Lễ cúng 49 ngày là gì, có ý nghĩa như thế nào mà lại quan trọng đến thế và phải chuẩn bị những gì để cúng lễ trong những ngày này.
1. Cúng 49 ngày là gì?
Việc cúng 49 ngày (còn gọi là chung thất, lễ cúng giỗ mở đầu) tuân theo tục lệ của người Việt và là nghi lễ quan trọng không chỉ đối với người còn sống mà còn đối với người đã mất.
Theo Đạo Phật, ngoại trừ những bậc đại giác như Đức Phật, Bồ Tát,… đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi thì chúng ta khi qua đời, sẽ dựa vào phước phần của quá khứ để được "luận tội" là sẽ trở về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, hay nhân và thiên.
Kinh Địa táng nói rằng, người chết sau 49 ngày sẽ được tái sinh vào các cõi khác nhau. Theo đó, trong thời gian 49 ngày đó, vong linh vẫn chưa siêu thoát mà còn ở lại dân gian để chờ định tội xong rồi mới biết linh hồn đó sẽ đi về đâu trong 6 chốn nào. Nếu lúc sống làm nhiều việc thiện, sẽ được đi về chốn an lành, còn nếu làm nhiều việc ác sẽ gặp phải quả báo bị chịu đọa đày trong đau khổ.
Lý do có con số 49 ngày vì lúc này, vong linh của người đã khuất đi qua một điện lớn ở âm ty, trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày thành 49 ngày. Sau 7 tuần tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. Thực tế, có người có thể được tái sinh ngay tại tuần đầu tiên hoặc thứ hai, tùy duyên của họ.
Từ đó, lễ cúng vào ngày thứ 49 được xem như một cột mốc quan trọng của người chết. Trong buổi lễ này người còn sống làm lễ cầu siêu cho người đã khuất để vong linh người chết được siêu thoát về với cảnh giới an lành.
2. Ý nghĩa lễ cúng 49 ngày
- Tiễn người mất sang thế giới khác
Lễ cúng cũng được xem là buổi chia tay, tiễn đưa người mất sang thế giới bên kia. Trong ngày này, người thân cùng về để bày tỏ nỗi lòng mong nhớ thương tiếc đối với người mất, đồng thời cũng mang ý nghĩa tiễn đưa họ sang một thế giới khác, giúp vong linh dễ dàng siêu thoát hơn.
- Giúp linh hồn giảm bớt tội
Lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất giúp linh hồn giảm bớt tội đã gây ra khi còn làm kiếp người, thế nên nó vô cùng quan trọng.
Chúng ta cầu siêu, nói những điều thiện lành là để người đã khuất hướng tâm về cái thiện và được về cảnh giới an lành, tốt đẹp. Việc này có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người đã mất xa rời dục vọng, mong muốn thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.
Chính vì thế, những người còn sống phải tổ chức ngày cúng ngày một cách trang nghiệm và thành tâm để người chết được về với cảnh giới an lành.
Nếu người thân không coi trọng lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất không những làm vong linh khó siêu thoát, sinh ra oán hận trách móc, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến nội bộ gia đình ấy trong tương lai.
Chúng ta thường cho rằng chết là hết, thế nhưng theo đạo Phật thì ta có phần hồn và phần xác, khi chết nghĩa là thân thể sẽ dần bị hủy hoại trên cõi trần, nhưng linh hồn đã tách rời khỏi xác và vẫn tồn tại, đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống.
Do đó, người thân bạn hữu khi đang có cơ hội làm người thì cố gắng làm việc tốt, việc lành với mục đích gieo hạt giống tốt, chuẩn bị cho tương lai của mình từ nay về sau.
Điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Nếu làm đúng cách, người thân còn giúp vong linh giảm bớt được tội, nhẹ nhàng thanh thản siêu thoát về cõi cực lạc. Thế nhưng nên nhớ là ta chỉ hộ niệm tức giúp đỡ được phần nào chứ hoàn toàn không thể gánh hết nghiệp cho người đã mất được.
Hơn nữa, tất cả những gì ta làm thể hiện mong muốn của chúng ta, còn việc vong linh có thức tỉnh hay không thì không thể biết được, do đó, đừng quá kỳ vọng, chỉ cố gắng thực hiện với tâm tốt, an lành là đủ.
Hơn nữa, tất cả những gì ta làm thể hiện mong muốn của chúng ta, còn việc vong linh có thức tỉnh hay không thì không thể biết được, do đó, đừng quá kỳ vọng, chỉ cố gắng thực hiện với tâm tốt, an lành là đủ.
- Nhắc nhở người thân: không phải con người chết là hết
Chúng ta thường cho rằng chết là hết, thế nhưng theo đạo Phật thì ta có phần hồn và phần xác, khi chết nghĩa là thân thể sẽ dần bị hủy hoại trên cõi trần, nhưng linh hồn đã tách rời khỏi xác và vẫn tồn tại, đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống.
Do đó, người thân bạn hữu khi đang có cơ hội làm người thì cố gắng làm việc tốt, việc lành với mục đích gieo hạt giống tốt, chuẩn bị cho tương lai của mình từ nay về sau.
3. Lễ cúng 49 ngày cần những gì?
Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).
Lễ cúng 49 ngày rất quan trọng đối với người đã mất, chính vì thế người thân trong gia đình cần nắm rõ lễ nghi để việc thờ cúng chu đáo, giúp người mất được siêu thoát.
Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây.
Sau đây là danh sách lễ vật cần chuẩn bị:
+ Mâm cơm cúng
+ Hoa, bánh kẹo, trái cây
+ Nhang đèn
+ Tiền, vàng từ 15 sấp trở lên
+ Quần, áo từ 2 đến 3 bộ cho người đã khuất
+ Bài văn cúng tế4. Bài văn khấn cúng 49 ngày
Về cơ bản văn cúng 49 ngày cũng như bài văn cúng lễ Tốt Khốc.
Bạn có thể thay vào cho phù hợp để sử dụng. Bạn có thể tham khảo bài văn cúng 49 ngày như sau:
Ngoài những lễ vật cần chuẩn bị đã nêu trên, trong thời gian diễn ra buổi lễ gia đình thân quyến cần phải đọc bài văn cúng tế để cầu siêu cho người quá vãng. Hoặc trong những ngày cúng tuần thất quan trọng, thân nhân có thể đến chùa thỉnh Chư Tăng về để cúng cầu siêu.
Sau đây là bài văn cúng chung thất Tháp Long Thọ xin chia sẻ đến bạn đọc để tham khảo:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày ………… tháng …………… năm …… âm lịch.
Tức ngày …….. tháng …….. năm ………. dương lịch.
Tại:…………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………….
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời:
Hiển……………………
Hiển…………………….
Hiển…………………….
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
5. Các câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề cúng chung thất:
Cách tính 49 ngày sao cho chuẩn?
Việc xem đâu là ngày đầu tiên của 49 ngày cũng có không ít tranh cãi vì có nhiều người ngày an táng và ngày mất là khác nhau. Có 2 quan điểm chính:
+ Một là làm lễ cúng 49 ngày bắt đầu từ ngày người đó mất.
+ Hai là tính 49 ngày kể từ ngày an táng.
+ Một là làm lễ cúng 49 ngày bắt đầu từ ngày người đó mất.
+ Hai là tính 49 ngày kể từ ngày an táng.
Thời điểm được nhiều người dùng để tính 49 ngày hầu hết mọi người chọn là phương án đầu tiên. Bên cạnh đó, trong Kinh Địa Tạng của phật giáo cũng ghi rõ rằng: “Sau khi chết, bà con, bạn bè, người thân của người đã khuất có được 49 ngày để tạo công đức trên danh nghĩa người chết để giúp họ có được một sự tái sinh chuyển kiếp tốt hơn”. Như vậy cách tính 49 ngày từ ngày chết là hợp lý hơn.
Mâm cơm cúng 49 ngày nên là đồ chay hay mặn?
Theo tinh thần của kinh Địa Tạng, nếu người đó đã mất, người thân lại tiếp tục sát sinh để thờ cúng có họ thì chỉ càng làm tổn hại đến phước phần của người đã khuất mà thôi. Vì thế, để người đã mất dễ siêu thoát hơn thì gia đình cần lưu ý trong ngày giỗ 49 ngày nên kiêng kị việc sát sanh, chỉ nên lựa chọn đồ chay.
Thời gian này mọi người cũng nên làm nhiều điều thiện và không được sát sinh để giúp cho vong hồn người đã khuất sớm được siêu thoát.
Thời gian này mọi người cũng nên làm nhiều điều thiện và không được sát sinh để giúp cho vong hồn người đã khuất sớm được siêu thoát.
Việc cúng cơm sau 49 ngày?
Kết thúc 49 ngày thì thường các linh hồn của người đã mất sẽ siêu thoát vì thế không còn phải chuẩn bị lễ cúng như trước đây.
Thế nhưng, ngày giỗ hằng năm thì cần chuẩn bị mâm cúng giỗ để tưởng nhớ về người đã khuất. Tuy nhiên không nên quá câu nệ vào hình thức, chỉ cúng lễ đơn giản, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người còn sống.
Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt.
Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực…
Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng. Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.
Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính.
Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.
Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để “cầu siêu” cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh.
Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.
Thế nhưng, ngày giỗ hằng năm thì cần chuẩn bị mâm cúng giỗ để tưởng nhớ về người đã khuất. Tuy nhiên không nên quá câu nệ vào hình thức, chỉ cúng lễ đơn giản, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người còn sống.
Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt.
Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực…
Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng. Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.
Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính.
Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.
Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để “cầu siêu” cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh.
Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.
Sau 49 ngày người chết đi về đâu?
Trong thời gian 49 ngày người mất đang rất đau khổ khi biết mình đã mất nên họ còn quyến luyến với nhân gian và còn nhiều việc phải làm và trả nhiều nợ nần trên đời.
Sau 49 ngày mất đa số người mất sẽ được đầu thai chuyển kiếp, thế nhưng vẫn có không ít người không muốn rời trần thế nên họ vẫn ở lại và cảm thấy bị lạc lối hoặc nhiều nghiệp ác hay người mất ngoài đường không về nhà được thường không được siêu thoát cho nên họ vẫn sống vất vưởng và phải chịu cực khổ.
Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?
Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?
Nhiều người tò mò không biết có nên gọi hồn người đã khuất không? Câu trả lời là không, hãy để cho người chết được thanh thản.
Do vậy khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm cầu nguyện và tạo phước. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, ta có biết họ siêu thoát hay không cũng không làm được gì. Cho nên không cần gọi hồn hay các phương pháp tương tự để tránh mê tín dị đoan.
6. Những lưu ý khi tổ chức nghi lễ 49 ngày
Trong quá trình tổ chức nghi lễ, gia đình cần chú ý rất nhiều điều để tránh những điều xui rủi ảnh hưởng không tốt đến người đã mất và gia đình người mất trong tương lai. Điều quan trọng nhất khi tổ chức lễ cúng 49 ngày cho người mới mất đó là tấm lòng của người thân con cháu, dù lễ bạc nhưng nếu tấm lòng thành tâm thì vẫn tạo được phước báu cho vong linh.
Khi tổ chức nghi lễ, để tỏ lòng thương nhớ đến người mất không nên mặc đồ quá sặc sỡ, vui đùa quá trớn, nói chuyện rầm rì to nhỏ lúc sư thầy đọc kinh. Việc làm này vừa không tôn trọng người chủ trì nghi lễ, lại không có lòng thành tâm thương nhớ với người đã khuất.
Tuyệt đối không tranh giành, tị nạnh cãi nhau, nếu để người mất thấy được họ sẽ đau lòng không nỡ siêu thoát, thấy cảnh gia đình hòa thuận giúp đỡ nhau vong linh cũng an tâm đi về miền cực lạc. Khi dâng cơm cúng cho người mất nếu cúng xôi chè rất dễ bị ruồi bay quanh bu vào, cần cắt cử người trông nom đuổi ruồi để mâm cúng được sạch sẽ.
Nên dọn nhà gọn gàng sạch sẽ, không để phòng thờ cúng quá nhiều đồ đạc, bẩn thỉu, bởi việc làm này thể hiện việc không tôn trọng hương linh người đã khuất.
Trước và trong lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất, cần liên tục đốt nhang đến qua đêm, việc làm này khá nguy hiểm nếu không có người chờ trực vì rất dễ xảy ra cháy nhà nếu nhang vô tình rớt vào khăn giấy để gần, cần hết sức lưu ý điều này. Chú ý nên sử dụng nhang sào, nhang cây để đốt tránh việc để nhang tắt quá lâu.
Từ lúc mất, an tang xong cứ đến 7 ngày gia đình phải hóa lễ cho người mất một lần, ngày thứ 49 cũng vậy. Lưu ý khi sắm lễ tiền vàng, áo quan phải sắm đủ bộ để vong linh được đầy đủ no ấm, lúa hóa lễ, chú ý đốt từng ít một để giấy cháy hết, không nên đốt nham nhờ bởi người dưới cũng không dùng được nếu cháy không hết.
Ngoài ra, sau khi mất, nhiều người mong rằng người mất đi sẽ báo mộng cho gia đình, nếu mộng thấy điều không tốt hay không nằm mộng thấy gì thì đâm ra lo lắng, không biết người mất còn gì trăn trối nữa không. Thực tế, cũng có những trường hợp báo mộng cho người nhà, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp do gia đình nghĩ quá nhiều về người mất mà sinh ra ảo mộng.
Bởi vậy, không nên tìm cách lý giải giấc mơ hay tìm các thầy bà luận số, cách tốt nhất gia đình nên làm là nhang đèn đầy đủ, chú ý chuẩn bị tươm tất cúng lễ các dịp cho người quá cố. Sau lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất, trong cuộc sống thường nhật, làm nhiều việc thiện, đọc kinh, ăn chay ngày rằm mùng một để hồi hướng cho vong linh, đó là cách tốt nhất để tạo phúc báo giúp vong linh siêu thoát nhẹ nhàng.
Nếu bạn theo đạo Phật, việc đưa vong linh nương nhờ cửa Phật để vong linh hàng ngày được nghe giảng đạo, hưởng hương khói của những phật tử cúng dường cũng là cách giúp vong linh siêu thoát nhẹ nhàng hơn.
Từ những thông tin được chia sẻ trên bài viết nhắc nhở chúng ta hai điều vô cùng quan trọng. Thứ nhất lúc còn sống hãy biết cách ăn ở, đối nhân xử thế biết trên dưới, sống tạo nhiều điều lành làm việc thiện, yêu thương nhân loại để mai này nếu có mất đi, cũng có người thương tiếc mà chú trọng tổ chức lễ cúng 49 ngày cho bạn.
Thứ hai nếu bạn là thân nhân hãy tổ chức lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất tươm tất chu đáo đồng thời làm nhiều việc thiện để tích đức cho bản thân và tạo phước báu cho vong linh đã khuất. Chúc bạn luôn sống an nhiên và an lạc!
Đăng nhận xét