Vết bớt trên thân thể là những dấu ấn được lưu lại từ tiền kiếp?

 Những năm gần đây, mặc dù giới khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và sự hình thành của các vết bớt, tuy nhiên đều không có kết quả. Kỳ thực, cái gọi là vết bớt chính là dấu ấn được lưu lại từ tiền kiếp, có rất nhiều bằng chứng đã xác thực điểm này.

Con trai Trương Khắc Cần chết yểu, mang theo dấu vết khi chuyển sinh

Trong “Thái Bình Quảng Ký” có ghi lại: Trương Khắc Cần sau khi trải qua kỳ thi Minh Kinh đã nạp một người thiếp. Ông đối với người phụ nữ này tỏ ra vô cùng sủng ái, nhưng tiếc rằng hai người mãi mà vẫn không có con. 

Gia đình họ từ bao đời nay vẫn thờ phụng Hoa Nhạc thần, mỗi lần cầu khấn đều hết sức linh nghiệm. Mẹ của Khắc Cần liền cầu mong Thần linh ban cho mình một đứa cháu. Quả nhiên, người thiếp này sau đó đã sinh ra một bé trai, đặt tên là Tối Liên, cậu bé rất thông minh.

5 năm sau, Trương Khắc Cần thi đậu Tiến sĩ, rồi cưới một người vợ, nhưng cũng mãi mà vẫn không có con. Mẹ của Khắc Cần lại đi cầu Thần linh một lần nữa và quả nhiên con dâu đã sinh được một bé trai kháu khỉnh. 

Nhưng cũng kể từ đó, đứa trẻ Tối Liên ngày càng ốm yếu đi mà không rõ nguyên do, gia đình lại phải đi cầu trời phù hộ. Đêm đó, mẹ của Khắc Cần nhìn thấy một người đeo một con dấu vàng với dải băng màu tím trên thân nói với bà: 

“Con trai bà trong mệnh không có con, đứa con đầu lòng là do ta đưa tới. Bây giờ lại sinh thêm một đứa trẻ nữa, thì đứa con thứ nhất sẽ không thể giữ được. Ta cũng không còn cách nào”. Nói xong liền cảm ơn những tế phẩm của bọn họ rồi rời đi.

Tối Liên chẳng bao lâu quả nhiên đã qua đời. Trước khi mai táng, người nhà đã lấy chu sa bôi lên cánh tay phải và bôi màu đen trên lông mày của đứa trẻ.

Trương Khắc Cần về sau giữ chức huyện lệnh Gia Manh ở Lợi Châu. Sau khi bãi quan, ông vẫn sống tại Lợi Châu. Một ngày nọ, khi ông đến nhà của Vi Phó quan để xem lại ghi chép nhập ngũ, một cô bé đã bước tới để chào hỏi ông. Trương Khắc Cần nhìn thấy cô bé có gì đó rất giống với Tối Liên. 

Khi về nhà, ông liền kể lại chuyện này với mẹ. Mẹ ông lập tức cho người tới đón cô bé tới nhà mình để xem mặt. Cô bé vui vẻ đồng ý và nói với người nhà rằng: “Đó cũng là nhà của tôi”. Sau khi đến nơi, mọi người thấy trên cánh tay và lông mày cô bé vẫn còn lưu lại những dấu vết từ tiền kiếp. Lúc gia đình cô bé cử người đến đón về, cô bé vẫn tỏ ra lưu luyến không muốn rời đi.

Ký hiệu tái sinh tình mẫu tử


Trong bộ sách “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký”, cuốn thứ 9 có ghi chép một trường hợp chuyển sinh rất kỳ thú. Tác giả Kỷ Hiểu Lam khi còn làm công việc ghi chép của Lễ bộ đã được người trong cuộc kể lại sự việc này, câu chuyện cũng được Binh bộ Thị Lang Thẩm Vân Tiêu viết lên mộ của mẹ ông là phu nhân Lục Thái. Kể rằng, khi bà Lục mới được gả vào nhà họ Thẩm khoảng một năm thì chồng bà qua đời, sau này đứa con trai 3 tuổi cũng đã rời bỏ bà mà đi.

Lục phu nhân đau đớn khóc lóc vật vã rằng: “Ta cố gắng để sống cũng là vì con, giờ đây con chết rồi, ta không đành lòng để miếu nhà họ Thẩm chúng ta tuyệt tự”. 

Khi chôn cất con trai, bà Lục chắp tay hướng lên trời cao, cầu xin ông Trời đừng để nhà họ Thẩm phải tuyệt đường con cháu. Bà Lục dùng chu sa làm dấu đỏ vào tay của con trai đã mất rồi khấn rằng: “Nếu con được đầu thai, thì hãy lấy vết đỏ này làm ký hiệu nhận biết”.

Sự việc này xảy ra vào tháng 12 năm Ung chính thứ 7 (năm 1729). Cũng vào tháng này, một gia đình trong dòng tộc ở gần nhà Lục phu nhân đã sinh hạ được một cậu con trai kháu khỉnh. Trên tay cậu bé có vết bớt màu đỏ rất rõ ràng, hình vết bớt giống như vết đỏ bằng chu sa mà bà Lục đã bôi lên tay con trai mình. 

Sau khi biết tin, bà Lục đã đón đứa bé về nhà họ Thẩm để nuôi dưỡng, trở thành con cháu hậu duệ của Thẩm gia. Cậu bé ấy chính là Binh bộ lang Thẩm Vân Tiêu.

Vết bớt là dấu hiệu của tiền kiếp

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007) là người rất nổi tiếng với công trình nghiên cứu về thuyết Luân hồi trong giới học giả phương Tây. Trong hơn 40 năm nghiên cứu của mình, ông đã tiến hành thu thập và ghi chép các trường hợp tái sinh ở khắp nơi trên thế giới, ghi nhận gần 3.000 trường hợp.

Trong số 10 chuyên tác của Tiến sĩ Stevenson, cuốn “Nguyên nhân tạo ra các vết bớt và dị tật bẩm sinh” đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vết bớt. Các dị tật bẩm sinh cũng như các khuyết tật về thể chất khác đều có thể được coi là dấu hiệu của tiền kiếp. 

Trong các ghi chép của Tiến sĩ Ian Stevenson, có rất nhiều trường hợp mang tính thuyết phục rất cao. Điều này có nghĩa là có thể kiểm chứng ngay tại thời điểm đó. 

Cụ thể, một cậu bé tên Maha Ram ở Ấn độ nhớ mình đã bị sát hại trong kiếp trước bởi một viên đạn ở cự ly gần. Thậm chí, lời kể của cậu có thể giúp Tiến sĩ Stevenson tìm kiếm kết quả khám nghiệm tử thi của người đàn ông được cho là kiếp trước của cậu. Kết quả cho thấy, vết bớt trên ngực của cậu rất tương đồng với vết thương của người đàn ông kia.


Trường hợp thứ hai là một cô bé người Myanmar bị thiếu mất phần dưới chân phải (thiếu xương mác dưới) bẩm sinh. Cô bé kể rằng, kiếp trước cô đã gặp một tai nạn thảm khốc khi bị đoàn tàu lửa cán lên phần chân này. Dị tật bẩm sinh về chứng thiếu xương mác là cực hiếm gặp.

Ở Ấn Độ, một cậu bé từ khi sinh ra đã không có ngón tay trên bàn tay phải nhớ lại trong một kiếp sống, các ngón tay của cậu bị cắt bỏ đi vì cậu đã đưa tay vào máy xắt thức ăn cho gia súc.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, một cậu bé có lỗ tai bên phải bị biến dạng nhớ rằng đã chết do bị bắn ở cự ly gần ngay ở vùng đó của đầu.

Ngoài ra, dấu ấn còn có mục đích khác. Ví dụ, một số người tu hành nhưng chưa thể hoàn thành (đắc đạo) trong một đời, nên sẽ phải tiếp tục tu luyện trong đời sau. Khi đó sư phụ của anh ta (đôi khi là chính anh ta) sẽ để lại một dấu ấn trên cơ thể, như vậy sẽ có thể thông qua dấu ấn này mà tìm thấy anh ta trong kiếp sau.

Những câu chuyện trên cho ta thêm bằng chứng về việc luân hồi chuyển thế. Vết bớt hay những khiếm khuyết trên cơ thể của chúng ta rất có thể liên quan đến ký ức từ tiền kiếp.

Tuệ Tâm (Theo Zhengjian)

Cùng Thể Loại :

Bạn Có Thể Đọc Báo Tại Đây 👇👇:

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn