Phần 8: Chồng chế.t kéo theo cả vợ
Tác Giả : Phạm Đào Hoa
Xem lại chap 7 : Tại Đây
Trời càng về khuya, những trận gió u u thổi từ khúc sông vào khiến ai cũng co rúm người.
Băng qua rừng sim, mọi người đã đến gần nghĩa trang dòng họ. Lúc này, trong lòng ai cũng chỉ nghĩ đến cụ Thy, nên việc thằng Khờ đi theo phía sau, chẳng mấy ai quan tâm đến cả.
Tới bên chiếc cổng sắt hoen rỉ, phía trên chạm khắc hình rồng rắn, bà Thùy tay cầm đèn, tay đẩy cửa ra. Âm thanh cót két khe khẽ vang lên khiến ai cũng lạnh hết gáy cổ. Sở dĩ, nghĩa trang không khóa là do tục lệ từ lâu của dòng họ. Mọi người quan niệm rằng; Nếu ngày thường mà khóa cửa là đang đắc tội với bề trên, vả lại, với uy danh của dòng họ này, cũng chẳng kẻ lạ mặt nào dám bén mảng tới đây.
Dừng chân lại bên một pho tượng linh vật, bà Thùy nhìn bác tôi và thằng Khờ.
- Cúi đầu xin phép Thần Giữ Đất, nếu không về sẽ bị hành đấy!
Bác tôi thấy mọi người làm sao, ông bắt chước làm y như vậy. Thằng Khờ tuy ngơ ngơ ngẩn ngẩn, nhưng hình như nó cũng nhận thức được điều gì đấy, nên cũng cúi đầu theo.
Bác tôi quan sát pho tượng, thứ này to bằng một đứa trẻ, trông nó khá giống con Nghê thường thấy ở cổng đình, tuy nhiên, chắc chắn không phải, vì hàm răng nó được tạc như răng cọp.
Đột nhiên, bác tôi trông thấy đôi mắt dữ tợn của pho tượng kia chuyển động. Ông giật cả mình, chớp chớp liên tục hàng mi.
- Hửm? Sao vậy cậu Hoàng? – Bà Hậu thấy bác tôi suýt làm rơi chiếc đèn, bà ấy liền hỏi.
Bỗng, thằng Khờ bám vào tay áo của bác tôi.
- Thần giữ đất không có ở nhà! Thần không có ở nhà! Không có!
Mọi người nhìn chằm chằm vào thằng Khờ. Chẳng hiểu nó đang nói cái gì.
Bà Hậu cằn nhằn:
- Tự dưng cho thằng “tưng tửng” này theo chi vậy? Nói lung tung thần hành bây giờ! Coi chừng cái miệng mày đó!
Bà Uyên lườm nhóc Sang:
- Tao đã bảo không được chơi với nó rồi! Kêu nó về đi!
Bác tôi lên tiếng:
- Thôi thôi! Việc cần làm bây giờ là tìm mẹ các cô!
Bà Thùy nhìn nhóc Sang:
- Sao con, con thấy ngoại ở đâu?
Sang lúng túng, nó chỉ nghe theo thằng Khờ nên mới bảo vậy, chứ nó đâu biết chính xác cụ Thy ở vị trí nào trong cái nghĩa trang rộng lớn này.
Thằng Khờ chợt lên tiếng:
- Có người mới c.hết đó! Nằm ở đó!
Chẳng hiểu bằng cách nào, bác tôi đoán ra ngay:
- Mộ cụ Cầu ở đâu? Chúng ta tới đó liền đi!
Ba người phụ nữ ngạc nhiên nhìn bác tôi. Họ gật gật đầu rồi cùng nhau tiến sâu vào trong nghĩa trang.
Thằng Khờ đi phía sau, nó cứ nhìn lên cúi xuống và bám vào áo của bác tôi.
Qua khỏi khu mộ cổ. Dưới bóng trăng vằng vặc, mọi người thấy xa xa có ai đó đang ngồi cạnh mã của cụ Cầu làm điều gì đấy. Biết ngay là mẹ mình, ba người phụ nữ mừng rỡ, vội hô gọi.
Cụ Thy như không nghe thấy gì cả, cụ tiếp tục làm cái việc kinh khủng như bà Thùy đã kể. Cụ dùng bàn tay, bới móc vũng nước bên cạnh mộ chồng mình. Sau đó, cụ ụp mặt xuống, uống vào miệng nghe ừng ực.
Khi này, đã thấy rõ, ba người phụ nữ nhanh chân chạy tới, họ la toáng lên:
- Mẹ ơi!!! Dừng lại!!! Bẩn lắm!!!
- Mẹ ơi!!!
Đột nhiên, thằng Khờ nhảy tưng tưng, nó cuống cuồng, đuổi theo, kéo áo bà Hậu lại.
- Đừng có tới gần!!! Đừng có tới gần!!! Ch.ết người!!! Ch.ết người!!!
Bất ngờ, cụ Thy ngã lăn ra đất, cụ bắt đầu nôn ói, cơm cháo mà cụ ăn lúc sáng đều trào hết ra ngoài, cụ bất tỉnh.
Bác tôi và nhóc Sang khi này cũng la lên:
- Đừng lại gần!!!
Nhưng 3 cô con gái cụ Thy đều bỏ ngoài tai, họ quá lo lắng khi thấy mẹ mình như vậy. Thằng Khờ vẫn cố gắng bám níu vào vạt áo bà Hậu, nhất quyết không để bà ấy đi.
Bấy giờ, bà Thùy và bà Uyên đã đến bên mẹ mình. Họ đỡ mẹ dậy và gọi bác tôi tới xem gấp. Nhưng bác tôi ở đằng xa vẫn cố gắng bảo họ đừng chạm vào cụ Thy.
- Mày phiền phức quá! Thằng điên này!
“Bốp!!!”
Bà Hậu quật cùi chỏ vào mặt thằng Khờ. Thằng bé ấy ngã lăn xuống đất, miệng nó vẫn ư ử nhất quyết bảo bà ta đừng lại đấy.
Tuy thế, bà Hậu chẳng để tâm đến gì nữa, bà chạy xồng xộc tới bên mẹ và chị em mình.
Bà khuỵu xuống, nắm lấy bàn tay toàn bùn đất của cụ bà.
- Mẹ ơi!!! Mẹ có nghe con nói không??? Mẹ làm sao vậy??? Cậu Hoàng ơi!!! Giúp với!!!
Đột nhiên, bàn tay xương xẩu của cụ Thy bấu chặt lại, lực bấu mạnh đến mức, bà Hậu đau điếng vội rụt tay.
- Mẹ ơi!!! Mẹ làm sao thế???
Lớp da nhăn nheo trên mu bàn tay của cụ bà bỗng chốc hóa thành một màu đen.
Cả cơ thể bà co thắt lại, thịt trên người như bị rút vào trong. Vùng đen trên bàn tay cụ Thy bắt đầu lan rộng ra khắp người. Chỉ trong chớp mắt, nhìn cụ bà như cành củi khô vừa bị cháy hết.
Bà Thùy vội đẩy em gái mình ra, bà la toáng lên:
- Hậu! Mày đừng chạm vào mẹ nữa!!!
Nhưng không còn kịp. Mình mẩy cụ Thy giờ đã cứng đơ, da mặt nhăn nhúm lại, đen thùi lùi, chẳng còn nhận ra được đó là ai nữa. Người bà lạnh toát, hơi thở cũng ngưng hoàn toàn.
3 người quỳ xung quanh mẹ mình, họ khóc la um sùm.
Bác tôi bất lực cùng nhóc Sang chạy lại.
- Tôi đã bảo mà các cô không chịu nghe tôi!!!
Ông ngồi xuống, đưa ngón tay lên vùng cổ người đàn bà đã bất động.
Ông lắc đầu:
- Hết rồi! Cụ nhà...đi rồi!
Bà Hậu, Thùy và Uyên vỡ òa trong giằng xé. Họ hối hận khi chỉ vì quá lo cho mẹ mà không nghe lời bác tôi.
- Tại sao lại như vậy hả cậu Hoàng!?? Khi nãy mẹ tôi vẫn trông bình thường kia mà??? Mẹ ơi…Sao mẹ bỏ con…? – Bà Hậu vừa khóc, vừa buông tiếng thở than.
Bác tôi nhìn thi thể cụ bà, ông bắt đầu luận giải cho mọi người.
Bạn đang đọc một tác phẩm của tác giả Hoàng Ez – Biên tập Phạm Đào Hoa
- Cụ Thy đã trúng phải độc “táng tiêu” hay “nha tiêu” vì uống nước ở nghĩa trang nhiều ngày. Nhưng nguyên nhân dẫn đến tử vong đột ngột, có khả năng do chứng “khắc thái cực”. Trong dân gian, chứng này được giải nghĩa như sau; Những người thường ngủ giữa bãi tha ma vào ban đêm, lâu ngày sẽ tích tụ khí độc trong người, khiến phần âm nặng dần hơn phần dương. Nếu nhiều người dương thịnh bất ngờ lại gần họ, cộng với sức khỏe đang yếu, thì có khả năng họ sẽ vong mạng tức khắc!
Nghe thấy thế, 3 người phụ nữ vừa khóc vừa gập người, liên tục quỳ lạy mẹ mình. Nhóc Sang bên cạnh cũng khóc bù lu bù loa vì thương ngoại.
Bác tôi chống tay lên trán, ông cúi đầu.
Thật chất, những gì bác tôi vừa lý giải, đó chỉ là dự đoán ban đầu về nguyên nhân dẫn tới cái ch.ết đầy uẩn khúc của cụ Thy mà thôi. Nó chỉ đúng ở phạm trù nghề y. Còn việc thi thể bà cụ trông đen đúa và khô lại một cách dị thường thế kia, ông không chắc lắm, vì ông vẫn chưa tận mắt trông thấy ai đột tử bởi chứng “khắc thái cực” mà dân gian truyền miệng từ trước đến nay.
Nhìn về phía xa, thằng Khờ đang đứng ngơ ngác như chẳng hề hay biết chuyện gì, bác tôi chắc mẩm; Khả năng của cậu bé kia cực kỳ huyền diệu, còn hơn cả những gì ông nghĩ, do vậy, nó mới đoán được chuyện sắp xảy tới chính xác đến khó tin. Nhưng, nó đã luận giải như thế nào? Nó đâu biết y thuật? Không lẽ, tâm linh cũng chẩn được bệnh? Phải làm sao để thằng Khờ kể hết những việc mà nó biết? Từ lần này tới lần khác, nó luôn có ý cảnh báo. Nhưng mọi thứ vẫn xảy ra như số mệnh, chẳng thể ngăn lại được. Hay là...do ông đã nghĩ nhiều, cùng với khả năng phán đoán, nên ông mới cho rằng thằng Khờ luôn đúng? Quá nhiều khúc mắc đang ẩn đằng sau, quá nhiều câu hỏi, cũng quá nhiều thứ sẽ còn tiếp diễn...Phải làm sao?
Bà Uyên và Hậu gục mặt trên mộ cụ Cầu. Họ khóc lóc.
- Cha ơi...Sao cha đi, mà cha dẫn cả mẹ theo...Để bọn con thui thủi ở lại thế này...Cha ơi...
Bà Thùy gạt đi những giọt nước trên hàng mi, bà đặt tay lên vai em mình.
- Thôi...Giờ chúng ta đưa mẹ về nhà đi. Ngoài này lạnh lẽo quá, tội nghiệp mẹ lắm.
Bác tôi cúi xuống, ông kéo chiếc áo gió của bà Hậu lúc nãy đã đắp khỏi t.ử thi. Nhìn vào cái x.ác khô hóp tong teo lại, đen đúa một màu, chẳng ra hình dạng cụ bà nữa, thật sự bác tôi lúc ấy cũng khá hoảng.
Ông đưa tay chạm vào vai cụ Thy, ông tính sẽ cõng x.ác bà về.
Nhưng, chợt, bác tôi rụt tay lại. Ông phát hiện ra cái xác này không được bình thường.
Ông lắc đầu liên tục:
- Không cõng cụ về được các cô ơi!
- Ơ? Sao thế cậu Hoàng!?
- Các cô nhìn đi. Cơ thể cụ giờ chỉ còn mỗi da bọc xương. Đã vậy, xương cụ còn rất giòn và dễ gãy một cách kỳ lạ nữa. Tôi vừa chạm vào, đã cảm thấy khó lòng giữ cho tứ chi cụ được nguyên vẹn nếu đưa về bằng cách thông thường.
- Vậy...Vậy...Vậy bây giờ phải làm sao hả cậu???
Theo quan niệm của dòng họ cụ Quan nói riêng và người làng này nói chung. Việc khiến thi thể người ch.ết bị lìa các bộ phận hoặc dập nát là đại kỵ. Vì hồn vía cũng sẽ rời rạc, khó lòng tìm được đường về với gia tiên.
Bác tôi im lặng, ông trầm ngâm suy nghĩ.
Bỗng, ông thấy thằng Khờ đang ngồi làm gì đấy. Ông thử bước lại gần nó.
Vừa thấy bác tôi, thằng Khờ ngước mặt lên ngay, miệng nó ú ớ, nửa cười, nửa muốn nói nhưng không biết phải diễn tả làm sao.
Dưới đất, có một khúc gỗ be bé, thằng Khờ bứt vài ba cọng cỏ mần trầu, nó quấn xung quanh thứ ấy rồi đặt lên trên một chiếc lá. Điểm đặc biệt là, ở phần đầu khúc gỗ, nó buộc nhiều vòng cỏ hơn cả. Nó bắt đầu dùng hai tay, đưa "món đồ chơi" sang trái, xong lại sang phải.
Bác tôi đăm chiêu, liệu có phải thằng bé này lại gợi mở cho ông điều gì đấy?
- A! Đúng rồi! – Bác tôi la lên.
Ông chạy lại, nói với 3 người phụ nữ:
- Bây giờ, các cô cứ ở yên đây. Tôi sẽ về nhà báo với mọi người ra chỗ này đưa mẹ các cô về. Để giữ cho bà nguyên vẹn, cần phải quấn dây vải ở các chi rồi đưa lên võng mà khiêng.
Nghe bác tôi đưa ra cao kiến, bọn họ đều đồng ý gật đầu ngay.
- Vâng! Nhờ cậu Hoàng giúp giùm. Mẹ cũng đi rồi...Giờ chúng tôi chỉ mong mẹ được lành lặn để dễ bề về đoàn tụ cùng tổ tiên...
Nhóc Sang và thằng Khờ theo bác tôi rời khỏi nghĩa địa.
Khi này, nhóc Sang đã ngưng khóc, đôi mắt nó sưng lên. Hình ảnh cái x.ác đen khô cứng của bà ngoại khiến nó ám ảnh khi nhớ lại. Nó cứ bám víu vào tay bác tôi, người run rẩy, chẳng nói lời nào.
- Thôi, về nhà rồi ngủ một giấc con nhé. Chuyện đã có người lớn lo liệu cả rồi. Người mất đi, không thể sống lại được...
- Con thương ngoại lắm chú Hoàng ơi...nhưng con sợ lắm...
- Nào...ngoan...ngoan...
Bác tôi nhìn thằng Khờ. Thằng bé ấy cứ cười cười một mình, dưới bóng trăng, trông khuôn mặt nó rất dại.
- Này Khờ! Chú muốn hỏi con cái này!
- Có phải ngoài việc đưa cụ Thy về bằng cách con chỉ cho chú, giúp cụ bà được nguyên vẹn, thì cách ấy còn có tác dụng gì khác nữa đúng không?
Thằng Khờ vẫn cười, nó chẳng trả lời gì cả.
Bác tôi thầm nghĩ, chắc phải hỏi theo kiểu khác thì mới “kết nối” được với thằng nhóc này.
- Khờ!
...
- Ừm...Con có nghĩ con chim ấy đang quay lại và đã bắt cụ Thy đi không?
...
- Con biết tổ con chim ấy ở đâu không?
....
- Chú nên dùng dây vải màu gì để quấn cụ bà?
...
- Ừm...Nếu chú gỡ dây vải ra thì có sao không?
…
- Nếu chú gỡ dây vải ở đầu ra thì…
Nghe bác tôi hỏi vậy, bấy giờ, thằng bé ngơ ngơ ngẩn ngẩn ấy đã chịu phản hồi...
Mời bạn xem tiếp chap 9 : Tại Đây
Đăng nhận xét