Tang lễ là thời điểm đau buồn nhất của mỗi gia đình vì sắp phải tiễn biệt người thân đã mất. Tuy rằng “tang gia bối rối” nhưng gia chủ và những người tham dự cũng không nên bỏ quên 1 số những điều về lễ nghi, hay những điều cần kiêng kỵ cần tuân thủ. Sau đây, mời bạn đọc cùng Abler tìm hiểu về những điều cấm kỵ trong đám ma.
Những điều cấm kỵ trong đám ma đối với người tham dự đám tang
Đầu tiên là về trang phục, khi tham dự 1 đám tang đưa tiễn người đã khuất, bạn tuyệt đối không nên mặc những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu dáng lố lăng. Tốt nhất là nên lựa chọn quần áo màu đen trắng, trang điểm đơn giản và không nói cười ầm ĩ.
Những người là phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ hay những người bị chó dại cắn không nên dự lễ an táng hay cải táng vì có thể sẽ bị nhiễm hơi lạnh khiến cơ thể bị ốm bệnh. Nếu trong nhà có người già, trẻ nhỏ, người đang mang thai mà ở gần nhà có đám tang thì hãy đốt vỏ bưởi và bồ kết ở ngay trước cổng để trực uế khí.
Không để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Nếu để ý thì có thể nhận thấy chó, mèo tại những gia đình có người qua đời đều được nhốt lại, không cho phép tiến lại gần thi hài. Có thể bạn sẽ cho rằng đây là vì để tránh gây hỗn loạn. Thực chất thì đúng là để tránh gây “hỗn loạn” vì nếu như bị chó, mèo nhảy qua thì sẽ bị hiện tượng “quỷ nhập tràng” (người chết bật dậy bắt người).
Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
Khóc là 1 cách thể hiện niềm xót thương của người ở lại đối với người đã khuất. Tuy nhiên, nếu đang trong thời gian khâm liệm thì không nên rơi nước mắt vì điều này sẽ khiến con cháu gặp khó khăn trong làm ăn. Cho nên, dù có thương tâm đến đâu thì cũng không được để cho nước mắt nhỏ vào thi hài.
Đi chậm rãi khi khiêng linh cữu
Thi hài của người đã khuất nên được nằm yên, ngoài lúc chuyển cữu ra thì nên nhẹ chân nhẹ tay để không gây ảnh hưởng đến. Vì thế, khi khiêng linh cữu cần phải hết sức cẩn thận và cần di chuyển chậm để thể hiện sự lưu luyến với thân nhân đã qua đời.
Không quay đầu lại khi ra về
Sau khi đã hạ táng, người đi đưa tang cần đi 1 mạch ra về tuyệt đối không được quay đầu lại.
Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ
Để tang ông bà, cha mẹ… là 1 hình thức để bày tỏ sự thương tiếc và kính trọng đối với người đã khuất. Tùy theo quan hệ giữa các thế hệ mà tang kỳ sẽ dài ngắn khác nhau và lâu nhất là 3 năm. Trong thời gian này, người để tang sẽ không tổ chức cưới vợ, gả chồng. Tuy rằng ngày nay thì quy định này đã lơi lỏng hơn trước nhưng cũng nên đợi cho đến sau giỗ đầu.
Khi chôn cất
Không mặc đồ của người tham gia chôn cất cho người đã mất vì như thế người mất sẽ mang đi 1 phần của người đó. Khiến cho người tham gia chôn cất có thể bị ngớ ngẩn, mắc chứng hay quên. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng đồ của người đã khuất như: giường, quần áo, giày dép…
Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng
Nếu để ý, quan sát thì bạn có thể thấy các đám cải táng hay còn gọi là sang cát đều được thực hiện vào buổi đêm, sáng sớm khi mặt trời chưa lên. Bởi có nhiều trường hợp thi thể sau khi chôn cất nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn và nếu như bị sánh nắng chiếu vào thì sẽ bị rữa và teo lại ngay.
Quan tài không dùng gỗ cây liễu
Cây liễu là loài cây có hạt, nếu làm quan tài bằng gỗ cây này thì sẽ có thể sẽ không có người nối dõi tông đường. Tốt nhất, chúng ta nên chọn quan tài được làm bằng gỗ tùng hoặc gỗ bách.
Lựa chọn nơi để chôn cất
Theo quan niệm của văn hóa phương Đông xưa kia, vị trí chôn cất gia trưởng, người đã khuất trong gia đình có thể ảnh hưởng đến vận mệnh, phúc họa của con cháu đời sau. Để nhận được sự phù hộ của tổ tiên, gia đình có người mất cần tránh những nơi hạ táng như:
- Nơi có tảng đá lớn
- Bờ cát hay nơi có dòng nước chảy xiết
- Nơi hoang vu, hẻo lánh
- Đỉnh núi vắng vẻ, cô độc
- Khu vực xung quanh các nơi thờ tự như: đền, chùa, miếu, miện
- Nhà tù
- Đồi núi có địa hình hỗn loạn
- Nơi có cảnh sắc u sầu
- Nơi ẩm ướt hay địa hình không ổn định
Trên đây là những điều cấm kỵ trong đám ma mà gia chủ và người tham dự cần làm theo để tang lễ được diễn ra suôn sẻ. Abler hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với cuộc sống của bạn.
Đăng nhận xét