trở nên sắc lạnh liếc bà Tiên. Đôi tay xương xóc của cô chỉ thẳng vào mặt mẹ thằng Tính mà quát lên tức giận:
- Hứm, bà có nhớ tôi không, con Hiền bị vợ chồng bà hại chết từ 20 năm trước đây.
Mọi ánh mắt bất ngờ đổ dồn về phía bà ta. Mẹ thằng Tính sợ hãi, mặt cắt không còn một giọt máu. Lùi lùi về phía sau tay xua xua như muồn nói đó không phải là sự thật. Thầy Sự nói tiếp:
- Cô hãy kể lại sự tình, tôi sẽ giúp cho cô giải ẩn khuất.
- 20 năm trước, hai vợ chồng ba ta giết hại tôi. Hắn còn mời thầy bùa về trấn yểm tôi, suốt thời gian qua tôi phải chịu đựng, nhưng đến nay... Hứm, 20 năm rồi nỗi uất hận này vẫn còn chưa được giải quyết thì tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho căn nhà, cho dòng họ này. Mọi việc ác bà làm phải được sáng tỏ, bà phải trả giá. Cả ông Thông kia nữa...
Quay về 20 năm trước, khi Hiền là một cô thiếu nữ nhan sắc ngọc ngà làm bao chàng trai mê mệt trong đó ông Thông chồng bà Tiên không ngoại lệ. Thông tìm mọi cách để tiếp cận dụ dỗ cô nhưng hai tháng liền Hiền không hề rung động.
Vì Tiên và Hiền là hai người bạn thân từ nhỏ. Khi Tiên biết chuyện cô vô cùng tức giận, ghen tuông. Đã nhiều lần Hiền chủ động nói cho Tiên biết Thông không phải là người tốt nhưng vì mù quáng Tiên chẳng bao giờ xem đó là sự thật. Bà chỉ cho rằng bạn mình lẳng lơ gạ gẫm Thông. Ông Thông không ham muốn được cũng đồng tình với bà ta mà giết hại Hiền trong chính ngôi nhà này.
Nhà ở quê cách xa xa nhau nên chẳng ai để ý đến sự mất tích của Hiền. Ai hỏi thì bà Tiên hay ông Thông đều đáp: “Hiền nó bỏ nhà theo trai, mất tăm mất tít rồi”. Hai vợ chồng nói dối không ngượng miệng. Năm lần bảy lượt bêu xấu cô dù là lúc Hiền đã mất.
Sợ hồn ma chết oan về quấy phá, Tiên mời thầy về làm phép trấn yểm. Bùa chỉ có hiệu lực một thời gian nên bà ta liên tục chạy tiền cho thầy pháp. Sau 20 năm vì tính keo kiệt và nghĩ rằng hồn cô Hiền đã siêu thoát nên bà ta quyết định không mời thầy nữa. Bởi vậy mà bấy giờ cô Hiền mới có thể thoát ra khỏi trấn yểm để tìm về giải oan.
- Tất cả đã được phơi bày trước ánh sáng, cô không cần phải ở lại dương gian vất vưởng mà ôm mộng trả thù. Hai vợ chồng nhà đó sẽ phải nhận hậu quả.
Tội ác năm xưa đã bị vạch trần. Vì mất vào đúng đêm rằm tháng bảy, chỉ mới được 18 tuổi, còn bị trấn yểm suốt hai mươi năm. Cô quá oan ức. Cô chỉ mong mỏi một ngày mình sẽ được giải oan, và người ác phải chịu tội. Thầy Sự hiểu thấu:
- Con đã chịu quá nhiều uất ức đáng lẽ phải được chuyển kiếp luân hồi, sống một kiếp người đầy đủ hạnh phúc hơn. Ta rất tiếc là đã đến đây quá trễ không thể giúp con sớm được đầu thai. Hãy đi về nơi mà khi mất con đáng được thuộc về. Ông bà đang chờ con...
Vong cô Hiền ấm ức nhìn mẹ thằng Tính:
- Ắc bà phải trả giá. Tôi chỉ muốn mọi chuyện được sáng tỏ. Thật tiếc khi tôi xem bà là người bạn thân thiết nhất...
Một cô gái trẻ đã qua đời quá tức tưởi. Phải trải qua một cuộc đời giông gió đã đến lúc cô chuyển kiếp, sống một đời an yên, hạnh phúc. Hồn ma vì lời nói của thầy Sự mà khóc lên nghẹn ngào cho số phận đau thương của mình. Một ánh sáng lóe lên, cánh cửa cửu quyền đang mở rộng chờ đón cô Hiền quay trở về.
Dù sao trước kia họ đã phải sống một đời người quá cơ cực, lầm than đến lúc mất không buôn bỏ được chấp niệm...thầy pháp làm sao mà nhẫn tâm ra tay diệt trừ mạnh ngay từ đâu. Người thầy pháp luôn muốn cảm hoá vong quỷ, âm hồn bởi đó là cách tốt nhất. Theo Phật, thành tâm xám hối sẽ giúp linh hồn tâm ác buông bỏ đi tâm niệm trả thù tán bạo mà sớm được đầu thai.
Bốn đứa thằng Tùng đưa đôi mắt tròn xoe, ngưỡng mộ nhìn thầy Sự. Con Tuyền tò mò hỏi:
- Như vậy là xong rồi hả ông?
- Ừ, xong rồi, tưởng khó nhưng mà vong hồn biết xám hối. Người mất thì theo kinh Phật, an lạc. Người trần gian thì trả giá, chịu giày vò do những chuyện mình đã làm. Trên đời này luôn hiện hữu luật nhân quả các con à!
Nói xong, thầy xoa đầu bốn đứa. Đưa mọi người một lá bừa hộ mệnh rồi quay đi. Hai vợ chồng bà Tiên phải chịu tội trước phát luật. Đã làm việc ác ắt sẽ phải nhận lấy hậu quả xấu. Đúng như lời ông bà ta đã nói: “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Nếu bạn gieo tội lỗi, bạn sẽ gặt tội lỗi.
Giết người tội lắm ai ơi
Nghiệp duyên nhân quả, cuộc đời mang theo.
.....
Một đêm trôi qua với những điều quá đổi hải hùng với miên quê vốn yên bình này. Lũ trẻ trong làng thoáng rùng mình về “giựt cô hồn”. Tụi nó cũng sợ như thằng Tuấn nên cứ mỗi dịp lễ cúng Chúng Sinh, chúng cảnh giác chuyện tâm linh lắm. Có đứa còn chẳng dám bước ra khỏi nhà. Và cũng từ dịp ấy mà làng Trạch Dương luôn xem trọng việc cúng bái, tổ chức lễ cúng cô hồn.
Tiếng gà trống gáy lên vài tiếng “ó,o,...” bình minh cũng đã sắp ló dạng. Làng chài Trạch Dương trải qua một đêm trắng rằm tháng 7 thật đáng nhớ...
Đăng nhận xét