Phần 2: Tiếng khóc sau hè
Tác giả : Phạm Đào Hoa
Xem lại Chap 1 : tại Đây
Bác tôi hoang mang, ông đưa đầu ngó xuống dòng nước đang trôi êm ả. Ông là người có niềm tin vào tâm linh, vì cho đến nay, chính bản thân ông cũng đã không ít lần chứng kiến chuyện liên quan tới ma quỷ, dẫu cho chỉ thoắt ẩn thoắt hiện, không hề rõ ràng.
- Nhưng mà...
- Ta cho mi biết. Ta cũng là thầy, nhưng là “thầy giải độc”! Và là người duy nhất có thể đưa ra phương hướng cho mi!
- Hả? Thầy giải độc á? Là như nào? Tôi chưa nghe bao giờ? Thầy cũng là thầy lang?
Người ấy lắc đầu, rít một hơi thuốc, cô ta đáp:
- Nếu mi muốn biết ta là ai, thì hãy làm đồ đệ của ta đi! Đừng lòng vòng nữa. Mệt lắm!
- Nhưng...Như thầy đã nói, thầy biết phương hướng gì gì đó, sao thầy không tự giải quyết đi?
Cô gái ấy nở nụ cười, một nụ cười rất khó để mô tả, chút chút thơ ngây, lại chút chút mê hoặc.
- Hời...Ta đã mang đủ nghiệp âm dương rồi…Giờ ta như áng mây trên khoảng trời kia, phiêu diêu vô định, chẳng biết ngày lãnh hậu xuống thăm cửu tuyền. Tình cờ chu du qua đây, thấy khúc sông kia quá nhiều âm tà. Lại tình cờ được gặp mi, quả là duyên tiền định…Sao, mi tính thế nào?
Bác tôi ngờ nghệch với mấy lời vị cô nương kia vừa nói. Ông từ trước đến nay chỉ muốn chuyên tâm vào Đông y, chữa bệnh cứu người. Nay lại được nghe về một môn phái lạ, ông không khỏi do dự và hoài nghi.
- Ừm...Thôi...Hay là…Thầy cho tôi thời gian suy nghĩ. Khi xong, tôi sẽ trả lời thầy…Tôi có thể gặp lại thầy ở đâu?
Vị cô nương ấy đội chiếc nón lá rộng vành lên. Cô kéo nó sụp xuống che khuất vùng mắt.
- Mi đã từ chối ý tốt của ta. Hẹn không ngày tái ngộ!
- Ơ...Nhưng còn...!
Nói xong, con người kỳ lạ ấy phủi tà áo rồi bước đi, chẳng ngoảnh lại. Bóng cô dần dần mất hút sau làn khói lam chiều.
Trong lòng bác tôi dấy lên bao ưu tư. Ông nhìn về phía xa xa nơi nhà cụ Quan. Bấy giờ, ông chợt linh cảm, không lâu nữa, sẽ có những chuyện dữ không thể nào tránh...
…
Tại một vùng làng quê cách xa thành thị, ở những năm 90, đèn điện vẫn chưa tới. Tại chốn này, ánh sáng về đêm được thắp lên chủ yếu bởi những ngọn đèn dầu, hoặc từ bếp củi.
Cái đài chạy pin bật lên cũng là lúc đại gia đình cụ Quan quây quần bên mâm cơm tối. Ai cũng vui khi có sự hiện diện của bác tôi. Họ thăm hỏi và ngỏ ý cho mấy đứa trẻ trong nhà theo bác tôi học. Nhưng vì là người khiêm tốn, bác tôi tự nhận bản thân ông còn yếu kém, chưa đủ nghề để truyền dạy cho ai.
Tuy nhiên, trong nhà có duy nhất một người không vui khi thấy sự xuất hiện của bác tôi. Đó là ông Sơn – Một trong ba người con của cụ Quan.
Đôi nét về ông Sơn; Năm nay bốn mươi lăm, là một gã ham mê rượu chè, cờ bạc. Trong bữa cơm, lúc nào ở bàn ông ta cũng có một chai rượu. Tính ông lầm lầm lì lì, hễ mở miệng ra là lại gây hấn với người nhà và xóm giềng. Tuy nhiên, có một sự thật, trước đó ông Sơn không phải con người như vậy, ông từng một thời làm ăn phất lên ở cái nghề buôn gỗ, khi ổn định ông cưới bà Lệ rồi sinh con. Nhưng sau, càng ngày càng nhiều thương lái từ nơi khác đến, họ giành giật và phá hoại, nên việc làm ăn của ông bắt đầu đi xuống. Lúc này cũng cùng thời điểm vợ ông sinh đứa con gái tên Ánh.
Cuối cùng, khi không gồng nổi mớ nợ nần nữa, ông xin cụ Quan cho bán bớt ruộng vườn, đất đai, nhưng cụ không đồng ý. Thế là ông Sơn bắt đầu lao vào cờ bạc để kiếm tiền, tuy nhiên tình hình cũng chẳng khá hơn, chỉ ngày càng đi xuống. Chán nản, ông rượu chè triền miên, không bao lâu, ông trở thành con nghiện.
Mấy năm trở lại đây, gã bợm nhậu này toàn lấy tiền vợ với thằng con trai để tiêu xài và đánh bạc, lâu lâu còn trộm tiền em gái là bà Hợp, mặc dù biết, nhưng bà vẫn chẳng muốn nói đến. Khi say vào, ông thường đánh đập vợ con, nhất là bé Ánh, nó phải chịu đòn triền miên và những câu chửi thậm tệ với ý con gái chỉ mang lại xui xẻo. Không những thế, ông Sơn còn hay gây chuyện với cụ Quan. Nhiều khi say vào ông ta hay chửi đổng, rủa cụ Quan và cụ Cầu mau mau về với tổ tiên để còn được chia gia sản. Đúng là một kẻ khi nói đến chỉ càng thêm đau đầu...
…
Sau bữa cơm, bác tôi về lại phòng nghỉ ngơi. Chỗ cụ Cầu đã có con cháu thay phiên trông coi và chăm sóc. Bác tôi chỉ cần chuyên tâm tìm hiểu bệnh, sắc thuốc và khi nhờ thì có mặt là được.
Ở cái thời này vào ban đêm không gian vô cùng tĩnh mịch. Bác tôi nằm trong phòng, có thể nghe được mọi âm thanh từ bên ngoài vọng vào.
Dưới ngọn đèn dầu hiu hắt, ông lật từng trang sách, miệt mài nghiên cứu tìm hướng trị bệnh cho cụ Cầu.
Với khả năng luận tài tình. Sau một hồi, ông cũng dần tìm ra lối đi. Ông nghĩ bụng, trước mắt nên thử một số loại thảo dược lành tính, cho người bệnh uống và tắm, nếu theo dõi thấy hiệu quả, sẽ tăng lượng sau.
Bài thuốc bao gồm mã đề, hoàng đạn tử, tang bạch bì,...và quan trọng nhất vẫn là lục lặc mã, dùng để trị đàm ẩm tích tụ. Tuy vậy, loại cây này chỉ tìm được ở ven các khúc sông nhỏ, có nhiều cây cối phủ xanh, đây là loài mọc dưới bóng và ưa nước. Bác tôi nghĩ, chắc phải nhờ ai đó đưa đi tìm vì hiệu thuốc vốn không còn loại dược này từ lâu.
Dưới đêm trời trăng thanh gió mát, bác tôi bước ra ngoài sân tản bộ, ngửi mùi hoa nở muộn.
Nhìn về phía các gian đều đã tắt đèn, cảnh vật nơi ngôi nhà bấy giờ trông lạnh lẽo làm sao.
Đi thêm vài bước, bỗng nhiên, bác tôi nghe xa xa có tiếng thở than khóc lóc. Lâu lâu âm thanh ấy lại đột ngột lớn rồi mau chóng chìm xuống.
Lấy làm lạ, bác tôi đưa lắng tai nghe. Theo trực giác, ông biết đó khó có thể là tiếng người bình thường phát ra. Ông quyết định đi tìm thử xem cái thanh âm não nề ấy nguồn gốc là phát ra từ chốn nào.
Bạn đang đọc một tác phẩm được viết bởi tác giả Hoàng Ez – Biên tập Phạm Đào Hoa
Rời khỏi sân trước, bác tôi ra ngoài sau. Âm thanh ngày càng rõ hơn. Ông thấy cuối dãy nhà là một cái kho nằm tách biệt. Nơi ấy có 2 chiếc đèn lồng màu trắng đang đung đưa trước gió. Cạnh đấy còn có cái cây cổ thụ cành lá xuề xòa rậm rạp.
Bác tôi tiến lại gần. Dưới ánh trăng mờ ảo, ông phát hiện trên cánh cửa gỗ, những sợi dây xích và ổ khóa chồng chéo nhau. Thấy lạ, bác tôi đưa mắt lên phía trên, vài ba tờ giấy vàng chữ đỏ nhạt màu được dán chằng chịt.
Ông thử lắng tai nghe, vài ba âm thanh rền rĩ ma quái cứ luân phiên vang vọng va đập từ sau cánh cửa. Ông thầm nghĩ: “Chẳng lẽ...”
- Này cậu Hoàng!
Bác tôi giật bắn cả mình. Ông quay ngay ra phía sau. Mặt ông lúc này tái bệch.
- Cậu ra sau này làm gì đấy? Cụ Quan mà biết, cụ mắng cho đấy!
- À ờ...Tôi xin lỗi...
Ông Hoài cười.
- Không gì đâu. Thôi! Theo tôi ra đằng trước! Mình làm ấm trà rồi nói chuyện. Tôi dạo này bị khó ngủ quá!
Âm thanh kỳ lạ từ cái kho chẳng biết đã tắt hẳn tựa lúc nào. Bác tôi đi theo ông Hoài, nhưng vẫn ngoái đầu nhìn lại, thật sự có gì đó rất bí ẩn...
Ông Hoài là chồng của bà Uyên (Bà Uyên là một trong 3 cô con gái của cụ Cầu). Ông Hoài năm nay ba mươi lăm. Gốc gia đình ông cũng sang giàu, nhưng vì nghe vợ, nên ông mới theo về đây ở rễ. Ông đang quản lý cái bến đò ở khúc sông làng này, chủ yếu vận chuyển hàng và đưa bà con. Ghe thuyền lớn nhỏ, ông có tới cả chục chiếc. Tuy là thế, con người ông Hoài vẫn khá dễ gần, đặc biệt ông ta cũng rất quý mến bác tôi.
- Có hôm phải qua giờ Tý tôi mới ngủ được đó cậu Hoàng. Nằm xuống là đầu óc toàn nghĩ tới công việc.
Ông Hoài châm điếu thuốc rê mời bác tôi.
- À. Cảm ơn anh. Tôi không biết hút đâu. Để tôi xem, chứng mất ngủ thì có đủ nguyên do. Chủ yếu vì tâm căng thẳng hoặc dùng nhiều trà thuốc. Tôi khuyên anh nên giảm lại mấy thứ này…Ừm…Để sáng mai, tôi kê cho anh chút lạc tiên, tầm tang,...Uống vào đảm bảo sẽ hiệu quả.
- Haha. Được vậy thì thật tốt! Cảm ơn cậu Hoàng trước!
Bác tôi đặt chén trà xuống, ông nhìn ra khoảng sân rộng.
- Mà anh Hoài. Tôi muốn hỏi anh, cái kho ấy là như thế nào? Tại sao lại có những âm thanh kỳ lạ phát ra từ trong đấy?
Bỗng, sắc mặt ông Hoài thay đổi.
-Cậu...cậu Hoàng nói gì? Cậu nghe được tiếng gọi của vong hồn à???
Bác tôi nhíu mày.
-Tôi nghĩ anh cũng nghe?
-Không! Không! Từ lúc đến đây sống. Tôi chưa bao giờ nghe thấy gì cả. Tôi chỉ biết được một số điều mà vợ tôi đã kể về cái kho ấy…Và mọi người trong nhà, tuyệt đối không ai được phép lại gần đó, mà...cũng chẳng ai dám lại gần đâu...!
-Ý anh là...?
Ông Hoài kéo liền một hơi thuốc, ông ta nói lí nhí như sợ bị ai đó nghe thấy.
-Thực ra...Cái chuyện này...Người ngoài không được biết đâu. Chỉ cần đưa chuyện này đi rêu rao, cụ Quan sẽ trách tội nặng lắm! Nhưng...Dù sao, cậu Hoàng cũng là người có danh ở vùng này. Tôi tin cậu chỉ chuyên tâm hành y, không “bô bô” với người khác. Vả lại, thời gian tới, cậu cũng sống cùng chúng tôi. Nên, tôi phải kể cho cậu nghe, về cái kho cũ ấy! Để cậu tỏ tường mà còn tránh xa nó…
Ông Hoài bắt đầu thuật lại chuyện về ngôi nhà này.
Khi cụ Quan, cụ Cầu còn trẻ. Họ cùng nhau sinh sống tại phía Đông của làng này. Thời ấy, làng Minh Thị dân cư còn thưa thớt, nên cũng ít ai biết chính xác, lý do tại sao hai cụ giàu lên rất nhanh chóng.
Ông Hoài được nghe vợ kể lại rằng; Ngôi nhà mọi người đang ở hiện tại, trước đây là của một gia đình cũng giàu có tiếng trong vùng, ngang ngửa nhà cụ Quan thời bấy giờ. Tuy nhiên, vì bị cụ Quan và cụ Cầu dùng mối quan hệ thân thiết dụ dỗ góp vốn làm ăn. Mà sau phải giao lại cả căn nhà và toàn bộ gia sản để trả nợ cho hai cụ.
Ngày lăn tay đóng dấu, gia đình kia vô cùng ấm ức vì bị chính những người họ tin tưởng lừa gạt. Lên voi xuống chó, họ biết có sống nữa cũng chỉ thêm tủi nhục và chịu cảnh khốn cùng.
Cả gia đình quyết định thành ma để đời đời kiếp kiếp báo thù nhà cụ Quan. Cha cắn răng b.óp c.ổ con, mẹ ngậm đắng cho con mình u.ống th.uốc đ.ộc. Cuối cùng, hai người họ treo dây vải lên xà rồi thắt cổ t.ự t.ử…
Hôm sau, hai cụ đến lấy nhà thì phát hiện chẳng còn ai sống sót. Trên bàn có để lại một lá thư được viết bằng máu với nội dung sẽ quay lại báo oán truyền kiếp nhà cụ Quan. Biết muốn yên ổn thì chỉ có nhốt vong. Cụ Quan mời thầy cao tay nhất ở núi Lĩnh về làm trấn yểm.
Sau cùng, với tài phép vô biên của mình, những linh hồn mang đầy uất hận kia đều bị lão thầy nhốt trọn vào trong kho. Khi mọi thứ đã hoàn tất, gia đình cụ Quan dọn tới ngôi nhà mới khang trang này mà sinh sống. Và hiển nhiên, họ chẳng gặp bất cứ chuyện gì lạ cả.
Tuy vậy, cụ Quan luôn dặn với con cái và kẻ ở rằng; Cấm tuyệt đối không được lại gần cái kho ấy. Mấy vong dữ mà thoát ra, chúng quật cả cái dòng họ này. Nghe thế, ai ai cũng sợ, chẳng người nào dám bén mảng tới…
Cứ mỗi độ rằm, họ lại thấy cụ Quan và mấy ông giúp việc bưng mâm cỗ lớn tới trước cửa kho. Chính vì vậy, mọi người đều rất tin vào việc ấy. Nhưng còn chuyện cậu Hoàng nghe tiếng phát ra từ cái kho cũ, từ trước tới nay, chưa một ai trong nhà này từng nghe...
Xem tiếp chap 3 : tại đây
Đăng nhận xét