Thế giới cổ đại từng sản sinh ra rất nhiều loài sinh vật đáng sợ và hung tợn gấp nhiều lần so với ngày nay.
1. Trăn Titan
2. Cá sấu khổng lồ (Deinosuchus)
Nhiều người cho rằng, cá sấu ngày nay chính là sự tiến hóa của của những con khủng long thời tiền sử. Nhưng họ không biết rằng, trong thế giới cổ đại những con cá sấu lớn từng đi săn khủng long làm thức ăn chính.
Deinosuchus là một loài đã tuyệt chủng từ lâu, chúng là họ hàng gần của những con cá sấu hiện đại ngày nay. Trong thời kỳ Kỷ Phấn trắng (hay kỷ Creta), kích thước của Deinosuchus lớn hơn bất kỳ con cá sấu hiện đại nào. Chiều dài cơ thể chúng lên tới 12 mét và nặng 10 tấn trở lên.
3. Rồng cổ đại
Những con rồng Komodo được cho là họ hàng thằn lằn trên Trái Đất có kích thước “khủng”. Nhưng so với tổ tiên của chúng, thì rồng Komodo chỉ là những “chú lùn”. Kích thước chính xác của thằn lằn cổ đại hay còn gọi là thằn lằn khổng lồ cho tới nay vẫn còn là điều gây tranh cãi. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, con rồng thời tiền sử dài tới 7 mét và nặng từ 600-620 kg là giống thằn lằn cạn lớn nhất trên Trái Đất. Thực phẩm chính của chúng chính là những loài thú có túi.
4. Đại bàng Haast
Đại bàng Haast từng sống ở đảo Nam của New Zealand ngày nay. Đến nay, con đại bàng lớn nhất trên Trái đất được ghi nhận có trọng lượng 16,5 kg, với sải cánh dài tới 3 mét. Truyền thuyết về những con đại bàng khổng lồ này được người Maori bản địa cho rằng, chúng từng nuốt chửng những em nhỏ vô tội.
5. Siêu cá mập Megalodon
Megalodon là một trong những loài sinh vật biển dữ tợn nhất. Chúng sống ở cuối kỉ Oligocen và kỷ Neogen khoảng 28 triệu -1,5 triệu năm trước. Megalodon có chiều dài từ 16-20 mét và nặng nặng 47 - 103 tấn. Chúng có hàng trăm chiếc răng sắc nhọn, mỗi chiếc dài 18 cm. Con mồi của chúng là những loài cá mập nhỏ hơn, hay cá voi, hải cẩu, hải mã… Các nhà khoa học tin rằng, do nhiệt độ nước thấp hơn hay mực nước biển giảm và các yếu tố khác, đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài cá mập khổng lồ này.
6. Chim khủng bố Phorusrhacidae
Phorusrhacidae là một loài chim ăn thịt và không thể bay lượn từng sống tại khu vực Nam Mỹ từ khoảng 62 triệu - 2 triệu năm trước đây.
Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ cho biết, Phorusrhacidae cao từ 1 – 3 mét có chiếc mỏ quặp giống chim đại bàng ngày nay. Con mồi chính của chúng là một số động vật có vú nhỏ, và đôi khi chúng còn ăn một con ngựa.
Theo Tri Thức Trẻ
Cùng Chủ Đề
- Người sống sót rời khỏi Tam giác Quỷ Bermuda kể lại cảnh tượng kinh hoàng
- Khám Phá những thí nghiệm của các nhà khoa học tự làm với chính mình
- khám Phá Thí nghiệm giấc ngủ của Nga - thí nghiệm tàn độc tạo ra một con quỷ
Đăng nhận xét