Hiện tượng cơ thể con người tự bốc cháy dường như là sự kết hợp hoàn hảo của tất cả những “bí ẩn chưa được giải đáp”. Nó tồn tại lâu đời, bí ẩn, kinh hoàng và khó tin nhưng vẫn có dấu vết để theo dõi, bởi vậy mọi người luôn muốn tìm kiếm một lời giải thích hợp lý.
- Hồng Quân Lão Tổ và ba đại đệ tử trong thần thoại Trung Hoa thật ra là những ai?
- Khám Phá những thí nghiệm của các nhà khoa học tự làm với chính mình
- khám Phá Thí nghiệm giấc ngủ của Nga - thí nghiệm tàn độc tạo ra một con quỷ
Vào ngày 2 tháng 7 năm 1951, trường hợp cơ thể con người tự bốc cháy nổi tiếng nhất đã xảy ra ở St.Petersburg, Florida. Vào lúc 8 giờ sáng hôm đó, chủ nhà, bà Carpenter, nhận được một bức điện gửi cho người thuê nhà là Reeser. Bà bước đến cửa phòng của Reeser và định gõ cửa, thì ngay lúc đó lại nhận thấy rằng một đợt nhiệt trào ra ngay tại cửa phòng và tay nắm cửa nóng rực.
Chủ nhà hốt hoảng tưởng phòng bị cháy nên vội tri hô kêu cứu thì được hai thợ sơn đi ngang qua mở cửa giúp. Kết quả là, họ được chào đón bằng một cảnh còn đáng sợ hơn cả vụ cháy.
Góa phụ Reeser 67 tuổi bị thiêu thành tro, cả cơ thể của nạn nhân nhìn như thể vừa bị thiêu trong lò thiêu, nhưng bàn chân đi dép đen của bà dường như không bị ngọn lửa thiêu rụi.
Nhiều đồ vật trong phòng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao của ngọn lửa, trần nhà bị cháy đen, nến và cốc nhựa xung quanh cũng bị chảy.
Vụ việc này đã làm dấy lên sự lo lắng trên diện rộng, và có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân vụ cháy.
Một số người nói rằng Reeser đã bị sát hại bằng một chiếc đèn hàn nhiệt độ cao, một số người khác lại nói rằng bà ta đã bị thổi bay thành tro sau khi ăn chất nổ, và thậm chí còn đề cập đến hiện tượng sét hòn.
Trong khi đó, một số người khác lại đề xuất một giả thuyết mới - hiệu ứng bấc nến Wick effect.
Theo đó, cơ thể người đóng vai trò tương tự thân nến, trong khi quần áo giống như sợi bấc. Khi quần áo bén lửa do tàn thuốc hoặc bụi than từ lò sưởi, lửa sẽ xuyên qua da và đốt cháy lớp mỡ bên dưới, chất béo trong cơ thể người sẽ bắt đầu bị đốt cháy ở nhiệt độ khoảng 250 độ C.
Mỡ được nung ở nhiệt độ cao sẽ thấm vào quần áo, lúc này quần áo giống như bấc nến và mỡ đóng vai trò là sáp nến.
Trạng thái này có thể duy trì ổn định trong 12 giờ hoặc lâu hơn, đủ để đốt xương thành tro.
Đối với các chi và các bộ phận khác không được che chắn bởi quần áo, chúng có khả năng được bảo quản tốt. Và chỉ cần một ngọn nến hoặc một mẩu thuốc lá chưa cháy hết cũng đủ để kích hoạt hiệu ứng này.
Trường hợp củaReeser thì có vẻ như giả thuyết này đã đúng. Vào đêm trước khi vụ án xảy ra, con trai của Reeser đã đến thăm bà và rời đi vào khoảng 8h30. Reeser đã uống hai viên thuốc ngủ và có lẽ là nhiều hơn thế.
Vào khoảng 9 giờ, vợ của chủ nhà nhìn thấy Reeser đang ngồi trên ghế sofa và hút thuốc qua cửa sổ. Toàn bộ vụ án thực ra không có gì bí ẩn, có lẽ Reeser đã ngủ gật trên ghế sofa, và điếu thuốc còn dở đã rơi xuống quần áo, gây ra hiệu ứng bấc nến.
Trên thực tế, hiệu ứng bấc nến cũng là một cách khá hiệu quả để phi tang xác chết trong các vụ án mạng.
Năm 1991, trong một khu rừng gần Mayford, Oregon, hai người đi bộ đường dài đã tìm thấy một thi thể phụ nữ đang bốc cháy.
Thi thể nữ nằm trên mặt đất là một người béo phì, có vết đâm ở ngực và lưng. Khi cảnh sát đến nơi, thi thể người phụ nữ gần như bị thiêu rụi và chỉ để lại lớp bột màu xám trên xương sống và xương chậu.
Kẻ sát nhân đã đổ một lít chất lỏng được dùng để châm lửa nướng thịt lên quần áo của nữ tử thi và châm lửa, điều này kích hoạt hiệu ứng bấc và khiến cho cơ thể của nạn nhân bị đốt cháy và nó cháy trong 13 giờ trước khi bị phát hiện.
Bảy năm sau, giáo sư Hartley từ Đại học Tội phạm học California đã xác minh hiệu ứng bấc nến trên một chương trình truyền hình của BBC.
Anh ta quấn một con lợn chết to bằng cơ thể người trong một chiếc chăn bông, rưới một ít xăng lên rồi châm lửa đốt.
Xăng cháy hết trong vòng 3 phút, sau đó xác của con lợn quấn trong chăn tiếp tục cháy từ từ.
Trong thời gian cháy, ngọn lửa yếu nhưng ổn định, nhiệt lượng tỏa ra không lớn, hầu như môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng, các vật dụng khác trong phòng hầu như không bị làm sao hết.
Cuối cùng, xác của con lợn đã cháy suốt 4 tiếng đồng hồ và sau đó được dập tắt một cách nhân tạo.
Sau khi kiểm tra, khoảng một nửa số thịt lợn đã bị đốt cháy, thậm chí một số xương cũng đã bị đốt thành tro.
Các thí nghiệm đã chứng minh rằng hiệu ứng bấc nến thực sự có thể đạt được hiệu quả đốt cháy tự phát ở cơ thể con người. Và cũng không khó để tưởng tượng cơ thể con người tự bốc cháy đã xảy ra cách đây hai hoặc ba trăm năm như thế nào.
Có lẽ đó là quần áo vô tình bị bắt lửa từ lò sưởi trong lúc say rượu, hoặc có lẽ kẻ sát nhân muốn đốt ngôi nhà và tiêu hủy xác chết.
Hết
Tham Khảo : Lý giải hiện tượng siêu nhiên bí ẩn: Cơ thể con người tự bốc cháy (Phần cuối)
Đăng nhận xét