Bí ẩn: Hóa thạch người tí hon 600 triệu năm tuổi được tìm thấy tại Nam cực.

 Một nhóm nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy 2 bộ xương hóa thạch của một chủng người tí hon tại dãy núi Whitmore, Nam Cực. Điều đáng chú ý là những bộ xương này có niên đại lên đến 600 triệu năm tuổi. 




Theo The National Reporter, nhóm các nhà cổ sinh vật học của Mỹ tình cờ phát hiện những hóa thạch này khi đang tìm kiếm bằng chứng để chứng minh loài khủng long từng sinh sống ở Nam Cực trước khi lục địa này tách khỏi châu Phi và Nam Mỹ, rồi trôi dạt về phía Nam đến vị trí hiện nay.

Những hóa thạch họ tìm thấy đã khiến họ kinh ngạc, vượt quá sức tưởng tượng, không chỉ bởi hình dạng mà còn bởi niên đại của chúng.

Tiến sĩ Marly thuộc Đại học Cambridge, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra các hóa thạch và xác định rằng chúng có niên đại ít nhất 600 triệu năm tuổi”.

Tiến sĩ Marly cho biết thêm: “Bộ xương đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy được giấu sâu bên trong các lớp của một tảng đá trầm tích lớn vỡ ra từ sườn núi. Căn cứ vào loại đá và tuổi của nó, chúng tôi chắc rằng nó rất có thể sẽ chứa một số hóa thạch.” 

Bộ xương hóa thạch đầu tiên mà họ tìm thấy chỉ cao chưa đầy 30cm. (Ảnh qua archaeology-world.com)

“Khi tiến hành tách mở tảng đá ra, chúng tôi hoàn toàn bối rối trước những gì nhìn thấy. So với thời điểm xuất hiện hóa thạch động vật có xương sống thì hóa thạch lần này có tuổi đời cách đó hàng triệu năm. Nó là một bộ xương hoàn chỉnh. Hơn nữa nó còn là một bộ xương người.”

“Bộ xương thứ 2 là một mẫu vật rất tốt cho nghiên cứu. Không giống như bộ đầu tiên, bộ xương thứ 2 nằm ở tư thế duỗi thẳng hoàn toàn với độ chi tiết tuyệt vời”.

Bộ xương thứ hai được bảo quản rất tốt và hiển thị khá chi tiết. (Ảnh qua archaeology-world.com)

Ông Marly nhận định: “Rõ ràng từ dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi về những bộ xương này cho thấy rằng, chúng chắc chắn là người chứ không phải một loài linh trưởng. Họ là ai, dân số của họ lớn đến đâu, và liệu công nghệ của họ có tiên tiến hay không vẫn còn là một bí ẩn”.

Các hóa thạch sau đó được chuyển đến Viện nghiên cứu của đại học quốc gia ở Washington DC để phân tích thêm.

Tờ National Reporter cũng nhấn mạnh rằng những bộ xương người hóa thạch tí hon này không phải là hài cốt của người ngoài hành tinh.

Nếu chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, 600 triệu năm trước loài sứa mới bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất, khi đó con người vẫn chưa tồn tại. Thậm chí ngay cả khủng long cũng chưa xuất hiện. Vậy tại sao lại có những bộ xương người kỳ lạ này? 

Không những thế, đây không phải lần đầu tiên xương người tí hon được tìm thấy trên Trái Đất. Trước đó, những di thể và di tích liên quan đến chủng người bé nhỏ này đã được phát hiện ở nhiều nơi khiến người ta không khỏi kinh ngạc.

Những chứng tích khác về người tí hon

Hóa thạch người tí hon được tìm thấy tại một thành phố bỏ hoang trên sa mạc Atacama ở Chile. (Ảnh: siriusdisclosure.com)

Năm 2003, tại một thành phố bỏ hoang trên sa mạc Atacama ở Chile, ông Oscar Munoz đã phát hiện một bộ xương người tí hon có hình dáng kỳ dị, chỉ dài 13 cm.

Bộ xương sau đó được đưa đến xét nghiệm tại Đại học Stanford. Kết quả cho thấy xác ướp tí hon này không phải là đồ giả, cũng không phải một bào thai trẻ em, mà thuộc về một chủng người tí hon nào đó chưa từng biết đến. 

Điều đặc biệt là xác ướp này vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, với tủy xương và các cơ quan nội tạng như phổi và một phần tim. Chỉ có điều toàn bộ cơ thể bị khô quắt lại. Kết quả xét nghiệm cho thấy người này có tuổi thọ khoảng 6-8 tuổi.

Một trường hợp khác là vào năm 1932, Cecil Main và Frank Carr đã có một phát hiện chấn động khi đang đào vàng ở dãy núi San Pedro, bang Wyoming, nước Mỹ. Đó là tìm thấy xác ướp một người lùn.

Xác ướp này ngồi ngay thẳng, cao khoảng 18cm, có hộp sọ phẳng, làn da sậm màu. Dựa trên kích thước và đặc điểm của xác ướp này, một số người cho rằng đây có thể là thành viên của tộc người tí hon Nimerigar trong truyền thuyết ở Mỹ. 

Xác ướp người lùn ở ở dãy núi San Pedro. (Ảnh qua Atlas Obscura)

Không chỉ phát hiện di thể người tí hon, năm 1946, các nhà khảo cổ học Iran còn tìm thấy cả một thành phố của người lùn có niên đại 5.000 tuổi. Di tích này nằm bên trong thành phố Shahdad, thuộc tỉnh Kerman, Iran.

Trong giai đoạn 1948 – 1956, nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành tại đây. Sau khi khai quật, người ta đã phát hiện nhiều nghĩa trang, các lò luyện đồng, cùng vô số di vật bằng gốm, bằng đồng từ thiên niên kỷ 2 và 3 TCN.

Ngoài ra, trong thành còn có nhiều cửa hàng, khu dân cư trong đó là nơi sinh sống của thợ kim hoàn, thợ thủ công và nông phu… Hơn 800 ngôi mộ cổ đã được khai quật.

Xác ướp 17 tuổi và bí ẩn nền văn minh 5.000 năm của thành phố người lùn
Toàn cảnh Thành phố của Người lùn Makhunik ở Iran (ảnh: ISNA).

Các cuộc khảo sát còn tiết lộ cư dân nơi đây đã di tản khỏi khu vực do hạn hán vào 5.000 năm trước và chưa bao giờ quay trở lại. 

Sau vụ khám phá thành phố của người lùn ở Shahdad, còn rộ lên tin tức về việc phát hiện một di thể người lùn. Có người đã phát hiện một xác ướp người lùn với chiều cao 25 cm. Sau đó, Ban Di sản Văn hóa tỉnh Kerman và cảnh sát đã phối hợp để xác định tình trạng của xác ướp này. Kết quả cho thấy xác ướp thuộc về một người 17 tuổi.

Xác ướp người lùn ở Shahdad. (Ảnh qua akssss.ir/)

Những khám phá trên đã đặt ra một thách thức lớn cho thuyết tiến hóa của Darwin, đồng thời tiết lộ sự tồn tại chân thực của những sinh mệnh mà chúng ta từng nghĩ chỉ có trong tiểu thuyết, cũng như đặt lại câu hỏi về nguồn gốc của loài người.

Mời bạn xem Video dưới này để rõ hơn



BÌNH LUẬN

Mới hơn Cũ hơn