Hầu đồng là gì ? các nghi thức hầu đồng

 Hầu đồng còn gọi là lên đồng hay là hầu bóng. Đây là một hiện tượng tâm linh, một nghi lễ chứa đựng nhiều “bí ẩn” vì vậy mà nhiều người coi đây là trò “mê tín” và “nhố nhăng”. Tuy nhiên, đó chỉ là hiểu biết của những người chưa tìm hiểu về hầu đồng. 

Thông qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nghi thức lên đồng cũng như nghệ thuật hát chầu văn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

1. Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ sử dụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,…Nó là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các bà đồng, ông đồng. Các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác của những người này trong trạng thái tâm linh ngây ngất nhằm phán truyền, chữa bệnh, diệt trừ tà ma, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Nghi lễ sẽ mang những đặc điểm và sắc thái khác nhau như đền Suối Mỡ (Lục Nam), đền Nguyệt Hồ (Yên Thế),… Đặc điểm này được thể hiện ở việc thờ các vị thánh trong đền.



Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ nhập vào giáng đồng (ông đồng, bà đồng để làm việc quan. Các ông đồng, bà đồng làm nghi lễ nhảy, múa, phán truyền, ban lộc qua tiếng hát văn và nhạc cung văn. Mỗi vị thánh nhập vào sẽ được gọi là một giá đồng. Trong nghi lễ lên đồng sẽ thường có rất nhiều giá đồng, có thể lên tới 36 giá. Tùy theo nghi lễ có ít hay nhiều, nhưng mà ít khi lên đến 36 giá.

2. Hầu đồng diễn ra ở đâu?

Nghi lễ này thường diễn ra nhiều dịp trong một năm, tại các đền, phủ. 

  • Hầu xông đền (diễn ra vào sau lễ giao thừa năm mới)
  • Lễ Hầu Thượng Nguyên (diễn ra vào tháng giêng)
  • Hầu nhập Hạ (diễn ra vào tháng tư)
  • Lễ hầu Tán hạ (diễn ra vào tháng 7)
  • Lễ hầu tất niên (diễn ra vào tháng chạp)
  • Lễ Hạp ấn (diễn ra vào 25 tháng chạp hàng năm).

Hai lễ hầu quan trọng nhất trong một năm là vào tháng 3 và tháng 8. Vào tháng 3 là ngày giỗ của Thánh Mẫu. Tháng tám là ngày giỗ của vua cha Đức Thánh trần, Bát Hải,… và tuỳ theo ở mỗi đền, Phủ hay mỗi ông đồng, ba đồng trong năm còn làm nhiều lễ hầu riêng như: lễ hầu bản mệnh, lễ hầu quan Tam Phủ, lễ hầu Cô Bơ, lễ hầu Quan Trần Triều, lễ hầu ông Hoàng Bẩy, đức vua cha,…

3. Nghi thức nghi lễ

Thần linh nhập vào ông đồng, bà đồng, lúc này họ không còn là mình nữa, mà là hiện thân của vị thần. Người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này (hát chầu văn). Mục đích là để cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

Người đứng giá hầu bóng gọi là Thanh Đồng. Nếu là nam giới thì được gọi là “cậu”, là nữ được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”.

Trước khi hầu, Thanh Đồng phải thông qua người chủ Đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh. Lễ chúng sinh có đồ lễ được đặt trên mâm, như tiền lá vàng, thỏi bạc, quần áo, cháo và các loại bánh… để cúng các vong, hồn vất vưởng không có nơi nương tựa. 

Trong buổi trình, ông đồng, bà đồng đều có người giúp việc đặc biệt là hầu dâng và cung văn. Họ giúp các công việc như thắp hương, thay lễ phục sau mỗi giá đồng, dâng các đồ trang phục.

Trang phục của người hầu đồng là áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp (là nam), mũ, áo dài (là nữ). Còn cung văn không thể thiếu trong lễ lên đồng. Là người chơi nhạc và hát ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ gồm có sáo, phách, đàn, trống,… Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp khi Thánh thăng, Thánh giáng,…

4. Kết luận

Hầu đồng tuy mang nhiều nét đặc trưng của người Việt Nam, tuy nhiên nó không phải là độc nhất. Nó là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến trên hành tinh ở các dân tộc, có từ thời kỳ xã hội bộ lạc.

BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn